Các biện pháp liên quan đến nạn nhân của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 80 - 83)

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy

3.2.3. Các biện pháp liên quan đến nạn nhân của tội phạm

Việc phòng, chống tội phạm nói chung, tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em nói riêng là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật và là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Các biện pháp phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em có thể được thực hiện bởi các cơ quan tổ chức và mọi công dân; nhằm vào các đối tượng khác nhau như người phạm tội (người có khả năng thực hiện tội phạm), người dân trong xã hội (cộng đồng xã hội) và nạn nhân của tội phạm (người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm).

Đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, việc phòng chống tội phạm này đối với các nạn nhân của tội phạm là rất cần thiết. Các nghiên cứu về tội phạm và các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm đã

cho thấy: Phần lớn các nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, non nớt, chưa có nhận thức đầy đủ... và người phạm tội thường lợi dụng những đặc điểm hạn chế, bất lợi (đó) của các nạn nhân để thực hiện tội phạm. Vì vậy, việc phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em có hiệu quả đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp để phòng ngừa tội phạm đối với chính các nạn nhân của tội phạm này.

Như vậy, ngoài các biện pháp đã được trình, việc phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em để đạt hiệu quả cao còn đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp (có tính chất riêng) đối với các nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Các biện pháp đó là:

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền đối với trẻ em và gia đình của trẻ các quy định của pháp luật về quyền của trẻ em và tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em:

Trẻ em là đối tượng của hành vi phạm tội, là nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Vì vậy, việc phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em đối với các nạn nhân của tội phạm này trước hết cần phải nâng cao nhận thức cho trẻ em và gia đình về các quyền của trẻ em như quyền được học tập, quyền được bảo vệ… để trẻ em hiểu biết về các quyền của mình, từ đó họ chủ động, tích cực bảo vệ các quyền của mình và dũng cảm đấu tranh khi các quyền của họ bị xâm phạm. Hoạt động tuyên truyền đối với trẻ em cần quan tâm đặc biệt đến việc tuyên truyền về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em để trẻ có thể nhận biết và phòng tránh tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em. Để nâng cao nhận thức của trẻ em về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, qua đó họ có thể nhận biết được tội phạm, phòng tránh tội phạm và đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em thì hoạt động tuyên

truyền cần đi sâu vào các nội dung như: Nguy cơ bị tội phạm tấn công; các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, các dấu hiệu, biểu hiện, thủ đoạn của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em; cách thức phòng, tránh cũng như tố giác tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em... Các các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp cơ sở, các cơ quan chức năng (như Công an, Tư pháp), các tổ chức xã hội (như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ...) cần tuyên truyền thường xuyên, cảnh báo kịp thời cho trẻ em và gia đình trẻ (trong địa bàn, trong cơ quan, tổ chức của mình) các phương thức, thủ đoạn của tội phạm để trẻ có thể nhận biết được tội phạm, cảnh giác phòng tránh, dũng cảm đấu tranh chống tội phạm và tự giải thoát cho mình khi bị lừa bán. Việc tuyên truyền về phòng, chống tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em cần phải được quan tâm đặc biệt tại các địa phương là "địa bàn trọng điểm" về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, các địa bàn có đông người nhập cư, các địa phương mà người dân có “tập quán” đi làm, đi buôn bán ở các tỉnh xa để trẻ biết và phòng ngừa tội phạm. Hoạt động tuyên truyền về tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, được lồng ghép, kết hợp dưới nhiều hình thức khác nhau để đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Thông qua các hình thức khác nhau, hoạt động tuyên truyền sẽ làm cho trẻ em và gia đình nhận thức rõ về các quyền của họ, nhận thức rõ về nguy cơ bị tội phạm tấn công, các phương thức, thủ đoạn của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em, từ đó nâng cao ý thức tự bảo vệ, ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm, tự giải cứu và mạnh dạn tố giác khi bị tội phạm tấn công.

Thứ hai, Các nghiên cứu về tội phạm và nguyên nhân, điều kiện của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em cho thấy: Phần lớn các nạn nhân của tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em là những trẻ sinh sống ở vùng nông thôn, miền núi, có trình độ học vấn thấp, không có

việc làm, thiếu việc làm, thu nhập thấp, hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn… Điều này đã khiến nhiều trẻ em nông thôn, miền núi phải đi xa tìm kiếm việc làm, buôn bán, làm thuê, tìm kiếm các cơ hội "đổi đời" rồi trở thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)