Bảo đảm phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 68 - 72)

3.1. Yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật Hình sự về

3.1.4. Bảo đảm phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế không trực tiếp tạo ra những tiêu chuẩn lao động mới ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các quốc gia trong quan hệ song phương, Đa phương hoặc khu vực, tuy nhiên, hội nhập quốc tế lại gián tiếp đặt ra yêu cầu đối với pháp luật quốc gia cần đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và hài hòa với pháp luật các nước khác nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại. Tiêu chuẩn lao động quốc tế được hiểu là các nguyên tắc, định hướng của Tổ chức lao động quốc tế về điều kiện lao động, sử dụng lao động… đối với các nước thành viên, thể hiện trong các Công ước quốc tế và Khuyến nghị. Trong số các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế, có nhiều Công ước liên quan đến lao động chưa thành niên (lao động trẻ em). Các Công ước này thể hiện quan điểm, sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột và lạm dụng sức lao động. Các Công ước được quy định theo năm hướng chính: quy định tuổi tối thiểu lao động (như Công ước số 5 về tuổi tối thiểu (công nghiệp) (1919), Công ước số 7 về tuổi tối thiểu (trên biển) (1920), Công ước số 10 về tuổi tối thiểu (nông nghiệp) (1921), Công ước số 123 về tuổi tối thiểu (dưới lòng đất) (1965), Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu tối thiểu (1973)…; cấm sử dụng trẻ em làm việc ban đêm (Công ước số 6 về làm đêm của người trẻ tuổi (công nghiệp) (1919), Công ước số 79 về làm đêm của người trẻ tuổi (các nghề phi công nghiệp) (1946), Công ước số 90 về làm đêm của người trẻ tuổi sửa đổi (công nghiệp) (1948); kiểm tra sức khỏe phù hợp với công việc (Công ước số 77 về khám sức khỏe cho người trẻ tuổi (công nghiệp) (1946), Công ước số 78 về khám sức khỏe cho người trẻ tuổi

(các nghề phi công nghiệp) (1946), Công ước số 124 về khám sức khỏe cho người trẻ tuổi (dưới lòng đất) (1965); những điều kiện sử dụng trẻ em làm việc dưới lòng đất (Khuyến nghị số 125 về làm dưới lòng đất (1965)); xóa bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Công ước số 182 về cấm và xóa bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999)). Trong năm hướng trên, việc quy định độ tuổi tối thiểu lao động và quy định cấm, xóa bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là hai hướng tiếp cận trực tiếp, cơ bản nhằm giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Quy định

độ tuổi tối thiểu lao động là hướng tiếp cận cơ bản nhất vì nó mang tính khoa học và phù hợp hơn so với việc sử dụng các yếu tố về chiều cao, cân nặng, thể lực… Cách tiếp cận này có thể đưa ra những chuẩn mực áp dụng thống nhất và rộng rãi (áp dụng chung cho tất cả các ngành, nghề, khu vực kinh tế) nhằm bảo vệ trẻ em trên lĩnh vực lao động và tiến tới xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em. Với các hướng tiếp cận khác trong việc bảo vệ trẻ em ra khỏi hình thức bóc lột và lạm dụng sức lao động (từ việc cấm và xóa bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đến việc cấm sử dụng trẻ em làm việc ban đêm, quy định điều kiện và kiểm tra sức khỏe cho một số loại công việc và quy định điều kiện về việc sử dụng trẻ em làm các công việc dưới lòng đất…) đều phải lấy một độ tuổi tối thiểu làm tiêu chuẩn đánh giá. Bên cạnh đó, quy định về cấm, xóa bỏ ngay những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là quy định bổ sung cho quy định về độ tuổi lao động tối thiểu thông qua quy định các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Quy định này cũng được coi là hướng tiếp cận mới, mang tính cơ bản nhằm giải quyết những diễn biến phức tạp của tình hình lao động trẻ em trên thế giới trong thời gian gần đây và nhằm mục đích tạo ra những chuyển biến từng bước nhưng vững chắc, hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bóc lột, lạm dụng sức lao động. Trong số các Công ước về năm hướng trên, Viết

Nam đã phê chuẩn Công ước số 5, Công ước số 6 (phê chuẩn vào năm 1994), Công ước số 123 (phê chuẩn vào năm 1995), Công ước số 124 (phê chuẩn vào năm 1994) và đặc biệt gần đây đã phê chuẩn Công ước 138 (phê chuẩn vào năm 2003), Công ước số 182 (phê chuẩn năm 2000) là hai trong số tám Công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế. Mặc dù, có nhiều công ước khác liên quan đến độ tuổi lao động tối thiểu nhưng Việt Nam lựa chọn việc tham gia Công ước số 138 là do Công ước này đã cũng cố nội dung của những Công ước trước đó về vấn đề độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng bằng việc xác định các độ tuổi tối thiểu được tuyển dụng hoặc được đi làm việc, áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, khu vực kinh tế. Mặt khác, khi một quốc gia phê chuẩn Công ước 138 thì Điều 10 Công ước này quy định sẽ thay thế hoặc bãi ước một số Công ước như Công ước số 5, Công ước số 7, Công ước số 123… Việc phê chuẩn các Công ước trên đã ràng buộc trách nhiệm của Việt Nam trong đảm bảo các tiêu chuẩn lao động quốc tế được áp dụng đối với người lao động chưa thành niên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục thể hiện với cộng đồng quốc tế về quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong công tác bảo vệ trẻ em, bảo vệ người lao động chưa thành niên cũng như đảm bảo việc sử dụng đối tượng này vào những công việc phù hợp với sự phát triển thể chất, tinh thần của họ.

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề lao động trẻ em, lao động chưa thành niên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân loại thông qua những sự kiện được thế giới biết đến việc bóc lột, lạm dụng trẻ em, người chưa thành niên, trong đó có việc lạm dụng sức lao động của họ trong sản xuất hàng hóa thương mại xuất khẩu như việc sản xuất thảm ở Ấn Độ, việc khâu bóng ở Pakistan, việc sản xuất giầy Nike ở các nước đang phát triển [2]… Thông qua hoạt động tích cực của các Tổ chức nhân quyền, Tổ chức phi chính phủ, tổ chức của người tiêu dùng…trong việc lên án hành vi

lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, người chưa thành niên đã dấy lên làn sóng tẩy chay hàng hóa có sự lạm dụng sức lao động của đối tượng này ở Châu Âu, Bắc Mỹ, ở các nước phát triển. Dần dần dưới sức ép của công luận, của người tiêu dùng, thay vì khẩu hiệu “ tẩy chay hàng hóa sử dụng lao động trẻ em”, việc bảo vệ các em đã được thể hiện thành những yêu cầu tuân theo tiêu chuẩn lao động quốc tế ở cấp độ quốc gia và ở cấp độ doanh nghiệp. Ở cấp độ quốc gia, một số nước phát triển như Mỹ, căn cứ vào Điều XX Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (1994) (về cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người) và căn cứ Luật loại bỏ lao động trẻ em gán nợ (1994), Mỹ đã ban hành nhiều Lệnh để chống lại các sản phẩm được sản xuất có sử dụng lao động trẻ em trái phép. Ngoài ra, Luật Thương mại và phát triển của Mỹ (2000) (The US Trade and Deverlopment Act) cũng hướng tới việc từ chối quan hệ thương mại với các quốc gia không có quy định cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất theo Công ước số 182 của Tổ chức lao động quốc tế. Luật này cũng mở rộng đối với hệ thống ưu đãi phổ biến gồm các quy định bãi bỏ các điều khoản ưu đãi thương mại trong trường hợp các quốc gia có quy định thấp hơn tiêu chuẩn lao động quốc tế. Hoặc Châu Âu cũng đặt ra tiêu chuẩn về cấm nhập khẩu hàng hóa có sử dụng lao động trẻ em trái phép [10]. Ở cấp độ doanh nghiệp, yêu cầu tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về lao động được thể hiện thành Bộ quy tắc ứng xử, liên quan đến người lao động chưa thành niên lao động trẻ em chủ yếu là yêu cầu tuân theo Công ước số 138 và Công ước số 182, không sử dụng lao động trẻ em, lao động chưa thành niên trái luật trong sản xuất kinh doanh hàng hóa thương mại. Việc tuân theo các yêu cầu trên là cơ sở để đánh giá “sản phẩm sạch”. Các nước xuất khẩu hàng hóa không minh chứng được hàng hóa xuất khẩu là “sản phẩm sạch” sẽ bị từ chối giao kết hợp đồng nhập

tẩy chay. Ngoài ra, để chứng minh cho điều trên và thúc đẩy giao lưu thương mại, một trong những cách thức quan trọng đó là việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định cho phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản mà Việt Nam đã phê chuẩn về bảo vệ trẻ em, người chưa thành niên. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần hướng tới việc tiếp cận các tiêu chuẩn khác được thể hiện trong các Công ước mà Việt Nam chưa phê chuẩn nhưng có liên quan đến người lao động chưa thành niên về lĩnh vực việc làm (Công ước số 122 về chính sách việc làm (1964), Công ước số 88 về dịch vụ việc làm công (1948)…, đào tạo nghề (Công ước số 142 về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực (1975)…, đảm bảo điều kiện lao động (Công ước số 95 về bảo vệ tiền lương (1949), Công ước số 131 về ấn định lương tối thiểu (1970), đặc biệt với các nước đang phát triển, Công ước số 184 về an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp (2001… Đặc biệt, trong các Công ước trên cần tiếp cận các tiêu chuẩn, các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế, nhằm mở rộng quan hệ với các nước, tạo thuận lợi trong giao lưu thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế, pháp luật cũng cần tiếp cận những quy định về lao động chưa thành niên, lao động trẻ em của các quốc gia khác, nhất là các quy định tiến bộ hoặc các quy định mà các Công ước quốc tế chưa đề cập tới và mang tính chất bảo vệ tốt hơn cho người lao động chưa thành niên, lao động trẻ em và đảm bảo cho họ được làm việc trong môi trường lao động phù hợp, tránh khỏi những công việc ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, nhân cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 68 - 72)