Khái quát pháp luật ViệtNam về thủ tục đầu tư ra nướcngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 37 - 43)

pháp luật về đầu tư. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam và một đối tác của Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563.380 USD [2]. Nhưng có thể nói chính dự án này đã mở đường cho hoạt động ĐTRNN của Việt Nam.

Trong một thời gian dài chúng ta chưa có quy định pháp luật điều chỉnh về ĐTRNN. Điều này xuất phát từ thực tiễn đất nước còn nhiều khó khăn, vốn tích luỹ thấp, trình độ quản lý, trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế cộng thêm cả cách nghĩ lạc hậu “đem tiền ra nước ngoài là đất nước bị hụt vốn” đã không cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN. Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định này có những điểm không phù hợp với tình hình mở cửa và hội nhập vào đời sống kinh tế quốc tế của đất nước như:

 Nhiều quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ và nhất quán; nhiều điều khoản đến nay không còn phù hợp; không bao quát hết được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Nhiều quy định có tính chất ràng buộc một cách ngặt nghèo, như: tư nhân ĐTRNN từ 1 triệu USD trở lên phải có ý kiến của Thủ tướng chính phủ.

còn quá phức tạp, rườm rà; thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư chưa rõ ràng; không ít quy định can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số dự án có thời gian cấp phép kéo dài là do quy trình cũ phải qua thẩm định, lấy ý kiến nhiều cơ quan theo cơ chế chịu trách nhiệm tập thể. Nhiều quy định về mặt pháp lý còn quá chặt, đặc biệt quy định của nghị định về việc chuyển tiền ra nước ngoài còn nhiều khó khăn.

 Các văn bản pháp luật có liên quan đến ĐTRNN còn nhiều hạn chế,

chưa lường hết được những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, thẩm định, cấp phép và triển khai dự án đầu tư…

 Các thông tin về tình hình của các dự án ĐTRNN hầu như không được cập nhật do chế độ báo cáo chưa được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, thiếu nhiều văn bản hướng dẫn cần thiết và cơ chế kiểm soát về hoạt động ĐTRNN còn sơ sài bên cạnh đó lại không có các chế tài cụ thể.

 Chưa có một cơ chế phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính với doanh nghiệp ĐTRNN trong việc quản lý các dự án ĐTRNN, đặc biệt là trong khâu triển khai thực hiện dự án.

 Chưa có các quy định nhằm hỗ trợ và khuyến khích tạo điều kiện cho

doanh nghiệp mạnh dạn tiến hành hoạt động ĐTTTRNN.

Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm: Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý

trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN.

Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởi cần được hoàn thiện. Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức ĐTRNN. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao.

Cho đến năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 22/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Nghị định 78/2006/NĐ-CP đã kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghị định 78/2006/NĐ-CP đã quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc [4].

Bên cạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Như vậy, đến thời điểm hiện nay,hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khung pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trước hết là Hiến pháp, rồi đến Luật đầu tư quy định cụ thể về hoạt động này, tiếp đó là các đạo luật điều chỉnh về địa vị pháp lý của các nhà đầu tư như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật hợp tác xã; hay luật quy định về các hoạt động thương mại như: Luật thương mại, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng… và các văn bản dưới luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, khung pháp luật về ĐTRNN còn bao gồm các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, như: Công ước về tổ chức bảo đảm đầu tư đa biên tháng 9 năm 1985, Việt Nam tham gia năm 1993; các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết song phương với các nước; hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.

Sau một thời gian dài đổi mới và phát triển, doanh nhà đầu tư Việt Nam cũng đã có tích luỹ và có thể ĐTRNN để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình. Hệ thống pháp luật về ĐTRNN của Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đã đã ghi nhận và bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư nhưng vẫn phù hợp với chính sách quản lý của nhà nước. Nhờ vậy mà các quy định về ĐTRNN ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và rõ ràng hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)