1.5.1. Học qua trải nghiệm
Con người còn học được nhiều kinh nghiệm từ trải nghiệm của mình. Những kinh nghiệm đã có ln được bổ sung thường xuyên bởi trải nghiệm cá nhân. Những trải nghiệm này rất quan trọng đối với việc học. Bởi vì, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm con người chỉ có được từ trải nghiệm. Chẳng hạn như: thật khó dạy hoặc có thể mô tả cho người khác về vị chua thơm ngọt của quả dứa, người học được trải nghiệm thưởng thức (ăn) quả dứa thì người học sẽ có kinh nghiệm về vị chua thơm ngọt của quả dứa và phân biệt được quả dứa với quả khác. Học từ trải nghiệm thường mang lại cảm xúc cho cá nhân trong quá trình hoạt động nên những kinh nghiệm có được từ trải nghiệm thường được nhớlâu hơn.
Do đó, học trải nghiệm là cách học thông qua làm việc trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có để tạo ra kiến thức, NL mới bằng cách chuyển hóa kinh nghiệm.
Ví dụ: Chủ đề học tập là thế giới động vật, thay vì học nó thơng qua sách vở, học sinh được trải nghiệm thơng qua quan sát và tương tác, chăm sóc các con vật...; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết (chung) về lồi thú mà cịn phát triển tình yêu (riêng của mỗi người) đối với thiên nhiên và mng thú. Ngồi ra, nhiều sự hiểu biết và NL của con người chỉcó được từ trải nghiệm của riêng mình.
1. Trải nghiệm 2. Suy nghiệm 3. Khái qt hóa 4. Thử nghiệm
a. Chu trình học trải nghiệm
Chu trình học trải nghiệm do David A. Kolb đề xuất dựa trên các công trình nghiên cứu của John Dewey và Kurt Lewin. Theo Kolb, trong quá trình HĐTN, kiến thức thu được hình thành từ việc biến đổi các kinh nghiệm thu được. Cụ thể 4 bước như sau:
- Bước 1 – Trải nghiệm (Do it) – (Concrete Experience – CE): Thu thập kinh nghiệm (kiến thức) cụ thể từ tình huống cụ thểtrong HĐTN thực tế hoặc tái hiện kiến thức đã biết.
- Bước 2 – Suy nghiệm (What happens) – (Reflection Observation – RO): Suy xét, phân tích, so sánh giữa kiến thức mới với kiến thức đã biết.
- Bước 3 – Khái quát hoá/Kết nghiệm (So what) – (Abstract Conceptualization – AC): Rút ra kết luận/kết quả từ trải nghiệm hoặc hỗ trợ/cập nhật kiến thức đã biết.
- Bước 4 – Thử nghiệm (Now what) – (Active Experimentation – AE): áp dụng kết quả vào hình huống cụ thể trong thực tiễn để kiểm chứng hiệu quả.
Mô hình 1: Chu trình học trải nghiệm của David A. Kolb
Trên lý thuyết, việc tham gia HĐTN đòi hỏi mỗi cá nhân phải phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn để tạo ra sự thống nhất giữa cái đã có và cái chưa có, giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa những điều đã thấy với việc chuyển hóa thành hành vi. Điều này thể hiện ở hai quá trình diễn biến của hoạt động và nhận thức liên tục. Các bước này cứ lặp đi lặp lại, chu trình có thể tiếp tục theo hình xoắn ốc mở rộng dần và nâng cao lên.
Như vậy, mấu chốt của học trải nghiệm là: (1) HS được trực tiếp hoạt động; (2) Có sự liên kết, tương tác giữa kinh nghiệm đang có với kinh nghiệm tiếp thu được; (3) Hình thành kinh nghiệm mới dưới các dạng kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị (năng lực); (4) Sử dụng kinh nghiệm vào hoạt động mới.
Bản chất của HĐTN là tổ chức cho HS tiến hành các hành động (cá nhân hoặc nhóm). Ởđó, HS được tương tác với đối tượng thực trong các hồn cảnh nhất định để hình thành các kinh nghiệm hiện tại. Đồng thời, bên trong tư duy của HS diễn ra sự
tương tác giữa kinh nghiệm đã có với kinh nghiệm thu được hiện tại thông qua q trình phân tích, xử lý thông tin và hệ thống hóa kiến thức nhằm hình thành kinh nghiệm mới (năng lực mới) và sử dụng kinh nghiệm mới như là một phương tiện để giải quyết một tình huống, một hoạt động mới.
b. Tổng quát các bước của chu trình học hoạt động trải nghiệm
Có nhiều mơ hình về chu trình học trải nghiệm. Mơ hình của mỗi tác giả có những điểm riêng. Tuy vậy, chúng ta có thểhình dung các bước của HĐTN nói chung, qua bốn bước sau:
- Bước 1: Trải nghiệm cụ thể: Bước này thường bắt đầu hành động của người học theo kinh nghiệm đã có của mình, tác động vào đối tượng và hồn cảnh. Tính chất của các hành động (thao tác) tùy thuộc vào hoàn cảnh và kinh nghiệm đã có của người học. Chẳng hạn như: đọc tài liệu, truy cập mạng, xem trình chiếu về chủ đề đang học, thực hành thao tác, xử lý vấn đề…đối tượng. Kết quả của những hành động này tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học. Chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tiếp theo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience – CE). Trong các hành động học thực hành “hời hợt”, thường dừng lại ở các kinh nghiệm này. Trong học trải nghiệm đây mới là khởi đầu và chúng chỉ là nguồn nguyên liệu cho các bước tiếp theo.
- Bước 2: Suy nghiệm: Quan sát có suy nghiệm là bước cốt lõi của học trải nghiệm. Thơng thường, các tình huống học trải nghiệm được GV thiết kế ở mức khó khăn hơn so với kinh nghiệm hiện có của người học. Vì vậy, người học cần quan sát có suy xét để cấu trúc lại các trải nghiệm cụ thể và với các sự kiện của tình huống. Thậm chí ngay cảtrong trường hợp thành cơng, GV cũng cần đề nghị người học quan sát và suy ngẫm về những kinh nghiệm vừa thu được; liên kết các sự kiện, các kinh nghiệm đó với những kinh nghiệm đã có trước đây; phân tích chúng, lật đi lật lại vấn đề, với các câu hỏi khác nhau. Sựđánh giá này cần mang yếu tố “phản tỉnh” tức là tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem mình cảm thấy thế nào, có hiểu được hay không, hợp lý hay khơng, có đúng khơng hay có hợp lý khơng, có cách nào khác khơng, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua hay khơng?... Trong q trình suy ngẫm, người học sẽ rút ra được các bài học cũng như định hướng mới cho chặng đường học tiếp theo thú vị và hiệu quảhơn.
- Bước 3: Khái niệm hóa, khái quát hóa: Sau khi quan sát thấu đáo, liên kết và suy tưởng sâu sắc các kinh nghiệm rời rạc, các sự kiện của tình huống, người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được. Từ đó hình thành khái niệm mới, tri thức mới, mang tính giả định. Đây là bước quan trọng để các kinh nghiệm (đã có kết hợp với kinh nghiệm vừa thu nhận được) được chuyển thành “tri thức lý luận”, hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lại trong não bộ. Khơng có bước này, các kinh nghiệm không được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là các trải nghiệm vụn vặt thu được trong tiến trình học tập hay thực hành.
- Bước 4: Thử nghiệm: Kết quả từ 3 bước trên, người học đã đúc kết, rút ra được những kết luận, khái quát hay giả định cho bản thân.Những giả định này đó có thể đúng hoặc sai hoặc chưa đúng hoàn toàn. Do vậy, chúng ta cần phải dựa vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Việc này hết sức quan trọng trong hình thành nên tri thức thực sự (tri thức kinh nghiệm). Đây là bước cuối cùng để người học xác nhận hoặc phủ nhận những giảđịnh đã đúc kết từcác bước trên.
Điểm cốt lõi trong bước thử nghiệm này là sự suy tưởng, tức là sự quay trở lại của tư duy trong ý thức, hướng đến các kinh nghiệm của mình, phân tích, khái qt hóa và cơng thức hóa chúng thành các khái niệm, sau đó các khái niệm này được áp dụng và thử nghiệm trong thực tế. Từđó, xuất hiện các kinh nghiệm mới và chúng lại trở thành đầu vào cho học tập tiếp theo cho tới khi học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Nói cách khác, học trải nghiệm là sự hình thành các kinh nghiệm mới bằng sự tương tác giữa các kinh nghiệm đã có với những hiểu biết rời rạc thu được hiện tại, nhờ sự phản ánh của chủ thểtrong hành động, theo một chu trình khép kín, liên tục. c. Tóm tắt các bước trong chu trình hoạt động trải nghiệm
Các bước HĐTN được xác định mục tiêu, mô tả và cách thực hiện như sau:
Bảng 1.2. Tóm tắt các bước trong chutrình hoạt động trải nghiệm
Các bƣớc Mục tiêu Mô tả Cách thực hiện
Trải nghiệm Rút ra kinh nghiệm rời rạc ban đầu. Từ quan sát, đóng vai trị chơi, thực hành, trải nghiệm thực tiễn,…về chủ đề học nhằm thu thập kiến thức.
Tự tìm hiểu và thu thập thông tin bằng cách: đọc tài liệu, xem trình chiếu, làm thử hoặc làm thí nghiệm,…
Suy nghiệm Phân tích, so sánh và đánh giá các vấn đề. Tự suy nghiệm bằng cách phân tích, so sánh, lý giải, đánh giá các vấn đề hợp lý hay khơng hợp lý,…Qua đó, HS kiểm chứng vấn đề và đánh giá mức độ nhận thức của mình.
HS có thể làm việc cá nhân hay nhóm thơng qua hỏi đáp => thảo luận => tranh luận => seminar,…
Khái niệm hóa
Tạo ra hoặc điều chỉnh khái niệm trong tư duy.
Xâu chỗi lại các kiến thức thu được theo một trình tự nhất định, khái quát hóa thành quy tắc chung và chuyển đổi thành tri thức riêng của cá nhân.
Có thể thực hiện qua các hình thức như: gợi ý, hướng dẫn của GV, làm bài tập, xây dựng kế hoạch dự án/ mơ hình lý thuyết. Thử nghiệm Kiểm chứng khái niệm trong các tình huống thực tế.
Tiến hành thử nghiệm trong tình huống thực tiễn cụ thể để kiểm chứng kinh nghiệm mới (đúc kết ở bước 3) có chính xác khơng nhằm củng cố kinh nghiệm mới.
Có thể thực hiện các dạng sản phẩm như: thiết kế mô phỏng, nghiên cứu trường hợp trong thực tiễn, tham quan/ thực địa => dự án.
Lưu ý: Sự phân định các bước trên chỉ là tương đối, có tính giản lược. Trên thực tế, quy trình trải nghiệm phức tạp hơn và vận dụng các bước một cách linh hoạt.Tùy mục tiêu học, tình huống, kinh nghiệm đã có của HSmà GV có thể linh hoạt tổ chức đan xen và tách hay gộp các bước cho phù hợp.
d. Ví dụ minh họa các bước của chu trình hoạt động trải nghiệm Ví dụ: Chủ đề: “Giá trị tình u thương”
- Bước 1 –Trải nghiệm: HS có được một số hành vi yêu thương từ trải nghiệm hoặc thông qua các tổ chức hoạt động định hướng của GV như: xem trình chiếu TV, xem kịch ngắn, đọc câu chuyện,…
- Bước 2 – Suy nghiệm: HS cảm nhận, suy nghĩ, liên tưởng về trạng thái cảm xúc, tình yêu thương khi nhận được từ người khác hoặc trao tặng, mang đến tình yêu thương của bản thân mình cho người khác.
- Bước 3 – Khái quát hóa: HS dần dần nhận thức được một cách rõ nét, sâu sắc hơn rằng tình u thương là một trong những thuộc tính quan trọng và là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người; đồng thời nó cũng là động lực sống của con người. Đây là bài học, là kiến thức, kỹ năng mà bản thân HS đã đúc kết, rút ra được từ q trình khái qt hóa.
- Bước 4 – Thử nghiệm: HS thử nghiệm thể hiện tình cảm yêu thương dưới nhiều hình thức khác nhau với những người xung quanh. Từ đó, HS phân tích giá trị đạt được cho bản thân và người khác để kiểm chứng lại những giá trị yêu thương đã cảm nhận, đã đúc kết, rút ra được từ bài học, kiến thức, kỹ năng trước đó.
Lưu ý: Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” chỉ đơn giản là học từ việc làm
hàng ngày, là các bước đúc kết thành những bài học, những kiến thức, kỹ năng sau quá trình trải nghiệm. Mỗi bước bao gồm các câu hỏi mở được đưa ra để người học trả lời, buộc người học phải thực sự động não, suy ngẫm.Từ đó, người học tự đúc kết, rút ra bài học, kiến thức, kỹ năng cho bản thân.Đây cũng là lúc để đánh giá lại quá trình trải nghiệm của mình. Các câu hỏi định hướng rất đa dạng tùy theo từng hoạt động cụ thể. Phương pháp và các bước có thể áp dụng với tất cả các chủ đề, lĩnh vực, tùy theo định hướng của người thiết kế.