Sự chuẩn bị về các chứng cứ pháp lý của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 123 - 130)

3.3. Giải pháp cho Việt Nam để sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế

3.3.2. Sự chuẩn bị về các chứng cứ pháp lý của Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới thừa nhận nhiều nguyên tắc về chiếm hữu đối lãnh thổ. Trong đó phổ biến là nguyên tắc về quyền phát hiện và nguyên tắc chiếm hữu thực sự. Nguyên tắc về quyền phát hiện về cơ bản là việc một quốc gia phát hiện ra một lãnh thổ vô chủ và để lại dấu vết của họ trên đó. Nguyên tắc chiếm hữu đặc biệt theo tuyên bố của Viện pháp luật quốc tế Lausanne bao gồm các nội dung chính như sau:

- Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành.

- Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hịa bình một vùng lãnh thổ vô chủ hoặc đã được một quốc gia phát hiện nhưng chủ động từ bỏ.

- Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

- Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.

Vì vậy, để chứng minh chủ quyền của một quốc gia với một vùng lãnh thổ nhất định nào đó, các quốc gia cần phải chứng minh được theo hai căn cứ trên – tức là quốc gia đó phát hiện ra lãnh thổ đó hay thực hiện chiếm hữu thực sự trên lãnh thổ đó.

Tình hình Biển Đơng tồn tại rất nhiều tranh chấp như đã phân tích ở trên. Các tranh chấp diễn ra giữa một số nước trong khu vực Đông Nam Á với nhau và với Trung Quốc. Các nước Đơng Nam Á đã có lịch sử lâu đời gắn bó, đồn kết và rất thiện chí giải quyết hịa bình các tranh chấp để tạo dựng một khu vực ASEAN thịnh vượng. Hiện nay, vấn đề tranh chấp biển nổi bật nhất

là tranh chấp biển giữa một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc. Đối với Việt Nam, vấn đề chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vấn đề trọng tâm nhất và cũng là vấn đề cần cân nhắc nhất để giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế.

3.3.2.1. Chứng cứ lịch sử của Việt Nam

Để chứng minh được chủ quyền của mình đối với lãnh thổ nhất định, người ta quan tâm đến quốc gia nào phát hiện ra lãnh thổ đó. Và để chứng minh thì cần phải có các chứng cứ lịch sử, chứng cứ lịch sử là các tài liệu, văn bản được xác từ khi chưa có tranh chấp và nó hồn tồn mang tính khách quan nhất. Chứng cứ lịch sử là chứng cứ có giá trị chứng minh rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền quốc gia. Nó tồn tại khơng nhằm mục đích xác lập chủ quyền cho bất cứ một quốc gia nào. Các chứng cứ lịch sử có thể là các tấm bản đồ, các tác phẩm văn học hay các văn kiện pháp lý quốc tế được thực hiện ở giai đoạn lịch sử trước đó.

Cụ thể, đối với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hồng Sa và Trường Sa thì các chứng cứ lịch sử Việt Nam cần phải chuẩn bị bao gồm:

Thứ nhất là các bản đồ về Hoàng Sa và Trƣờng Sa

Hiện nay, trong tất cả các văn bản pháp lý quốc tế hay trong các phán quyết của các Tòa án quốc tế chưa quy định về việc chứng cứ nào có giá trị trong việc khẳng định chủ quyền. Tuy nhiên, qua thực tế xét xử của các Tòa án, có thể khẳng định bản đồ có giá trị như chứng cứ trong vụ tranh chấp phải là những bản đồ được phát hành một cách chính thức của nhà nước, thể hiện lãnh thổ mà quốc gia đó thừa nhận là đang có chủ quyền, hoặc khơng có chủ quyền. Đối với các tư liệu, bản đồ có thể sao chụp lại để sử dụng làm chứng cứ thì phải có cơng chức hoặc có dấu chứng nhận của các cơ quan lưu trứ tài liệu đó. Việt Nam chúng ta hiện có rất nhiều bản đồ lịch sử thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải lựa chọn được các bản đồ vẽ lại chi tiết, cụ thể và có tính xác thực cao. Có thể đơn cử một vài bản đồ như tập bản đồ “Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư”, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng”. Đây là tài liệu thể hiện chính xác về hình thể, vị trí cũng như đặc tính của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tài liệu này hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

Bản đồ Đại Nam nhất Thống Toàn Đồ (1840) được vẽ vào thế kỷ XVIII hoặc đầu thế kỷ XIX (giai đoạn triều đình nhà Nguyễn). Bản đồ này cũng thể hiện tương đối đầy đủ tình hình bờ biển – biển Đông – hải đảo Việt Nam đương thời. Cụ thể, bản đồ thể hiện khá rõ quần đảo Hoàng Sa (được gọi là Vạn Lý Hoàng Sa) và Trường Sa (được gọi là Vạn Lý Trường Sa) bao gồm vị trí, tên một số đảo chính, tình trạng địa lý, …

Ngồi các bản đồ do người Việt Nam vẽ phải kể đến các bản đồ do các nước khác vẽ và khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Bản đồ Trịnh Hòa hàng hải đồ do Thái giám Trịnh Đồ vẽ Biển Đông từ biên giới hải phận Việt Trung đến cửa khẩu Quy Nhơn. Từ năm 1405 – 1433, Trịnh Hòa bảy lần chỉ huy hạm đội vượt qua Đông Nam Á sang Ấn Độ Dương, qua Tích Lan (nay là Xri Lanka), Ấn Độ, vào Biển Đỏ và xuống bờ biển Đông Phi. Ông đã ghi ký sự và vẽ lại bản đồ cuộc hành trình này. Sơ đồ vẽ khá rõ từ biên giới Việt - Trung qua cửa khẩu sông Hồng, xuôi bờ biển miền Trung tới cửa khẩu Quy Nhơn. Trịnh Hòa mặc nhiên thừa nhận Giao Chỉ dương tức là Biển Đông và các đảo thuộc Biển Đông thuộc chủ quyền Giao Chỉ quốc tức là Đại Việt ta.

Thứ hai là các tác phẩm văn học, lịch sử

địa lý ghi nhận chủ quyền của Việt Nam ở Hồng Sa, Trường Sa, trong đó có cả các học giả trong nước cũng như học giả nước ngoài. Cụ thể:

- Quyển Compendio di Geografia (Địa lý thế giới) của Adriano Balbi, nhà nghiên cứu địa lý lừng danh nước Ý. Quyển sách đã xác nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về An Nam. Ở những trang 437 – 438 có ghi chép tỉ mỉ về vương quốc An Nam, trong đó xác định rõ biên giới với các quốc gia Trung Quốc và Xiêm La. Phần cuối ghi rõ: “Thuộc về đế chế này cịn có quần đảo

Hoàng Sa (Paracel), quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên) và quần đảo Côn Sơn (Côn Đảo)”. (…)

- Cuốn Geografia Fiscia e Politica của Luigi Galanti (tập 3) bản in lần thứ 5 tại Napoli năm 1834 được lưu giữ tại Thư viện Biblioteca Walter Bigiavi dell’Università degli studi di Bologna ở Bologna và thư viện Biblioteca. Trang 197 và 198 có đoạn: “Cuối cùng, chúng tơi phải nói tới một

mê cung các hịn đảo nằm ở phía đơng của Đàng Trong có tên gọi là Hồng Sa bao gồm các đảo đá nhỏ và vùng nước nông… Chúng thuộc quyền cai trị của vương quốc An Nam cũng như quần đảo Pirati ở Phía Đơng của Đàng Ngồi (Tonchino)”

- Cuốn sách “Phủ biên Tạp Lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời Nguyễn khi ông được bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, ghi chép rõ Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa thuộc phủ Quảng Ngãi).

Ngoài ra các sách khác thời Nguyễn như Lịch triều Hiến chương loại chí (1821), Hồng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876), Đại Nam nhất thống chí (1882) cũng có những mơ tả tương tự về Hồng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Qua các sách của lịch sử, địa lý khơng chỉ của Việt Nam mà cịn cả của các nhà hàng hải, giáo sỹ phương tây, từ lâu và liên tục trong mấy trăm năm,

từ triều đại này đến triều đại khác, nhà nước Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ ba là các văn kiện và chứng cứ pháp lý

Sau thời kỳ phong kiến, thực dân Pháp vào đơ hộ nước ta và từ đó nước Pháp cũng tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1951, Trưởng đoàn đại biểu của Chính quyền Bảo Đại Trần Văn Hữu tuyên bố tại Hội nghị San Francisco về việc ký hòa ước với Nhật Bản, rằng từ lâu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ nước Việt Nam: “… và cũng cần phải dứt khoát lợi dụng mọi cơ hội để dập tắt mầm mống của các tranh chấp sau này, chúng tơi khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tơi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Tuyên bố này không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của

51 quốc gia tham dự Hội nghị [39].

Và sau này cả Chính phủ Sài Gịn và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Trong đó phải kể đến các văn bản:

Thỏa ước phân định ranh giới ngày 26/6/1887 giữa Pháp và Trung Hoa về việc phân định ranh giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa thể hiện các đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ của nước An Nam;

Tun bố của Tồn quyền Đơng Dương ngày 08/03/1925 về việc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp tại Đông Dương;

Dụ ngày 30/03/1930 của vua Bảo Đại sáp nhập Hoàng Sa và địa hạt của tỉnh Thừa Thiên;

(…)

Sau khi Nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như:

- Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977;

- Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam năm 1982;

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1982;

- Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 năm 1994 về việc phê chuẩn UNCLOS 1982;

- Luật Biên giới quốc gia năm 2003; - Luật biển Việt Nam năm 2012.

Về quản lý hành chính năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay huyện đảo Hồng Sa thuộc tỉnh Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hịa.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc trong các cơng hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc trong các hội nghị của tổ chức Khí tượng Thế giới ở Geneve (tháng 6/1980), của Đại hội địa chất thế giới ở Paris (tháng 7/1980)…

Nhà nước Việt Nam tuyên bố các “sách trắng” về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định hai quần đảo này là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ các quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của pháp luật và thực tiễn quốc tế.

3.3.2.2. Chứng cứ từ các quy định của pháp luật quốc tế

Nghị quyết 26 – 25 năm 1970 khẳng định: “Lãnh thổ của một quốc gia

thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận hợp pháp.

Nghị quyết trên cũng quy định: “Các quốc gia có bổn phận khơng dùng đe

dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia hay như biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến biên giới của quốc gia”.

Các tranh chấp giữa các quốc gia cần phải được giải quyết tuận theo quy định của pháp luật quốc tế. Việt Nam đã mất quyền kiểm sốt lãnh thổ của mình bằng hành động sử dụng vũ lực của quốc gia khác. Vì vậy, trong các chứng cứ pháp lý mà Việt Nam cần sử dụng để bảo vệ chủ quyền của mình thì quy định về pháp luật quốc tế về cấm chiếm giữ lãnh thổ của một quốc gia khác bằng con đường sử dụng vũ lực là một trong các chứng cứ quan trọng nhất để bác bỏ chủ quyền của quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc. Và căn cứ rất quan trọng mà Việt Nam cần khai thác triệt để là UNCLOS 1982. UNCLOS 1982 là văn bản pháp lý quốc tế lớn nhất và hoàn chỉnh nhất về luật biển được rất nhiều nước trên thế giới tham gia trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. UNCLOS 1982 quy định Việt Nam hồn tồn có quyền vạch đường biên giới trên biển theo khoảng cách 12 hải lý tính từ đường cơ sở cũng như xác định vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Với các quy định của UNCLOS 1982 cũng bác bỏ hồn tồn đường u sách chủ quyền hình chữ U vô căn cứ của Trung Quốc.

Ngồi ra, Việt Nam cịn cần kiên trì vận dụng các thỏa thuận đã đạt được giữa các quốc gia có liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông mà quan trọng nhất đến nay là Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông và hướng dẫn thực thi DOC ngày 21/7/2011. Dù giá trị pháp lý của các văn bản này không cao như các Điều ước quốc tế nhưng đó chính là sự

tranh chấp Biển Đông đã được Trung Quốc và các nước trong khu vực ký kết.

3.3.2.3. Chứng cứ từ sự chiếm hữu thực tế của Việt Nam

Để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, chúng ta cần chứng minh là chúng ta thực sự đã có sự chiếm hữu thực tế trên các đảo, các quần đảo.Và sự chiếm hữu này là chiếm hữu hợp pháp qua các giai đoạn của lịch sử.

Cụ thể Việt Nam cần phải đưa ra căn cứ chứng minh chúng ta đã liên tục khai thác các tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta. Mà đặc biệt là các hợp đồng liên doanh với các cơng ty nước ngồi thăm dị, khai thác tài ngun; cơng trình nghiên cứu phục vụ cho lợi ích kinh tế…

Các tài liệu chứng minh, Việt Nam đã liên tục thực hiện sự quản lý hành chính của mình bằng việc thành lập đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy chính quyền, giải quyết các cơng việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước;…

Các tài liệu chứng minh ngư dân Việt Nam vẫn khai thác nguồn lợi thủy hải sản ở các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam như các chương trình hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh cá, hỗ trợ ngư dân Việt Nam cũng như các ngư dân khác gặp nạn trên vùng biển Việt Nam; các hoạt động cứu hộ, cứu nạn;…

Các tài liệu, văn bản chứng minh Việt Nam đã phản ứng trước các hành động xâm phạm chủ quyền của nước khác đối với vùng biển đảo của Việt Nam từng tuyên bố chủ quyền [34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 123 - 130)