Trường hợp đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 38 - 43)

2.1. Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

2.1.2. Trường hợp đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa

người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật

Trong trường hợp đương sự là cá nhân có dấu hiệu tâm thần nhưng chưa có Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS 2015:

“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể

nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”;

Theo đó, khi có chủ thể cho rằng một cá nhân là đương sự trong vụ án mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án phải giải thích, hướng dẫn để chủ thể đó thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố cá nhân đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy định; trường hợp chủ thể đó có yêu cầu và Tòa án thụ lý yêu cầu này thì Tòa án áp dụng khoản d khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 để ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, chờ kết luận giám định pháp y tâm thần [30].

Dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra Quyết định tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự. Cá nhân mất năng lực hành vi dân sự không còn khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình nên họ không thể trực tiếp tham gia tố tụng để thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Do vậy, trong trường hợp này, cần có người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó và Tòa án phải đưa người đại diện theo pháp luật vào tham gia tố tụng để bảo đảm quyền bảo vệ, quyền tham gia tố tụng của đương sự và người đại diện của họ. Người đại diện theo pháp luật có thể là: Cha mẹ đối với con chưa thành niên; hoặc người giám hộ đối với người được giám hộ; hoặc người được Tòa án chỉ định đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự. [25, tr. 33].

Như vậy, nếu đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật của họ thì Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Quy định này là phù hợp, bởi nếu Tòa án vẫn cứ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ việc mà chưa có người đại diện theo pháp luật thay cá nhân đó thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó thì sẽ không bảo đảm quyền tiếp cận công lý của

công dân, tính chính xác, đúng đắn của việc giải quyết vụ án và không bảo đảm quyền bảo vệ, quyền tham gia tố tụng của đương sự và người đại diện của họ [8, tr. 287].

Điều 23 BLDS 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà

không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”.

Đây là một quy định mới so với BLDS 2005, việc bổ sung quy định này là hợp lý, hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay cũng như phù hợp với nhiệm vụ mà Hiến pháp năm 2013 và BLDS 2015 đề ra nhằm bảo vệ tối đa quyền con người, quyền công dân. Bởi lẽ, trước đây, theo BLDS năm 2005, căn cứ vào khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà được phân ra nhiều mức độ khác nhau. Cá nhân khi đủ độ tuổi và không thuộc trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ là những người có năng lực pháp luật đầy đủ, là người tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự bằng hành vi của họ và tự chịu trách nhiệm, tự thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của họ [21]. Điều đó không phù hợp và không bảo đảm yếu tố công bằng về quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ dân sự. Bởi, trong trường hợp nếu cá nhân do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự mà phải chịu trách nhiệm như một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ là không hợp lý.

Trên thực tế, không phải mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân lúc nào cũng chỉ trong hai thái cực là đầy đủ hoặc mất năng lực hành vi dân

sự, mà có rất nhiều người tuy không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự (ví dụ: người già, người tàn tật…), nên việc bổ sung thêm đối tượng người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là một điều cần thiết.

Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015 chỉ quy định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS trong trường hợp “đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật”; không quy định đối với trường hợp “đương sự là cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật”. Như vậy là không phù hợp với Quy định tại Điều 23 BLDS 2015. Trường hợp này họ cũng cần có người đại diện theo pháp luật để tham gia tố tụng. Khi chưa xác định được người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để xác định người đại diện theo pháp luật của họ, bảo đảm quyền tham gia tố tụng, quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người đại diện của họ.

Do vậy, cần bổ sung thêm trường hợp “đương sự là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật” vào là một trong những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS để tương thích với quy định tại BLDS 2015 [8, tr. 287].

2.1.3. Trường hợp chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế

Trong việc giải quyết VADS, các đương sự có thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hoặc có thể thông qua người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng; hoặc trong một số trường hợp nhất định, đương sự phải có người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Theo khoản 3 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP - TANDTC, đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

Quan hệ đại diện có thể bị chấp dứt khi phát sinh sự kiện pháp lý nhất định, khi chấm dứt quan hệ đại diện thì cũng chấm dứt mối quan hệ pháp luật giữa người đại diện và người được đại diện. Theo pháp luật hiện hành, các trường hợp chấm dứt đại diện gồm:

- Đối với trường hợp đại diện hợp pháp của đương sự là cá nhân: + Đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân chấm dứt khi: Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc đã được khôi phục năng lực hành vi dân sự; người đại diện, người được đại diện chết; người đại diện bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết.

+ Đại diện theo ủy quyền của đương sự là cá nhân chấm dứt khi: Hoàn thành công việc ủy quyền theo thỏa thuận; thời hạn ủy quyền đã hết; người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được ủy quyền từ chối thực hiện việc ủy quyền; người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết; người ủy quyền hoặc người được ủy quyền bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết.

- Đối với trường hợp đại diện hợp pháp của đương sự là pháp nhân: + Đại diện theo pháp luật của đương sự là pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt tồn tại;

+ Đại diện theo ủy quyền của đương sự là pháp nhân chấm dứt khi: Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc được ủy quyền đã hoàn thành; người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; người được ủy quyền hoặc người ủy quyền là pháp nhân chấm dứt tồn tại; người được ủy quyền là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết.

- Ngoài ra, BLTTDS 2015 quy định: Trường hợp đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân hoặc pháp nhân còn có thể chấm dứt đại diện khi:

Có căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được hoặc có căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc Luật khác có liên quan.

Như vậy, khi chấm dứt ủy quyền, người đại diện không có quyền thay người được đại diện tham gia tố tụng nữa. Do vậy, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, trong trường hợp chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế thì Tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS. Tuy nhiên, trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật của đương sự là cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà đương sự là cá nhân được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì đương sự sẽ tiếp tục tham gia tố tụng hoặc có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.

Ngoài ra, khi quan hệ ủy quyền chấm dứt thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự sẽ tiếp tục hoặc có thể ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng. Vì vậy, trong trường hợp quan hệ ủy quyền đã chấm dứt nhưng đương sự hoặc người thừa kế của đương sự lại tiếp tục tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án mà không ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án [25, tr. 35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)