Các biện pháp liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 83 - 95)

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy

3.2.4. Các biện pháp liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội

trẻ em không phải đi xa tìm việc làm, tìm kiếm cơ hội đổi đời mà có thể có việc làm, thu nhập và cuộc sống ổn định, có thể "xóa đói, giảm nghèo" ngay tại địa phương mình thì các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em và gia đình họ phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Khi gia đình trẻ có thu nhập và ổn định cuộc sống họ sẽ giảm bớt tình trạng trẻ em phải đi làm thuê, bị lừa dối và trở thành nạn nhân của tội phạm

3.2.4. Các biện pháp liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em

Việc phân tích các biện pháp phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em (trên đây) cho thấy: Để phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện đồng thời các biện pháp về kinh tế - xã hội, biện pháp về giáo dục đào tạo, biện pháp phổ biến, tuyên truyền pháp luật, biện pháp về quản lý, biện pháp đối với các nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thì chưa đủ để ngăn ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Các biện pháp quản lý dù có chặt chẽ cũng không thể loại trừ hoàn toàn tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Việc tuyên truyền dù có sâu rộng, trẻ có cảnh giác cao thì tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, để phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em có hiệu quả, chúng ta còn phải đẩy mạnh việc đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao

động trẻ em. Cụ thể là các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Việc tích cực đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, nhanh chóng điều tra làm rõ tội phạm, xử lý nghiêm minh người phạm tội sẽ góp phần loại bỏ tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, làm cho người phạm tội không có “cơ hội” để tiếp tục thực hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Việc chủ động phát hiện tội phạm, nhanh chóng điều tra, xử lý công khai, nghiêm minh đối với người phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em sẽ có tác dụng rất lớn trong việc răn đe tội phạm, làm cho tội phạm không xảy ra, qua đó góp phần phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay.

Trong những năm gần đây, do tính chất nghiêm trọng và diễn biến phức tạp của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp mạnh, huy động nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan tổ chức tham gia vào việc đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Tuy nhiên, do còn có một số hạn chế như việc phát hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em còn chậm, các quy định của pháp luật liên quan đến việc đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em hiện nay còn chưa chặt chẽ, việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em của nhà nước ta còn chậm và chưa sâu rộng nên kết quả đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của việc đấu tranh chống tội này ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, để việc phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em đạt hiệu quả cao, chúng ta cần tăng cường các biện pháp đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, tập trung khắc phục những yếu kém, hạn chế của hoạt động đấu tranh chống tội vi

Sự chậm trễ trong việc phát hiện tội phạm làm cho tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em đã xảy ra nhưng chưa được phát hiện; tội phạm vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em xảy ra nhiều nhưng số tội phạm bị phát hiện, xử lý còn ít. Sự chậm trễ trong việc phát hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em làm cho nhiều trường hợp khi phát hiện được tội phạm thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em xảy ra nhưng cơ quan có thẩm quyền không phát hiện tội phạm hoặc không phát hiện được kịp thời, xử lý nghiêm minh đã làm giảm tác dụng răn đe, ngăn ngừa đối với tội phạm, đồng thời khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện tội phạm hoặc thực hiện nhiều lần tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, qua đó phát huy tác dụng phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, chúng ta cần đẩy mạnh đấu tranh chống tội phạm này mà trước hết là tích cực, chủ động phát hiện tội phạm, nhanh chóng điều tra và xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội. Việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh người phạm tội sẽ có tác dụng rất lớn trong việc răn đe tội phạm, loại bỏ các cơ hội để người phạm tội không thể tiếp tục thực hiện tội phạm hay thực hiện nhiều lần tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về bảo vệ người bị hại, người làm chứng còn chưa chặt chẽ. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng Hình sự (trong đó quy định rõ quyền được bảo vệ của người làm chứng, người bị hại khi tham gia tố tụng) sẽ tạo sự yên tâm, tin tưởng và thu hút được sự tham gia tích cực của người làm chứng, người bị hại vào việc đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Việc người làm chứng, người bị hại tích cực khai báo, tố giác tội phạm sẽ tạo điều kiện cho các cơ

quan chức năng nhanh chóng điều tra và xử lý nghiêm minh những người phạm tội. Những hành vi phạm tội bị phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc răn đe, ngăn ngừa tội phạm, đồng thời hạn chế hoặc loại bỏ các “cơ hội”, “điều kiện” để người phạm tội không thể tiếp tục thực hiện tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Như vậy, để góp phần phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Việc nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần cần khẩn trương, tích cực thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Một là, nâng cao năng lực đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em hiện nay có xu hướng tăng, các vụ án nghiêm trọng ngày càng nhiều, thủ đoạn phạm tội ngày càng xảo quyệt. Vì vậy, lực lượng trực tiếp đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em cần được tổ chức thành cơ quan chuyên trách đủ mạnh để có thể ngăn chặn, bắt giữ và điều tra, xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Ở các địa phương là địa bàn trọng điểm về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, thành lập Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trẻ em

Hai là, đào tạo hoặc thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em cho lực lượng cán bộ chuyên trách đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em ở trung ương cũng như các địa phương.

Ba là, đảm bảo nguồn kinh phí, phương tiện cần thiết cho lực lượng đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em hoạt động có hiệu quả.

Bốn là, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa an nhân dân các cấp cần bố trí cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, có kinh nghiệm thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em để các hoạt động này được tiến hành khẩn trương, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc điều tra nhanh chóng, chính xác, xét xử công khai, nghiêm minh đối với người phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc răn đe, phòng ngừa tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Năm là, Quốc hội cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về trẻ em. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc huy động các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, làm cho hoạt động đấu tranh chống tội phạm này đạt hiệu quả cao.

Sáu là, Quốc hội cần sớm xem xét, sử đổi bổ sung Điều 51, Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng quy định rõ quyền của người bị hại, người làm chứng được bảo về khi bị đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, đông thời quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bị hại, người làm chứng khi họ tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự để họ yên tâm và nhiệt tình khai báo, giúp các cơ quan tố tụng nhanh chóng điều tra, xét xử tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em mà không sợ bị kẻ xấu đe dọa gây thiệt hại.

KẾT LUẬN

Trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống các tội xâm phạm đối tượng là trẻ em nói riêng, luật hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng. Để bảo vệ trẻ em có hiệu quả và trừng trị nghiêm khắc hành vi phạm tội xâm hại trẻ em, luật hình sự cần có những quy định riêng phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; phù hợp với đòi hỏi của xã hội về bảo vệ trẻ em.

Những năm qua, cùng với việc ban hành BLHS năm 1999, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng BLHS. Tuy nhiên, có một số quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em còn chưa chuẩn xác và không phù hợp với diễn biến thực tế của tình hình tội phạm. Các tội phạm xâm hại trẻ em có diễn biến phức tạp, ngày càng xuất hiện nhiều hành vi phạm tội với những phương pháp thủ đoạn mới, tinh vi xảo quyệt và nguy hiểm hơn trước. Điều đó đã làm cho một số quy định của luật hình sự không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ trẻ em. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em là hết sức cần thiết, nó sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ trẻ em đạt hiệu quả cao hơn.

Để nhận thức rõ những bất cập và sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ trẻ em, chúng tôi xin nêu một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm những năm gần đây cho thấy đã xuất hiện nhiều vụ bắt cóc trẻ em mà mục đích của người phạm tội là để “xiết nợ”, để đòi được khoản nợ chứ không phải để chiếm đoạt trẻ em. Người phạm tội bắt cóc trẻ em và giữ nạn nhân ở một nơi nào đó để ép

họ không chịu thanh toán. Hành vi bắt cóc trẻ em xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ em về nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ; xâm phạm nghiêm trọng cuộc sống bình thường, sự học tập, rèn luyện của trẻ em (có nhiều trẻ em bị bắt, nhốt, giam giữ nhiều ngày)…[36]. Gần đây còn xuất hiện vụ án đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội bắt cóc trẻ em và yêu sách cho hắn “được trốn thoát” (người phạm tội là phạm nhân đang phải chấp hành hình phạt trong trại cải tạo) [30]. BLHS không quy định “tội bắt cóc trẻ em”, nên khi hành vi này (bắt cóc trẻ em) xảy ra thì cũng chỉ có thể truy cứu TNHS đối với người phạm tội về tội chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 BLHS). Điều này là một bất hợp lý.

Thứ hai, trong xã hội những năm gần đây đã xuất hiện hàng loạt vụ phạm tội cướp, cưỡng đoạt, cướp giật tài sản của trẻ em. Người phạm tội lợi dụng trẻ em do tuổi nhỏ, sức yếu khó có điều kiện tự bảo vệ tài sản để từ đó tấn công chiếm đoạt tài sản của nhiều trẻ em [32]. Hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản của trẻ em rõ ràng có tính nguy hiểm hơn so với những trường hợp phạm tội bình thường. Trong BLHS hiện nay, tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” chưa được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của các tội như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản… Những trường hợp này nếu chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội đối với trẻ em” là tình tiết tăng nặng TNHS (điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS) thì không phù hợp với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Thứ ba, sự bất cập của hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự về bảo vệ trẻ em còn thể hiện ở chỗ: các văn bản hướng dẫn, giải thích của các cơ quan có thẩm quyền về các quy định của BLHS có liên quan đến đối tượng bị xâm hại là trẻ em còn chưa kịp thời, còn thiếu và có những hướng dẫn chưa chuẩn xác.

Trong BLHS, các tội có đối tượng bị xâm hại là trẻ em hoặc là người chưa thành niên (bao gồm trẻ em) như tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116);

tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120); tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228); tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (Điều 252) đều có những dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Những dấu hiệu này cần phải được hướng dẫn cụ thể, nếu không sẽ dẫn đến việc nhận thức cũng như áp dụng không thống nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết các vụ án cũng như chất lượng xét xử của toà án.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BS. Nguyễn Trọng An (2007), Vấn đề lao động trẻ em- Thực trạng và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 83 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)