3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
3.3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tạm đình
về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Bên cạnh một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về tạm đình chỉ giải quyết VADS, cần phải có các biện pháp hỗ trợ khác nhằm đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Do đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể
nhằm tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tam đình chỉ giải quyết VADS vào thực tiễn cụ thể dưới đây:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng kiểm sát Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Để thực hiện kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS của Tòa án được tốt, việc kiểm sát các Quyết định tạm đình chỉ phải quan tâm kiểm sát chặt chẽ cả về hình thức và nội dung của Quyết định. Khi nhận được quyết định tạm đình chỉ của Tòa chuyển sang, VKS phải yêu cầu Tòa án chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án để VKS nghiên cứu một cách toàn diện, bảo đảm lý do tạm đình chỉ của Tòa án là có căn cứ, đúng pháp luật. Bảo đảm thực hiện chức năng kiểm sát của VKS, kịp thời kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự. Để làm được điều đó, VKS cần thực hiện như sau:
- Về công tác lãnh đạo đơn vị:Cần chỉ đạo phân công một đầu mối cho
cán bộ lập sổ sách theo dõi các Quyết định tạm đình chỉ, khi nhận các Quyết định phải có ký nhận, xác định thời gian nhận và kịp thời chuyển đến cho các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công kiểm sát Quyết định. Bên cạnh đó, cần cử cán bộ phối hợp với Tòa án rà soát số liệu Quyết định tạm đình chỉ và thường xuyên quan tâm, đôn đốc hoặc kiến nghị với lãnh đạo Tòa án để có biện pháp nhanh chóng đưa ra giải quyết những vụ việc tạm đình chỉ nhưng đã hết thời hạn hoặc lý do tạm đình chỉ không còn.
- Về trách nhiệm của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công:
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công kiểm sát vụ án phải lập phiếu kiểm sát theo mẫu. Trên cơ sở đó, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần kiểm sát về thời hạn gửi Quyết định tạm đình chỉ cho VKS xem Tòa án có gửi Quyết định cho VKS đúng hạn không? kiểm sát về hình thức Quyết định xem Quyết định có đúng với mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ- HĐTP ngày 13/01/2017 của HĐTP - TANDTC không? kiểm sát về nội dung
của Quyết định để xác định số Quyết định, ngày thụ lý, đương sự có đúng với thông báo thụ lý vụ án đã nhận được trước đó hay không? thẩm quyền giải quyết có đúng không? căn cứ ra Quyết định tạm đình chỉ đúng không? [27]. Ngoài ra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần thường xuyên nghiên cứu văn bản pháp luật để phục vụ cho yêu cầu, nhiệm vụ công tác và cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, tham mưu cho lãnh đạo VKS những biện pháp kiến nghị Tòa án chấn chỉnh, khắc phục kịp thời sai phạm nếu có.
Thứ hai, nâng cao năng lực của Thẩm phán, cán bộ Tòa án
Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết án, do đó, chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết vụ án phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, Thẩm phán còn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, tài chính - kế toán, xây dựng, hành chính đất đai… Tuy nhiên, cho đến nay, trong đội ngũ Thẩm phán vẫn có một số Thẩm phán hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Do vậy, trước mắt, cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ Thẩm phán, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các vụ án dân sự. Thực tế giải quyết các vụ án cho thấy còn có tình trạng Thẩm phán hiểu không đúng, chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS và các văn bản pháp luật có liên quan dẫn đến việc ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng.
Hiện nay, ngành Tòa án cũng đã có những khóa, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng còn chưa thường xuyên, số lượng Thẩm phán được bồi dưỡng hoặc tham gia bồi dưỡng vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong việc giải quyết các vụ án; bên cạnh đó, kịp thời tổng kết và hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
Thứ ba, cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chế độ lương, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức Tòa án
Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án; Thẩm phán, cán bộ Tòa án thực hiện công việc có tận tâm, trách nhiệm hay không. Do đó, việc tăng cường xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị tân tiến cho Tòa án để các Tòa án có điều kiện thuận lợi hơn trong giải quyết công việc là cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chính sách lương, đãi ngộ tương xứng đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án để họ có thể chuyên tâm, tận tụy với công việc của mình, bảo đảm thực thi pháp luật và tính chính xác, đúng đắn của kết quả giải quyết vụ án.
Thứ tư, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân và việc đưa các quy định của pháp luật vào với thực tế thực hiện pháp luật. Hiện nay, nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng của một bộ phận người dân còn rất hạn chế, cũng đồng nghĩa với việc một số đương sự trong một số vụ án còn rất hạn chế nhận thức về pháp luật.
Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được tích cực, thường xuyên trên đa dạng các hình thức như: Báo, đài phát thanh, đài truyền hình, internet, các buổi tuyên truyền, phổ biến trực tiếp… để người dân có điều kiện tiếp cận pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân nói chung và các đương sự trong các VADS nói riêng.
Kết luận Chương 3
Chương 3 của Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS và đã chỉ ra, làm rõ được một số vướng mắc, bất cập của pháp luật trong quá trình
dụng pháp luật để giải quyết vụ án như: Một số quy định còn chưa rõ ràng dẫn đến những cách hiểu, áp dụng pháp luật chưa thống nhất; có sự lạm dụng tạm đình chỉ giải quyết vụ án để kéo dài thời gian giải quyết vụ án của Tòa án; một số trường hợp Tòa án phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS đã bị BLTTDS 2015 đã bỏ sót; một số cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cuầ của Tòa án;… dẫn đến hậu quả là thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, quyền lợi của đương sự không được bảo đảm và ảnh hưởng đến tính khách quan, chính xác và đúng đắn của việc giải quyết vụ án.
Trên cơ sở đó, Chương 3 đã chỉ ra và làm rõ được một số nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trên là do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như:
- Khách quan là do: HĐTP – TANDTC còn chậm trễ trong việc xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng để thống nhất cách hiểu và áp dụng trong hệ thống Tòa án, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các Tòa án còn hạn chế và chế độ lương, chính sách phúc lợi đối với cán bộ, công chức Tòa án chưa tương xứng; số lượng các VADS Tòa án thụ lý hàng năm ngày càng tăng, mỗi Thẩm phán phải giải quyết một số lượng lớn các vụ án; chưa có chế tài xử lý nghiêm trách nhiệm với việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy định pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án…
- Chủ quan là do: Công tác kiểm sát đối với thực hiện việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự của VKS chưa sát sao, chặt chẽ; trình độ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm của một số Thẩm phán còn hạn chế; Công tác kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới chưa nghiêm túc; công tác tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật của ngành Tòa án còn nhiều hạn chế, chưa tìm ra được những giải pháp khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình giải quyết VDS…
Cuối cùng, Chương 3 đã đưa ra được những kiến nghị cụ thể và mang tính mới nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về tạm đình chỉ giải quyết VADS như: Bổ sung quy định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS đối với một số trường hợp đương sự là cá nhân đã chết, trường hợp đương sự là cá nhân có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; hướng dẫn về việc áp dụng quyền của đương sự để đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết VADS và về thời điểm ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS; sửa đổi quy định tại Điều 216 BLTTDS 2015 về Quyết định tiếp tục giải quyết VADS…
Bên cạnh đó, Chương 3 của Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện, cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ… nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong thực tiễn giải quyết các vụ án của ngành Tòa án.
KẾT LUẬN
Tạm đình chỉ giải quyết VADS là việc Tòa án tạm ngừng giải quyết VADS khi có căn cứ do pháp luật quy định, khi lý do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án tiếp tục giải quyết VADS đó.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết VADS là nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; hạn chế những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án và bảo đảm cho VADS được xem xét, giải quyết một cách khách quan và đúng đắn. Ngay từ những văn bản quy định về thủ tục tố tụng dân sự đầu tiên của Việt Nam đã có những quy định về tạm đình chỉ giải quyết VADS. Đặc biệt, phải kể đến là BLTTDS 2015, các quy định về tạm đình chỉ giải quyết VADS tại Bộ luật này đã có nhiều điểm mới tích cực và phù hợp với thực tiễn hơn các quy định tại Pháp lệnh về thủ tục tố tụng dân sự và các BLTTDS trước đây.
Trên cơ sở các quy định của BLTTDS 2015, Luận văn đã nghiên cứu, xây dựng được cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết VADS và đạt được những kết quả theo mục đích, nhiệm vụ đề tài đặt ra như: Phân tích làm sáng tỏ một cách có hệ thống cơ sở kiến thức pháp lý về tạm đình chỉ giải quyết VADS; đưa ra và phân tích khái niệm, định nghĩa về tạm đình chỉ giải quyết VADS; chỉ ra cơ sở khoa học và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết VADS; những đặc điểm cơ bản và phân loại căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS.
Vận dụng cơ sở lý luận về tạm đình chỉ giải quyết VADS, Luận văn đã tập trung vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quy định của BLTTDS 2015 và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết VADS; chỉ ra các vướng mắc, bất cập của vấn đề này cùng các nguyên nhân của vướng mắc, bất cập. Từ đó, Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập và hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong công tác giải quyết các VADS của ngành Tòa án.
Luận văn mang ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện các vấn đề pháp lý cơ bản về tạm đình chỉ giải quyết VADS trên cơ sở quy định của BLTTDS 2015; đưa ra được một số kiến nghị mới so với các công trình khác đã công bố trước đây. Những kiến nghị tại Luận văn này sẽ là cơ sở để các nhà lập pháp tham khảo, vận dụng cho quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Với một số kiến nghị tại Luận văn này, tác giả mong rằng có thể góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết VADS trong thực tiễn; góp phầm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của đương sự và tính khách quan, chính xác, đúng đắn trong việc giải quyết các VADS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạc sĩ Thái Chí Bình (2014), “Vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện một vài quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự”, Cổng thông tin điện
tử Bộ Tư pháp; truy cập tại: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-
cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1743.
2. Ái Chân (2018), “Khoản nợ tạm đình chỉ tranh chấp dân sự”, Báo điện tử
Sài Gòn giải phóng online; truy cập tại: http://www.sggp.org.vn/khoan-
no-tam-dinh-chi-tranh-chap-dan-su-524234.html.
3. Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Đại học Luật Hà Nội (1991), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Lê Thị Hồng Hạnh (2018), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ, việc dân sự”, Tạp chí
Kiểm sát, số 9 (tháng 5/2018).
6. Tiến sĩ Bùi Thị Huyền (2016), Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng dân
sự năm 2015, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
7. Tiến sĩ Bùi Thị Huyền, “Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 5 (290) - 2016.
8. Trần Thị Thu Hiền (2014), “Vướng mắc trong công tác kiểm sát việc áp dụng quyết định tạm đình chỉ giải quyết các vụ, việc dân sự, HNGĐ, KDTM, LĐ, HC theo khoản 6, Điều 189 BLTTDS”, Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh quảng bình; truy cập tại:
http://vienkiemsatquangbinh.gov.vn/index.php/vi/news/Kiem-sat-vien- viet/Vuong-mac-trong-cong-tac-kiem-sat-viec-ap-dung-quyet-dinh-tam- dinh-chi-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-HNGD-KDTM-LD-HC-theo- khoan-6-Dieu-189-BLTTDS-158/.
9. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN ngày 07/12/1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
10. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2017), Nghị quyết ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
11. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số: