Vai trò của pháp luật lao động đối với việc bảo vệ lao động trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 35 - 38)

Gia đình là môi trường đầu tiên và đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Nếu như gia đình là hồ nước hiền hoà bao bọc con trẻ thì xã hội là biển lớn bao la, đem lại cho con trẻ niềm đam mê khám phá nhiều bí ẩn và sự hiểu biết vô tận. Nếu gia đình bảo vệ trẻ em bằng sự che chở, quan tâm, chăm sóc bằng tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và những người thân thích khác, thì xã hội bảo vệ trẻ em bằng sự quan tâm của các đoàn thể, các tổ chức, bảo vệ trẻ em bằng chính sách pháp luật của Nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế.

1.5.1. Pháp luật lao động là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ trẻ em trong quan hệ lao động em trong quan hệ lao động

Bảo vệ người lao động, trong đó có lao động trẻ em là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật lao động. Tư tưởng bảo vệ người lao động xuất phát từ quan điểm coi mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tố con người” được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Trẻ em là mầm non của đất nước, là lực lượng lao động “non nớt”, các em chưa có thể bảo vệ chính mình. Vì thế, đòi hỏi pháp luật phải thể

hiện quan điểm bảo vệ trẻ em với tư cách bảo vệ con người, bảo vệ chủ thể của quan hệ lao động. Sự bảo vệ này không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ em. Pháp luật lao động thể hiện sự bảo vệ trẻ em trên các phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, thậm chí cả nhu cầu nghỉ ngơi, nâng cao trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và xã hội lành mạnh. Bằng việc ban hành Bộ luật Lao động với một mục riêng (Mục I chương IX) quy định về đối tượng lao động chưa thành niên và ban hành các văn bản pháp luật lao động khác, pháp luật lao động Việt Nam có vai trò là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ trẻ em khi tham gia các quan hệ lao động.

1.5.2. Pháp luật lao động tạo sự công bằng trong việc bảo vệ lao động trẻ em trẻ em

Sự tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá đang khuyến khích thành lập và xác định lại vị thế của nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp dân doanh, theo đó việc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, khả năng nghề nghiệp với giá rẻ được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến su cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Sự cạnh tranh này vô hình chung đã kéo theo sự cạnh tranh trong vấn đề sử dụng lao động. Trong khi đó, lao động trẻ em tuy là lực lượng lao động dồi dào, nhưng lại chưa có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghề nghiệp vì thế khó được tuyển dụng và chi trả các quyền lợi tương xứng. Ngoài ra, vì nhiều điều kiện hoàn cảnh mà trẻ em phải lao động. Các em bị trả công lao động với giá rẻ mạt, đồng thời phải chịu nhiều bất công, bị lạm dụng và bị bóc lột sức lao động do các em không hiểu biết pháp luật, chưa thể tự bảo vệ được bản thân khi bị xâm phạm quyền và lợi ích. Những điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong các mối quan hệ lao động. Vì

thế, yêu cầu pháp luật phải tạo ra sự công bằng thông qua các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, thu nhập, an toàn lao động cho lao động trẻ em.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng giữa sự công bằng, bình đẳng với sự ưu tiên trong việc bảo vệ lao động trẻ em giữa các vùng miền với những điều kiện khác nhau. Đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, do thiếu thốn về mặt vật chất, các em ít có điều kiện học tập, vui chơi, giải trí, ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, vốn kiến thức trang bị cho các em về mặt xã hội còn hạn chế. Do đó, Nhà nước có sự ưu tiên đối với những đối tượng lao động trẻ em ở vùng sâu, vùng xa cũng là điều dễ hiểu.

1.5.3. Pháp luật lao động hình thành ý thức xã hội về việc bảo vệ lao động trẻ em động trẻ em

Pháp luật lao động hình thành trong tiềm thức của mỗi chúng ta ý thức về việc bảo vệ trẻ em, ý thức này trong khoa học gọi là ý thức “ảo”. Điều này có nghĩa là không phải chỉ ở những nơi nào có trẻ em hoặc tiếp xúc với trẻ em chóng ta mới cần có ý thức bảo vệ trẻ em, mà ý thức này hình thành ngay cả khi chóng ta không tiếp xúc với trẻ em, hoặc cả khi không xác lập quan hệ lao động với đối tượng là trẻ em. Đó là một trong những vai trò quan trọng của pháp luật. Không chỉ có những giá trị đạo đức mới đánh thức lòng trắc ẩn của chúng ta khi nhìn thấy cảnh một trẻ em đang lao động vất vả, hay bị lạm dụng, bóc lột sức lao động, mà pháp luật cũng góp phần đánh thức lòng trắc ẩn đó, và hơn nữa nó còn đánh thức sự lên tiếng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ trẻ em của mỗi chúng ta.

Với quyền lực của mình, Nhà nước sẽ sử dụng pháp luật như là một công cụ để xác định các tiêu chuẩn lao động nhằm bảo vệ và bảo đảm cho quyền lợi của trẻ em trong quá trình lao động. Đó chính là vấn đề quan trọng của luật lao động trong xã hội hiện đại.

Chương 2

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)