Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 61 - 63)

2.3. Thủ tục chuyển dịch vốn và tài sản ra nướcngoài đầu tư

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước có quyền và nghĩa vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ khác có liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách về tín dụng, quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Với quy định trên, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó doanh nghiệp đầu tư phải đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Hồ sơ để chuyển vốn để ĐTRNN bao gồm:

1. Đơn đăng ký tài khoản và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu).

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng). Giấy phép đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

2. Văn bản chấp thuận đầu tư do nước tiếp nhận đầu tư cấp (kèm bản dịch tiếng Việt có dấu và chữ ký xác nhận của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc).

3. Văn bản quy định tiến độ góp vốn đầu tư (ghi trong điều lệ hoặc hợp

đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư phê duyệt (nếu có) hoặc bản dự kiến tiến độ góp vốn đầu tư của doanh nghiệp được phép đầu tư ra nước ngoài).

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có nghĩa vụ xác nhận việc mở tài khoản và đăng ký tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu) để nhà đầu tư Việt Nam làm cơ sở chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tài khoản đã mở ở ngân hàng được phép.

Việc quản lý nguồn ngoại tệ quốc gia là cần thiết, nhưng thủ tục chuyển tiền như quy định tại Thông tư còn phức tạp, mất nhiều thời gian cho nhà đầu

tư. Sau khi đã được Bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư, tức là nhà đầu tư đã đủ quyền để chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư. Việc cấp giấy chứng nhận ĐTRNN đã mất nhiều thời gian xem xét thẩm định của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng như Bộ ngành, cơ quan liên quan, trong đó có Ngân hàng nhà nước. Do đó, thủ tục chuyển tiền phải nhanh và thoáng, khi doanh nghiệp cầm được giấy chứng nhận đầu tư là đã có thể chuyển được tiền ra nước ngoài. Nếu phải chờ đợi thủ tục quá lâu, doanh nghiệp sẽ lỡ mất nhiều cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)