Quy trình thiết kế kế hoạch HĐTN là việc làm có tính quyết định tới sự thành cơng một phần của hoạt động. Ở khâu này đòi hỏi GV đầu tư nhiều công sức trong việc lựa chọn cách triển khai một cách hợp lý nhất. Việc thiết kế các HĐTN cụ thể được tiến hành theo các bước sau:
1.6.1. Xác định nhu cầu HĐTN: GV thực hiện một số công việc sau:
- Khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành dựa vào mục tiêu và chương trình GD. - Xác định rõ đối tượng thực hiện: Việc hiểu rõ đặc điểm HS tham gia nhằm giúp GV thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi và có các biện pháp phịng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho HS.
1.6.2. Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết. Bởi vì, tên của hoạt động phản ánh chủ đề và nội dung của hoạt động. Tùy thuộc vào nhận thức của đối tượng HS, điều kiện cụ thể của từng lớp, kế hoạch của nhà trường,… mà GV có thể lựa chọn tên cho hoạt động sao cho phù hợp. Khi tên hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết thực của HS
sẽ thu hút, kích thích tích cực và tạo trạng thái tâm lý hứng khởi của HS. Do đó, GV cần đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn; (2) Phản ánh được chủđề và nội dung của hoạt động; (3) Tạo được ấn tượng ban đầu cho HS.
1.6.3. Xác định mục tiêu của hoạt động
Mục tiêu của hoạt động là xác định các tiêu chí cần đạt của hoạt động. Các tiêu chí của mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể về nội dung và phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị. Tùy theo chủ đề của HĐTN, đặc điểm HS và điều kiện cụ thể của mỗi lớp/nhà trường mà hệ thống các tiêu chí của mục tiêu sẽđược cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. Đểxác định mục tiêu chính xác, GV cần trả lời các câu hỏi sau:
- Những kiến thức đạt ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng của kiến thức); - Những kỹnăng nào và mức độđạt?;
- Những thái độ, giá trị nào?
Khi mục tiêu xác định đúng sẽ giúp GV làm tốt các công việc sau: (1) Định hướng cho cách thực hiện hoạt động; (2) Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động có tính khả thi; (3) Làm cơ sởđể chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động.
1.6.4. Xác định nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện hỗ trợ của hoạt
động trải nghiệm.
Mục tiêu có thể thực hiện đạt được hay khơng phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động.
Để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động, GV cần căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện cụ thể của lớp, của nhà trường và khảnăng của HS. Nội dung hoạt động cần liệt kê theo trình tự và đầy đủ, mô tả một cách ngắn gọn nhằm giúp người đọc hình dung được cấu trúc tổng thể của hoạt động.
Khi xác định phương pháp cụ thể, GV tiến hành và lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng với từng nội dung. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, cịn hình thức khác là phụ trợ.
Ví dụ:“Thảo luận về việc phát huy truyền thống hiếu học và tơn sư trọng đạo”
Hình thức thảo luận là chủđạo, có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, trò chơi hoặc đố vui. Trong “Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, nên
chọn hình thức báo cáo, trình bày, thuyết trình về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chính, kết hợp với thi đàn, hát dân ca, trò chơi dân gian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sĩ,… để tăng tính đa dạng, hấp dẫn cho diễn đàn.
Đểxác định những phương tiện hợp lý, GV cần tiến hành các công việc sau: - Lực lượng tham gia: GV, HS và các đối tượng khác.
- Những tài liệu, dụng cụ học tập của GV và HS chuẩn bị được sử dụng trong quá trình hoạt động.
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động.
1.6.5. Lập kế hoạch
Để mục tiêu thành hiện thực, GV cần tính tốn, nghiên cứu kỹlưỡng để thiết kế kế hoạch một cách chi tiết và cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi trong thực hiện. Việc lập kế hoạch, GV cần thực hiện các cơng việc sau:
- Tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực) - Xác định cụ thể thời gian, khơng gian.
- Xác định chi phí cho tất cả các khoản của HĐTN. Bên cạnh đó, GV cần tìm ra phương án chi phí thấp nhất cho việc thực hiện để có thể triển khai hoạt động phù hợp với khả năng kinh tế thực tế của lớp/trường và làm giảm gánh nặng trong việc đóng góp của HS.
- Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng. GV cần cân nhắc, xem xét để bố trí cơng việc phù hợp với khảnăng, chun mơn của GV. Bên cạnh đó, GV cần tính tốn bố trí nguồn lực và điều kiện thực hiện từng khâu trong công việc hợp lý để thực hiện HĐTN diễn ra theo phương án tối ưu nhất.
1.6.6. Thiết kế chi tiết hoạt động
Xác định các yếu tố cần thiết trong việc thiết kế hoạt động
Đểxác định các yếu tố cần thiết của bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
- Các công việc được thực hiện theo hình thức cụ thể (tổ, nhóm, cá nhân) nào? - Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc ở mức độ nào?
I. Mục tiêu: Xác định rõ các tiêu chí cần đạt về NL thuộc các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
Liệt kê tên các nội dung và hình thức của chủđề. Chú ý diễn đạt ngắn gọn - Nội dung: Liệt kê trình tự tên các nội dung
- Hình thức: Ghi cụ thể hình thức thực hiện III. Công tác chuẩn bị:
1. Vềphương tiện hoạt động
- Vật chất, kinh phí chi hoạt động, giải thưởng, những trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, sân bãi,..
- Địa điểm: Ghi cụ thểnơi sẽ trải nghiệm 2. Về công tác tổ chức
Phân công việc và cách thực hiện: GV chủ nhiệm, GV bộ môn, các lực lượng GD phối hợp, HS.
- Giáo viên: Giữ vai trị chủđạo, quan tâm, đơn đốc, động viên, hỗ trợ HS và liên kết các lực lượng khác; GV chủ nhiệm kết hợp cho HS các lớp khác tham gia hoạt động chung, mang tính thi đua hữu nghị, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; GV bộ môn hỗ trợ về mặt chuyên môn và các việc theo đúng khảnăng có thểđược.
- Học sinh: Chủđộng, tích cực tham gia chuẩn bị.
- Các lực lượng GD khác quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện như: Ban Giám hiệu chỉ đạo cấp kinh phí, viết giấy giới thiệu, đối ngoại; Cơng đồn hỗ trợ nhân sự điều hành, kinh phí, tư vấn, kinh nghiệm; Chi đồn trực tiếp tham gia ban tổ chức, hỗ trợ mọi mặt hoạt động; Hội phụ huynh HS hỗ trợ kinh phí, tham gia quản lý HS, tư vấn kinh nghiệm thực tiễn,…; Đoàn trường phối hợp hỗ trợ mang tính phong trào, giao lưu; Hội phụ nữ quan tâm về quyền trẻ em, hỗ trợ đặc biệt về mặt tinh thần; Hội Cựu chiến binh trong vai trò đội viên danh dự có đầy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ, GD đạo đức và tư tưởng chính trị; Hội Chữ thập đỏ giúp về trang bị y tế, bổ sung những chuyên viên y tế trong những hoạt động lớn mang tính chất quy mơ,…
- Thời gian: dự kiến phân bổ thời gian cho từng cơng việc và tồn bộ hoạt động. - Bảng phân công
Ngƣời thực hiện Công việc Cách thực hiện Thời gian thực hiện
Hoa Thu thập thơng tin Tìm sách thư viện Từ 12/4 – 15/4
…
IV. Tổ chức hoạt động:
Số lượng các hoạt động cần phù hợp với mục tiêu, nội dung. Hoạt động cần đảm bảo tính thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn; có hoạt động thực hành sáng tạo trong chuỗi hoạt động, có thể liệt kê các hoạt động như sau:
1. Các hoạt động trong một hoạt động trải nghiệm
a. Hoạt động mở đầu: Có thể thực hiện các hoạt động sau: Hát múa tập thể hoặc trò chơi; Tuyên bố lý do; Giới thiệu đại biểu (nếu có); giới thiệu chương trình hoạt động; nếu là Hội thi thì giới thiệu Ban tổ chức, Ban giám khảo,…
b. Hoạt động chính: là hoạt động triển khai nội dung trọng tâm của HĐTN. Việc triển khai hoạt động thể hiện biện pháp thực hiện, quy trình luật chơi, người thực hiện, phương tiện phục vụ cho từng hoạt động. Số hoạt động thông thường tối thiểu là 2
hoạt động và tối đa là 4 hoạt động.
c. Hoạt động cuối: là hoạt động tổng kết; Nếu là hoạt động giao lưu, thảo luận tham quan,…thì hoạt động cuối là hoạt động trao quà lưu niệm, lời cảm ơn của Ban tổ chức. Nếu là hoạt động thi hoạt động cuối là hoạt động nhận xét của Ban giám khảo về nội dung cuộc thi, công bố kết quảvà phát thưởng, lời cảm ơn của Ban tổ chức.
2. Cấu trúc của một hoạt động a. Mục tiêu
b. Cách tiến hành: mô tả cụ thể cách tiến hành các bước triển khai nội dung của hoạt động như: bước 1, bước 2,…
c. Kết luận về hoạt động
Hoạt động 2, 3,…: Cấu trúc tương tựnhư hoạt động 1 V. Tổng kết và hướng dẫn HS học tập
1. Tổng kết
- Yêu cầu HS chia sẻ về những thu hoạch của mình
- Giáo viên bổ sung và chốt lại những nội dung chính, nhận xét chung về tinh thần thái độ của HS, những vấn đề rút kinh nghiệm.
- Gợi ý HS đọc thêm, luyện tập bổ sung, tìm kiếm tài liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên các em suy nghĩ tiếp theo trong quá trình học tiếp theo của bài học.
- Giao bài tập vềnhà để HS thực hiện (nếu có)
3. Đánh giá kết quả hoạt động: Việc thực hiện đánh giá qua các bước sau:
- Học sinh tự đánh giá: HS tự nhận xét và đánh giá về những trải nghiệm, sáng tạo mà các em trải qua.
- Nhóm đánh giá: Nhóm đánh giá các thành viên trong nhóm và các nhóm trong lớp. - Giáo viên đánh giá; nhận xét những điểm làm tốt, những điểm chưa làm tốt và hướng dẫn HS cách sửa sai/làm tốt hơn. Sau cùng, GV đánh giá mức độ đạt được của HS trong HĐTN.
1.6.7. Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động
Giáo viên rà sốt, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khảnăng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hồn thiện bản thiết kếchương trình hoạt động và cụ thểhóa chương trình đó bằng văn bản.
1.6.8. Lưu tr kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh (nếu cần)
Tùy vào hình thức HĐTN cụ thểnhư: hình thức hội thi, tham quan tìm hiểu khu di tích, tham quan cơ sở sản xuất, làng nghề,... GV có thể bỏ bớt một sốbước cho phù hợp.