3.1. Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật Hình sự về
3.1.2. Bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về
được hiệu quả và bền vững, cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại trên.
3.1.2. Bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về người lao động chưa thành niên người lao động chưa thành niên
Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với người lao động nói chung và đối với người lao động chưa thành niên nói riêng được hiểu là tư tưởng chỉ đạo cơ bản được định ra để thống nhất trong quá trình soạn thảo, ban hành, áp dụng pháp lệnh lao động nhằm bảo vệ họ. Những nguyên tắc này cần được đảm bảo thực hiện trong giai đoạn mới xây dựng quy định đến cả giai đoạn cần sửa đổi, bổ sung quy định áp dụng với người lao động. Người lao động chưa thành niên do có đặc điểm chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực nên ngoài những nguyên tắc áp dụng cho người lao động nói chung, pháp luật khi điều chỉnh đối tượng này còn cần phải đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc riêng. Những nguyên tắc riêng này không nhằm tạo ra sự phân biệt trong việc điều chỉnh pháp luật về người lao động chưa thành niên mà nhằm đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm riêng của đối tượng này cũng như đảm bảo tính thực thi, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
Xuất phát từ đặc điểm chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực, từ hoàn cảnh của người chưa thành niên và từ điều kiện kinh tế, xã hội nên các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với đối tượng này hướng vào việc đảm bảo quyền được tham gia lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên thông qua các tiêu chuẩn tối thiểu, tối đa phù hợp với từng độ tuổi, đồng thời khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn cho họ so với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nguyên tắc riêng điều chỉnh đối tượng này cũng
có hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên và người sử dụng lao động nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của hai bên cũng như nhằm duy trì quan hệ lao động giữa hai bên được ổn định.