2.1. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư ra nướcngoài
2.1.1. Quyền của nhà đầu tư ra nướcngoài
Nhà đầu tư có quyền tiếp cận và khai thác thị trường thế giới, mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, tìm kiếm các nguồn cung cấp, thúc đẩy xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế quyết liệt. Đó là xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển trong việc phát huy những lợi thế của mình.
Luật đầu tư ra đời cùng hàng loạt chính sách ghi nhận quyền của các nhà đầu tư ra nước ngoài đã khuyến khích các nhà đầu tư trong nước không ngừng mở rộng kinh doanh ra thế giới. Sự hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam đã tạo thuận lợi cho các dòng vốn từ các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài, tăng cơ hội tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Điều 77 – Luật đầu tư có ghi nhận về quyền của các nhà đầu tư ra nước ngoài như sau:
a. Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.
b. Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.
c. Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Nhà nước cho các nhà đầu tư có năng lực quyền chuyển vốn để thực hiện hoạt động đầu tư sang nước khác. Vốn đầu tư có thể bằng tiền và/hoặc tài sản hợp pháp khác. Ngoài ra các nhà đầu tư còn được hưởng các ưu đãi về đầu tư. Thông tư số 11/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 6-3-2010 với rất nhiều quy định ưu đãi. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu (XK) dưới hình thức tạm xuất, tái nhập để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài, khi XK thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật; nếu tái nhập thì không phải nộp thuế nhập khẩu (NK) và được xét hoàn lại số thuế XK đã nộp, tương ứng với số hàng hóa thực tế đã tái NK. Nếu hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu (trừ tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến) XK để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài thì được áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) 0%; được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như hàng hóa XK theo quy định của Luật Thuế GTGT; khi thanh lý hoặc kết thúc dự án, nếu NK trở lại vào Việt Nam thì được xét hoàn thuế XK đã nộp, tương ứng với số lượng hàng hóa thực tế tái nhập và không phải nộp thuế NK. Với quy định đó thì Nhà đầu tư thực hiện hoạt động ĐTRNN được ưu đãi rất nhiều.
Cuối cùng, Pháp luật cũng cho phép Nhà đầu tư đưa lao động sang nước đầu tư làm việc. Nhà nước không giới hạn cụ thể mà phụ thuộc vào quy định của nước sở tại. Chẳng hạn, Luật Lao động của Lào có quy định về đưa lao động nước ngoài vào Lào như sau:
“Đơn vị sử dụng lao động có quyền sử dụng lao động theo nhu cầu nhưng ưu tiên lao động là công dân Lào, đặc biệt là những người trong đối tượng xóa đói giảm nghèo.
Trong trường hợp cần thiết, đơn vị sử dụng lao động có thể chấp nhận lao động nước ngoài nhưng chỉ một số ít và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý lao động với tỷ lệ như sau:
-Đối với người lao động thể chất, được phép chấp nhận không quá 10%
số lượng tổng số nhân viên trong đơn vị lao động;
-Đối với công nhân có trí tuệ chuyên môn để làm việc, thì được phép chấp nhận không quá 20% số lượng tổng số nhân viên trong đơn vị lao động.
Trong trường hợp cần thiết, việc nhập khẩu lao động nước ngoài có thể vượt quá tỷ lệ nêu trên, nhưng phải được sự chấp thuận của Chính phủ”
Với quy định cụ thể như trên, các nhà đầu tư Việt Nam được quyền nhưng chỉ được đưa sang Lào với tỷ lệ lao động theo quy định.
Với quy định cụ thể như trên, các nhà đầu tư Việt Nam đã được nhà nước ghi nhận, bảo hộ quyền ĐTRNN để tìm kiếm lợi nhuận, mở rộng kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới.