Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nướcngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 72 - 74)

3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện Pháp luật ViệtNam về thủ tục

3.2.1. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nướcngoài

Luật đầu tư 2005 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP đã hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật trước kia khi có các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTRNN của các Bộ, ngành liên quan, tuy nhiên do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nên gây không ít khó khăn cho việc thực thi và chấp hành pháp luật. Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể về thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Việc quy định một cách rõ ràng các nội dung này, không chỉ giúp cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình lập hồ sơ, tháo dỡ phần nào tính rườm rà, phức tạp của các yêu cầu về thủ tục hành chính. Mà còn tạo thuận lợi cho việc xem xét, ra quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh được tình trạng trả lại hồ sơ do không đúng quy cách hay còn thiếu nội dung dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện đăng ký, thẩm định cấp giấy phép đầu tư.

Để đẩy nhanh tiến độ thẩm định cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, giảm thiểu các thủ tục hành chính, điều chỉnh lại thủ tục xin phép đầu

tư, về lâu dài, việc đăng ký đầu tư và chấp nhận đầu tư cần được diễn ra trên mạng thông tin trực tuyến giữa Chính phủ và doanh nghiệp theo mô hình chính phủ điện tử.

Các cơ quan quản lý nhà nước đang tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Từng bước phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nướcngoài.

Khi đã tham gia vào hoạt động đầu tư mang tầm quốc tế, lại thuộc thế hệ đi sau rất lâu so với thế giới, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ Luật chơi công bằng, bình đẳng, đồng thời cũng cần triển khai, thực hiện dự án nhanh, mạnh. Vì vậy, nếu thời gian cấp phép quá lâu, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội, uy tín của doanh nghiệp nói riêng cũng như các doanh nghiệp đi sau nói chung. Giám đốc ITPC nói: “Vấn đề quan trọng không phải là đồng đô la chảy đi, mà quan trọng là tạo ra một môi trường thông thoáng hấp dẫn để thu hút được đầu tư, và đồng đô la sẽ ra vào, lưu thông bình thường. Đó mới là một nền kinh tế bình thường, lành mạnh và ổn định” [1].

Như vậy, thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cần tiến tới bỏ hình thức cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài ,chuyển sang hình thức đăng ký đầu tư cho thuận tiện mà không giảm tính chất quản lý của nhà nước, giảm bớt thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Không nên giới hạn đầu tư ra nước ngoài vì thực lực của các Nhà đầu tư hiện nay ngày càng lớn mạnh, nắm bắt cơ hội đầu tư phải nhanh thì mới thành công được. Khi giới hạn đầu tư như ở trong NĐ 78/2006 /NĐ-CP sẽ làm cho các doanh nghiệp muốn đầu tư với mức cao nhưng được sự điều chỉnh hỗ trợ

của nhà nước về quyền thì ít có doanh nghiệp nào dám làm ăn lớn ở nước ngoài. Về thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư giảm xuống tối đa là 15 ngày khi nhận hồ sơ hợp lệ và có các chế tài để thực hiện nghiêm chỉnh về công tác thẩm định giấy phép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)