Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 107 - 114)

3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ cơ cấu tổ chức và thực tiễn

3.2.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của các cơ

các cơ quan tài phán quốc tế

Ở chương II, luận văn đã tập chung nghiên cứu kỹ về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, thủ tục tố tụng của ITLOS, Tòa trọng tài và Tòa Trọng tài đặc biệt. Bằng việc hiểu rõ về các cơ quan tài phán quốc tế này, giúp cho chúng ta có thể thuận lợi hơn trong việc sử dụng các cơ quan tài phán trong việc bảo vệ

chủ quyền của Việt Nam.

3.2.1.1. Cơ cấu của các cơ quan tài phán quốc tế về luật biển

Qua việc hiểu rõ cơ cấu của các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam có thể chủ động và có sự chuẩn bị cần thiết để sử dụng các cơ quan này nhằm thực hiện việc bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đơng.

Thứ nhất đối với ITLOS, với ưu thế số lượng thành viên gồm 21 thẩm phán độc lập được tuyển chọn trong các nhân vật có uy tín nhất về cơng bằng và liêm khiết. Với số lượng thẩm phán đông hơn so với Tịa án cơng lý quốc tế (21 so với 15) các nước phát triển trong đó có Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia và nói tiếng nói hơn trong hoạt động của Tịa án. ITLOS hiện nay có 21 thành viên, trong đó có 19 thẩm phán, trong đó có 5 vị thuộc khu vực Châu Á đến từ các quốc gia: Nhật Bản (Chánh án), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Ấn Độ. Từ khi thành lập đến nay, ITLOS vẫn chưa có thẩm phán nào là người Việt Nam. Trong khi đó, người láng giềng của chúng ta – Trung Quốc đã có 02 vị từng là thẩm phán của ITLOS, người đương nhiệm là ông Cao Chi Quốc – Giám đốc điều hành Viện Hàng hải thuộc Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta cần tập trung đào tạo nhân lực có đủ kinh nghiệm, chun mơn, đức độ để có thể được bầu vào làm thẩm phán của Tòa Luật biển quốc tế. Bởi vì với việc có thẩm phán người Việt Nam cũng sẽ giúp cho chúng ta hiểu kỹ hơn các quy định và thực tiễn xét xử của Tòa; giúp chúng ta có sự chuẩn bị tốt nhất khi thực sự tiến hành việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại cơ quan tài phán này.

Thứ hai đối với Tòa Trọng tài theo phụ lục VII và Tòa Trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII.

Với cơ cấu rất linh hoạt, các tòa trọng tài cho phép các quốc gia được tự mình cử trọng tài đại diện cho quốc gia mình. Vì vậy, khi Việt Nam sử dụng các hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông cần cân nhắc,

lựa chọn trọng tài viên có đủ năng lực, uy tín, tầm ảnh hưởng để đại diện cho quốc gia mình như Philippines đã lựa chọn Thẩm phán Rudiger Wolfrum - giáo sư về luật quốc tế tại Đại học Heidelberg, Viện trưởng Viện Max Planck ở Heidelberg. Ông là thẩm phán của ITLOS năm 1996 và làm chủ tịch của ITLOS 2005 – 2008.

Bên cạnh đó, ngồi việc cân nhắc và lựa chọn trọng tài đại diện cho quốc gia mình, Việt Nam cũng cần thực hiện song song việc bồi dưỡng nhân tài và tìm kiếm chuyên gia quốc tế để tổ chức một nhóm tư vấn am hiểu ngồi pháp luật quốc tế còn phải am hiểu về lịch sử, địa lý và tình hình chính trị, pháp lý của Việt Nam. Cũng trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài, trưởng nhóm tư vấn của Philippines là Luật sư Paul S. Reichler thuộc công ty luật Foley Hoag LLP. Chỉ tính trong năm 2012 vừa qua, Foley Hoag đã giúp khách hàng của mình giành thắng lợi trong các vụ kiện liên quan đến gianh giới biển trước ITLOS và Tịa Cơng lý quốc tế. Điển hình như vụ Bangladesh kiện Myanmar liên quan đến vịnh Bengal, trong đó Bangladesh đã giành được phần lớn khu vực biển trong vịnh Bengal và vùng thềm lục địa hơn 200 hải lý.

3.2.1.2. Thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế về luật biển

Ở chương trước, Luận văn cũng nêu rõ, đối với cả ITLOS, Tòa Trọng tài và Tịa Trọng tài đặc biệt có thẩm quyền sẽ chỉ có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp nếu các quốc gia tranh chấp cùng chấp nhận thẩm quyền của Tòa án hoặc Trọng tài bằng một trong ba hình thức: tuyên bố trước trong các điều ước quốc tế, chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án hoặc Trọng tài hay chấp nhận thẩm quyền của Tòa án hoặc trọng tài theo từng vụ việc. Đối với thẩm quyền về nội dung thì cả ITLOS và Tịa trọng tài đều có thẩm quyền giống nhau là xét xử bất kỳ các tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích và áp dụng cơng ước được đưa tới theo đúng thủ tục. Vì vậy, tùy từng mối quan hệ,

chủ quyền của mình.

Hình thức giải quyết tại ITLOS hay Tịa trọng tài đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Trước tiên là về các ưu điểm của từng cơ quan tài phán quốc tế:

Đối với ITLOS với vị thế là cơ quan thường trực quốc tế giải quyết các tranh chấp pháp lý về biển. Vì Tịa án mang tính thường trực nên có tính kế thừa đối kinh nghiệm giữa các vụ việc.

Còn với Tòa Trọng tài và Tịa Trọng tài đặc biệt thì có thẩm quyền khi các bên đồng ý đưa tranh chấp phát sinh ra trước Tòa và chấm dứt khi vụ việc kết thúc. Tuy nhiên, phương thức trọng tài cho phép giảm bớt thời gian, thủ tục xét xử và các bên có khả năng được hưởng tự do hơn trong việc lựa chọn Trọng tài viên hơn là bắt buộc phải chấp nhận một thành phần Thẩm phán có sẵn như của Tịa án.

Hạn chế lớn nhất của cả ITLOS và các hình thức trọng tài đó đều là phải có sự đồng thuận của cả hai bên thì Tịa án hay trọng tài mới có thể thụ lý vụ án để giải quyết tranh chấp của các bên. Nếu tất cả các bên tranh chấp trong Biển Đơng đều có tinh thần hợp tác, thiện chí trong giải quyết tranh chấp biển thì trong trường hợp đàm phán khơng đạt kết quả các bên có thể u cầu một trong các cơ quan trên giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, thực tế với yêu sách vô lý, bất hợp pháp của mình, Trung Quốc – quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, thành viên thường trực của LHQ không chấp nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán trên bằng tuyên bố ngày 25/8/2006 đã loại trừ hầu hết các tranh chấp pháp lý tại Biển Đơng. Vì vậy, Việt Nam muốn bảo vệ chủ quyền của mình trên biển Đơng bằng các cơ quan tài phán quốc tế thì phải tìm ra được tranh chấp chưa bị Trung Quốc loại trừ như Philippines đã làm được.

 Đối với các tranh chấp pháp lý giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực như Campuchia, Indonexia, Thái Lan … Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp tại ITLOS hay Tòa trọng tài hay

với nhau.

Đối với Trung Quốc, hiện nay, Việt Nam còn tồn tại các tranh chấp với Trung Quốc:

(1) Chưa thống nhất được với nhau về việc phân định biển ở khu vực ngồi cửa vịnh Bắc Bộ;

(2) u sách vơ căn cứ đường lưỡi bò của Trung Quốc đã xâm phạm đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo quy định của UNCLOS 1982 ở phía bờ Đơng của bờ biển Việt Nam;

(3) Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các tranh chấp này, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu đàm phán để giải quyết tranh chấp nhưng chưa có hiệu quả. Vì vậy, vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế để bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đơng đang trở nên cấp thiết hơn.Đối với từng tranh chấp với Trung Quốc chúng ta có thể vận dụng linh hoạt các phương thức khác nhau.

Cụ thể như đối với việc phân định ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ,

Việt Nam có thể hợp tác và đàm phán với Trung Quốc để đi đến ký kết hiệp định phân định biển như chúng ta đã làm với khu vực trong cửa vịnh Bắc Bộ.

Đối với việc khẳng định chủ quyền các vùng biển của Việt Nam theo UNCLOS 1982 và bác bỏ yêu sách đƣờng lƣỡi bò của Trung Quốc, chúng ta cần nghiên cứu các loại tranh chấp không bị loại trừ trong tuyên bố ngày 25/8/2006 của Trung Quốc như Philippines đã làm được để kiện Trung Quốc ra trước Tịa Trọng tài.

Ví dụ như trong Tuyên bố ngày 25/8/2006 của Trung Quốc đã loại trừ các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều khoản của UNCLOS liên quan đến Vịnh và danh nghĩa lịch sử. Điều 15 của UNCLOS 1982 có quy định danh nghĩa lịch sử nhưng khơng đề cập gì đến các quyền lịch sử và cũng khơng có điều khoản nào trong UNCLOS 1982 liên quan đến

các quyền lịch sử hay chủ quyền lịch sử này. Do đó, nếu Trung Quốc đưa ra lập luận về quyền lịch sử hay chủ quyền lịch sử ở vùng biển trong đường lưỡi bị thì thì các tranh chấp phát sinh giữa Trung Quốc với các nước khác trong khu vực về quyền lịch sử có phù hợp với UNCLOS 1982 hay khơng thì các tranh chấp này khơng bị loại trừ bởi tuyên bố của Trung Quốc.

Mà theo quy định của Điều 287 UNCLOS quy định là nếu hai bên tranh chấp chọn cùng một thủ tục thì tranh chấp đó sẽ được dẫn chiếu tới thủ tục đó. Nếu các bên tranh chấp không chọn cùng một thủ tục hay một bên khơng đưa ra sự lựa chọn, thì tranh chấp đó sẽ được đưa lên Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS. Các quốc gia yêu sách chủ quyền biển đảo ở Biển Đông không đưa ra lựa chọn theo Điều 287 UNCLOS. Nếu hệ thống tranh chấp bắt buộc của Mục 2 phần XV được dẫn ra trong tranh chấp giữa hai quốc gia liên quan đến Biển Đơng thì tranh chấp đó sẽ tự động được xét xử bằng Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS [38]. Hiện nay, Philippines đang kiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, phán quyết của Tịa Trọng tài chỉ có giá trị đối với các bên tham gia. Vì vậy, Việt Nam muốn bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đơng thì cũng cần có sự chuẩn bị để đưa đưa tranh chấp của mình ra trước Tịa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 như Philippines đã làm.

Đó là cơng việc về lâu dài khi Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ về chứng cứ pháp lý, hồ sơ pháp lý và nhân lực để có thể đứng độc lập để khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS 1982. Còn vấn đề cấp thiết hơn hiện nay, chính là lời mời đích danh Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Quốc từ phía Philippines. Như đã phân tích kỹ ở trên, Việt Nam cần cân nhắc, lựa chọn tham gia vào vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc với tư cách người có quyền và lợi ích liên quan để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đơng. Để nói về những thuận lợi khi Việt Nam và một số nước

trong khu vực tham gia vụ kiện với Philippines, tác giả xin dẫn lời Bà Bonnie Glaser, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Washington : "Nếu như có nhiều quốc gia , trong đó có cá c thành viên Asean, cùng lên tiếng ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp thì Bắc Kinh có thể sẽ thấy rằng họ không thể bác bỏ phán quyết của tòa quốc tế , ngay cả khi phán qút đó nói đường c hín đoạn của Trung Q́c là bất hợp pháp" [30].

Đối với tranh chấp Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đặc biệt là tranh chấp về

Trường Sa thì một số hoặc tất cả các quốc gia có u sách ở Biển Đơng trong đó có Việt Nam có thể yêu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS nếu các quốc gia này tham gia vào một thỏa thuận quốc tế liên quan đến mục đích Cơng ước. Để Tịa có thể đưa ra kết luận tư vấn theo Điều 138 Nội quy Tòa án thì phải thỏa mãn ba điều kiện sau [46]:

- Cần có sự thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan đến mục đích cơng ước. Đây có thể là thỏa thuận đa phương, thỏa thuận khu vực hay thỏa thuận song phương chỉ cần nó đáp ứng được yêu cầu có liên quan đến mục đích UNCOS.

- Thỏa thuận đó cần phải quy định cụ thể về việc đệ trình yêu cầu cho ý kiến tư vấn từ Tòa án. Thỏa thuận này cũng có thể quy định các quốc gia thành viên của thỏa thuận sẽ thành lập một cơ quan và ủy quyền cho cơ quan đó yêu cầu tư vấn nếu thấy việc yêu cầu tư vấn sẽ thực hiện chức năng và mục tiêu của mình.

- Ý kiến tư vấn phải là một vấn đề pháp lý có liên quan đến UNCLOS. Như vậy, các quốc gia có yêu sách đối với quần đảo Trường Sa có thể thỏa thuận lập nên một cơ quan kỹ thuật rà sốt các thực thể của nhóm đảo Trường Sa. Và Thỏa thuận quốc tế này có thể ủy quyền cho cơ quan kỹ thuật này yêu cầu ý kiến tư vấn từ UNCLOS về yêu cầu làm rõ quy chế của các thực thể ở

nhóm đảo Trường Sa.

Từ cơ cấu, tổ chức cũng như thẩm quyền của các cơ quan tài phán theo quy định của UNCLOS 1982, chúng ta có thể lựa chọn các giải pháp cụ thể trong việc giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi tối đa cho quốc gia mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế theo phụ lục VI phụ lục VII và phụ lục VIII của công ước liên hợp quốc về luật biển năm 1982 trong việc bảo vệ chủ quyền của việt nam trên biển đông (Trang 107 - 114)