Bảo đảm sự phù hợp chính sách quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 32 - 34)

1.4. Yêu cầu điều chỉnh về pháp luật đầu tư ra nướcngoài

1.4.3. Bảo đảm sự phù hợp chính sách quản lý ngoại hối

Đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi đúng, nhưng cho phép thực hiện dự án như thế nào để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư ra nước ngoài nhưng vấn đề đảm bảo chính sách quản lý ngoại hối của từng quốc gia cũng phải được đặt ra.

Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối quy định Ngoại hối bao gồm:

a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Quản lý ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. Thứ nhất, quản lý ngoại hối có vai trò điều tiết tỷ giá nhằm ồn định giá trị của đồng tiền. Thứ hai, quản lý ngoại hối giúp nhà nước quản lý quỹ dự trữ ngoại hối, phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn, không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Thứ ba, quản lý ngoại hối cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, trong trường hợp cán cân bội thu hoặc bội chi thì tỷ giá sẽ tăng giảm theo nhu cầu ngoại hối trên thị trường. Thứ tư, quản lý ngoại hối giúp đảm bảo tính thanh khoản ngoại hối, đảm bảo khả năng thanh toán của quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước. Ngân hàng Nhà nước phải tích lũy đủ lượng dự trữ ngoại hối an toàn để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Như vậy, quản lý ngoại hối rất quan trọng đối với sự phát triển của nề kinh tế của một quốc gia. Trong điều kiện cán cân thanh toán nước ta thường xuyên bị thâm hụt, nguồn cung về ngoại tệ chưa được đảm bảo, nếu khuyến khích việc chuyển vốn ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài, càng làm cho cung - cầu về ngoại tệ mất cân đối. Chưa kể, rủi ro kinh tế khi đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp rất lớn. Vì vậy, Pháp luật cần quản lý dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, hay nói cách khác, ĐTRNN cần phải bảo đảm phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối.

Cụ thể là nhà đầu tư phải được nước sở tại cấp phép hoặc chấp thuận đầu tư, sau đó nhà đầu tư phải có báo cáo và đăng ký tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về tiến độ mang ngoại tệ ra nước ngoài. Việc mang ngoại tệ ra nước ngoài không thể ồ ạt một lúc mà phải căn cứ theo tiến độ thực hiện dự án đó được phê duyệt trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Hơn nữa, nhà nước cần kiểm soát để cấp phép cho những dòng đầu tư chính đáng, phù hợp, dòng đầu tư mang tính chất phát triển, hỗ trợ cho phát triển trong nước để loại bỏ những “kênh” đầu tư mang tính chất ảo, lẩn tránh thuế hoặc không phù hợp với định hướng của nước đầu tư. Chính vì nhu cầu kiểm soát ngoại tệ nên khâu chuyển tiền ra nước ngoài cũng đang được kiểm soát chặt chẽ.

Không chỉ quản lý về dòng tiền chuyển ra nước ngoài để đầu tư mà Ngân

hàng Nhà nước cũng cần quy định về chuyển vốn ra nước ngoài và chuyển

vốn, lợi nhuận về nước. Hiện nay, Việt Nam trong điều kiện dự trữ ngoại tệ còn thấp và việc cân đối ngoại tệ của chúng ta còn khó khăn thì việc đầu tư ra nước ngoài chịu sức ép phải sớm có lợi nhuận chuyển về nước.

Rõ ràng, việc đầu tư ra nước ngoài ẩn chứa nhiều nỗi lo về quản lý ngoại hối, song đó là nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư có tiềm lực. Điều xã hội quan tâm, đó là các nhà đầu tư này sẽ có được những bước đi đúng đắn, thích hợp ở xứ người, phù hợp với chính sách của Việt Nam để thực sự mang lại lợi cho chính mình, cho quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)