Khu di tích Gò Tháp

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học Thiết kế các hoạt động trải nghiệm các địa danh cho học sinh tiểu học ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 97)

Khu di tích Gò Tháp nằm ở ấp 1 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã được Thủtướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt cho loại hình di tích “Khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật” vào năm 2012. Với diện tích 300ha, Gò Tháp là nơi hội tụ các thiết chế lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng… Hằng năm tại Gò Tháp có 2 kỳ lễ hội là lễ hội vía Bà Chúa Xứ rằm tháng 3 âm lịch và lễ giỗ 2 cụ Thiên Hộ Võ Duy Dương và Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều rằm tháng 11 âm lịch đã thu hút sự tham gia của hàng trăm ngàn lượt người.

Gò Tháp có hàng chục di tích tôn giáo thời Vương quốc Phù Nam có niên đại cách đây trên một thiên niên kỷ. Đây cũng là địa chỉđỏ trong kháng chiến chống Pháp, Chống Mỹ cứu nước, là căn cứ địa “lòng dân” của Xứ ủy và Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam bộ (1945 – 1949). Gò Tháp có các giá trị sau:

- Giá trị về tâm linh, tín ngưỡng: Gò Tháp nổi bật những giá trị tâm linh với nhiều di tích tín ngưỡng, tôn giáo như Đền thơi Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều, chùa Tháp Linh, Miếu Bà Chúa Xứ. Biểu hiện rõ rệt nhất của những giá trị tâm linh nơi đây là hàng năm có hai lễ hội lớn được tổ chức là lễ Vía Bà Chúa Xứ là lễ giỗ hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Võ Duy Dương và Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều thu hút hàng ngàn du khách thập phương về tham dự.

- Giá trị về khảo cổ: Gò Tháp có nhiều loại hình di tích khảo cổ học như di tích cư trú, di tích kiến trúc đền – tháp, ao thắn, giếng thần,… đã được phát hiện. Đặc biệt, Gò Tháp còn có một số lượng lớn các hiện vật khảo cổ phong phú và có giá trị như sưu tập tượng thờHindu giáo, sưu tập tượng Phật gỗ, bộsưu tập hơn 400 hiện vật vàng gồm các lá vàng, khuyên tay vàng, nhẫn vàng, sợi dây chuyền bằng vàng,…

- Giá trị về lịch sử: Gò Tháp là đại bản doanh của hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp (1862 – 1866). Những trận đánh do hai ông tổ chức đã bao phen làm cho thực dân Pháp mất ăn, mất ngủ, thiệt hại nặng nề. Sau năm 1945, Gò Tháp được lựa chọn làm khu căn cứ hoạt động của Xứ Ủy và Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ giai đoạn 1946 – 1949. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Gò Tháp là nơi ghi dấu chiến công của các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 502 – Những người con của quê hương Đồng Tháp trong trận đánh sập “Tháp Mười Tầng” năm 1960. Những khí thếhùng thiên đó đã được lưu giữ trên mãnh “đất thánh” này.

- Giá trị vềsinh thái: Gò Tháp là nơi còn giữ được nét hoang sơ của vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vô cùng phong phú, khoảng 130 loài thực vật khác nhau. Trong đó, tiêu biểu phải kể tới như: rừng tràm, đế, sậy và những cánh đồng sen hồng bạt ngàn, tỏa hương thơm mát quanh năm… Đồng thời, đây là nơi cư trú của hàng chục loài động vật và hơn 20 loài chim nước như: Nhan Sen, Nhan Điển, Cò, Trích… Là nơi lý tưởng cho du khách tham quan, trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên sau những ngày làm việc căng thẳng.

Hình 5. Khu di tích Xẻo Quít

Khu di tích Xẻo Quít là khu rừng tràm rộng hơn 70 ha, nằm trên địa phận 2 xã Mỹ Long, Mỹ Hiệp thuộc huyện Cao Lãnh, cách thành phố Cao Lãnh 30km. Từ xa xưa, Xẻo Quít có trồng nhiều quít và địa danh Xẻo Quít bắt nguồn từ đó. Con kinh Hội đồng Tường đào cắt ngang, chia Xẻo Quít làm hai phần; đoạn ngoài gọi là Xẻo Quít ngoài, đoạn trong là Xẻo Quít trong. Căn cứ của Tỉnh ủy Kiến Phong nằm ở ngọn cùng Xẻo Quít.

Xẻo Quít có một hệ thống mương rạch chằng chịt len lỏi trong một cánh rừng tràm ngập nước, kết nối các hầm hào, công sự, lán trại làm việc,… tạo nên địa thế hiểm trở. Bên cạnh đó, người dân Xẻo Quít luôn che chở và hỗ trợ cho cán bộ - chiến sĩ ta trong thời kỳ kháng chiến. Do đó, Xẻo Quít trở thành khu căn cứ địa cách mạng kháng chiến chống đế quốc Mỹ luôn giữ đượcan toàn và bí mật.

Xẻo Quít là niềm tự hào của tỉnh Đồng Tháp được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định công nhận Xẻo Quít là Di tích lịch sử Văn hóa quốc gia, một “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ vào ngày 09/04/1992. Xẻo Quít là địa điểm tham quan du lịch có giá trị lịch sử, văn hóa của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Hình 6. Bảo tàng Đồng Tháp

Bảo tàng Đồng Tháp được thành lập ngày 15/5/1978, tọa lạc trên diện tích 11.000 mét vuông, mặt quay về hướng đông, nơi có dòng sông Cao Lãnh chảy qua. Nay là 226 Nguyễn Thái Học, phường 4, Tp Cao Lãnh. Nơi đây bao gồm cả một cụm di tích gồm Nhà thầy thuốc Lư, Dinh quận, Dinh cò tây và nhà biệt giam tra tấn. Đây là các dinh thự có kiến trúc đẹp nhất thời Pháp thuộc nhưng lại là nơi thực thi các hoạt động cai trị, đàn áp, tra tấn người dân vô cùng dã man.

Đến năm 2000, Kho hiện vật và Nhà trưng bày Bảo tàng được khánh thành. Nhà trưng bày Bảo tàng giới thiệu chuyên đề: Thiên nhiên đất nước con người Đồng Tháp trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bảo tàng đã lưu giữ gần 30.000 hiện vật, trong đó có 03 Bảo vật quốc gia, nhiều bộ sưu tập quí hiếm như: Sưu tập Vàng văn hóa Óc Eo được công nhận kỷ lục Quốc gia, sưu tập Đèn, Tượng Phật, sưu tập Gốm, Đồng, trang phục, sưu tập nghe nhìn, Bàn ghế cổ, Súng bộ binh,… có thể khẳng định Bảo tàng Đồng Tháp đã sở hữu sốlượng hiện vật lớn và quí hiếm.

Bảo tàng Đồng Tháp sưu tập, lưu giữ, trưng bày các hiện vật, tài liệu và nghiên cứu khoa học các Di sản văn hóa tiêu biểu của vùng đất Sen hồng, là cuốn sử sống động, chứa dựng toàn bộ giá trị lịch sửvăn hóa tiêu biểu trong suốt chiều dài của dòng chảy lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đồng Tháp.

3. Giới thiệu khái quát các địa điểm Ngh nghip

Hình 7. Làng nghề chiếu Định Yên

Định Yên thuộc huyện Lấp Vò, tình Đồng Tháp không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây,… trù phú nguồn thiên nhiên, và còn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống. Một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng là nghề dệt chiếu ở 2 xã Định Yên, Định An, nhất là Định Yên - nơi tập có trên 70% hộ dân làm nghề dệt chiếu.

Làng nghề truyền thống dệt chiếu Định Yên tồn tại và phát triển hơn 100 năm và trải qua quá trình lịch sử thăng trầm, nhưng người dân với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng gìn giữ. Người dân Định Yên đa phần sống bằng nghề dệt chiếu, hộ nào cũng có từ 1 – 2 khung dệt trở lên, sản xuất bình quân mỗi ngày gần 2 đôi chiếu với sản lượng hàng năm khoảng gần 700.000 đôi. Làng nghề Định Yên lúc nào cũng đầy màu sắc từ trong nhà ra ngoài ngõ bởi những sợi lát xanh, đỏ, vàng, trắng, tím,… tạo ra những sản phẩm chiếu nổi tiếng như: chiếu Trà Niên, chiếu bông con cờ, chiếu vảy ốc, chiếu trắng, chiếu hoa văn,… Ở Định yên nổi tiếng là chợ đêm; người dân ở đó họp chợ vào lúc gần sáng để giao dịch trao đổi sản phẩm chiếu và nguyên liệu lát, ban ngày người dân dành thời gian để dệt chiếu. Hiện nay, người dân Định yên đã dần cơ giới hóa bằng máy dệt chiếu nhằm giảm sự vất vảvà gia tăng năng xuất sản phẩm. b. Làng nghề trồng hoa kiểng

Hình 8. Làng nghề trồng hoa kiểng Sa Đéc

Làng hoa Tân Qui Đông là làng nghề truyền thống trồng hoa kiểng. Tân Qui Đông thuộc thị xã Sa Đéc, tình Đồng Tháp, là địa phương nép mình bên dòng nước sông Tiền có nhiều phù sa, quanh năm lộng gió, ánh mặt trời. Bên cạnh đó, người dân Tân Qui Đông có bàn tay điêu luyện đã ươm mầm, nuôi dưỡng và tâm hồn nghệsĩ của nghệ nhân tạo dáng cho nhiều loài hoa kiểng có giá trị như một tác phẩm nghệ thuật rất đa dạng và phong phú.

Làng hoa Tân Qui Đông đã trải qua gần một thế kỷ nhưng chưa được đầu tư đúng mức nên có nhiều giai đoạn thăng trầm. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước phát triển và hội nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, làng hoa kiểng Sa Đéc quan tâm đầu tư đúng mức; định hướng qui mô bổ sung qui hoạch làng hoa được mở rộng ra các xã, phường lân cận có khoảng 1.500 hộ; được đầu tư hạ tầng kỹ thuật và trung tâm lai tạo nhân giống cấy mô bổ sung nhiều chủng loại quý hiếm, mới lạ… với hơn 1.000 chủng loại hoa kiểng khác nhau; xây dựng chợ đầu mối hoa kiểng. Làng hoa Sa Đéc đã trở thành nơi trồng nhiều hoa kiểng nổi tiếng, cung cấp hoa cây cảnh cho nhiều địa phương trong nước và xuất khẩu. Do đó, làng hoa kiểng Sa Đéc được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận làng nghề hoa kiểng truyền thống.

Đến Tân Qui Đông bạn sẽ cảm giác như lạc vào trong thế giới của sắc màu và hương thơm kỳ ảo ngất ngây. Với sự hiếu khách của các chủ vườn, họ đón tiếp du khách vui vẻ, nhiệt tình và giới thiệu đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng loại. Do đó, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc đã trở thành một điểm du

lịch lý thú mang sắc thái độc đáo của vùng sông nước Cửu Long. Mỗi năm, làng hoa kiểng Tân Qui Đông đón tiếp hàng ngàn lượt du khách sành điệu về nghệ thuật chơi hoa kiểng trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn.

c. Làng nghề làm nem

Hình 9. Làng nghề làm nem Lai Vung

“Lai Vung là xứ lạ lùng

Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”

Lai Vung nằm ở phía Bắc sông Hậu có làng nghề nem truyền thống, nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Nam Bộ. Làng nghề làm nem ở Lai Vung được hình thành hơn 60 năm và là một trong những làng nghề lâu đời nhất ở địa phương, là một trong số làng nghề được tỉnh Đồng Tháp công nhận.

Tương truyền rằng, những ông tổ của nghề làm nem lúc đầu làm ra món ăn này chủ yếu để cúng kiến, giỗ tiệc, lễ tết. Sau này, mọi người ăn thấy ngon miệng, hấp dẫn nên một số người ở Lai Vung làm nem để bán. Ban đầu chỉ là bán nhỏ, lẻ, rồi sau đó thực khách truyền miệng cho nhau nên việc buôn bán nem cũng phát triển theo những chuyến xe đò, chuyến phà miền Tây và tới thập niên 1980 – 1990 đã trở thành món hàng ưa chuộng của khách phương xa mua về làm quà cho bạn bè và nguời thân. Đến năm 2000, Lai Vung đã có hàng chục lò nem tên tuổi như Öt Thẳng, Tư Minh, Năm Thơ… Huyện Lai Vung đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho làng nghề với tên

gọi “nem Lai Vung”, mỗi ngày sản xuất ra hơn 300 ngàn chiếc nem lớn nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động cho người dân địa phương.

Nghề làm nem cũng lắm công phu, làm ra một chiếc nem phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong nguời ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ khoảng 27 – 300C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay. Vì vậy mà ở Lai Vung có câu vè: “Từng gói, từng gói nếu ai không giỏi thì gói không đều, từng lá nhỏ tươi bao tròn viên thịt, để lá ít thì nem lâu chua, để thịt vừa vừa thì nem lâu chín…”

Đặc sản nem Lai Vung từ lâu đã nổi tiếng với hương vị ngon đặc biệt. Thong thả mở từng lớp lá chuối, chắc chắn bạn không thể cầm lòng trước miếng nem tươi đỏ hồng điểm xuyết những hạt tiêu đen, vài lát tỏi trắng mỏng. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nướng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm,… Mùi vị đậm đà của chiếc nem Lai Vung chắc chắn sẽ làmkhách thập phương lưu luyến mãi khi nhớ về một Đồng Tháp hiền hòa.

P4. MẪU KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

PHÕNG GD&ĐT... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG TH ………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……./KH-LQĐ Đồng Tháp, ngày … tháng … năm …

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

Chủđề: “……..”

Căn cứ công văn số .../HD-PGDĐT, ngày … tháng … năm … về việc hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học năm học …;

Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường, nay trường ... xây dựng kế hoạch tổ chức chủđề… cụ thểnhư sau:

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

2/. Yêu cầu: (nêu cụ thể các yêu cầu cần đạt của HĐTN TQDN)

II/. NỘI DUNG

1/. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: (cụ thể ngày, giờ)

- Địa điểm: (nơi tổ chức hoạt động)

2/. Các hoạt động của chủđề: 3/. Đối tượng: (HS lớp/khối) III/. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1/. Ban giám hiệu: 2/. Công đoàn: 3/. Đội TNTPHCM:

4/. Kinh phí hoạt động: (ghi rõ nguồn kinh phí hoạt động)

Trên đây là kế hoạch … của trường tiểu học …. Đề nghị các đoàn thể và tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường thực hiện tốt theo tinh thần kế hoạch này./.

HIỆU TRƢỞNG

Nơi nhận:

P5. MẪU QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

PHÕNG GD&ĐT... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG TH ………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: …../ QĐ –TH………. Đồng Tháp, ngày … tháng … năm … QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Ban tổ chức ... _____________________________________ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TIỂU HỌC …:

Căn cứ Quyết định số …/ QĐ-BGD&ĐT ngày … tháng … năm … của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệtrường tiểu học;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay thành Ban tổ chức … của trường Tiểu học …, gồm các ông (bà) có tên sau đây (có danh sách đính kèm)

Điều 2: Nhiệm vụ của Ban tổ chức: tuyên truyền, tổ chức cho các thành viên trong nhà trường thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra.

Điều 3: Các ông bà có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

HIỆU TRƢỞNG

Nơi nhận:

DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC …

( Kèm theo Quyết định số…./QĐ-TH…, ngày …. tháng … năm … của Hiệu

trƣởng trƣờng TH … )

STT Họ và tên CB-GV Chức vụ Chức danh

1 Nguyễn Thị A Hiệu trưởng Trưởng ban

2 Nguyễn Thị B Phó Hiệu trưởng Phó ban

3 Nguyễn Văn C GV môn… Thư ký 4 Nguyễn Văn D … Thành viên

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học Thiết kế các hoạt động trải nghiệm các địa danh cho học sinh tiểu học ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 97)