Định hướng hoàn thiện pháp luật về tủ tục đầu tư ra nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 68 - 72)

Thứ nhất, pháp luật về thủ tục ĐTRNN phù hợp với chính sách. cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Gia nhập WTO của Việt Nam theo lộ trình cam kết là một cú hích mạnh vào nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Đây được xem là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng thị trường cũng như đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị hình ảnh Việt Nam. Đặc biệt năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài", đây được xem như bệ phóng cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài với quy mô và tầm nhìn mang tính chiến lược. Chính phủ cũng đã định hướng doanh nghiệp không chỉ khai thác và phát huy thế mạnh trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Nga... mà còn từng bước mở rộng đầu tư sang các thị trường mới như Mỹ La tinh, Đông Âu, châu Phi... Chính vì vậy, Pháp luật Việt Nam cần có những quy định điều chỉnh hoạt động ĐTRNN theo kịp tình hình thực tiễn, phù hợp với cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.

Thứ hai, hông chỉ bảo đảm thực hiện cam kết gia nhập WTO mà hệ thống pháp luật về ĐTRNN còn bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư Việt Nam. Tự do kinh doanh là khả năng của nhà đầu tư được thực hiện những hoạt động sản xuất kinh doanh dưới những hình thức thích hợp

với khả năng vốn, khả năng quản lý của mình nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, khả năng này có được đảm bảo thực hiện hay không và cơ sở nào để bảo đảm thực hiện tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và khả năng của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi pháp luật, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tự do kinh doanh. Khi ĐTRNN, nhà đầu tư phải thực hiện một thủ tục xin cấp phép ĐTRNN. Đây chính là hành vi quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định. Điều này có nghĩa là tự do kinh doanh sẽ không thể được xác lập, nhà đầu tư sẽ không thể theo đuổi mục tiêu thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận nếu thiếu những quy định pháp luật đảm bảo việc xin cấp phép ĐTRNN. Rõ ràng, hệ thống pháp luật của quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Sự khác nhau về tính toàn diện, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thông thường, những nơi có hệ thống pháp luật minh bạch, có hiệu lực là những nơi có thể thu hút được các nguồn đầu tư cho sự phát triển kinh tế.

Thứ ba, với tầm quan trọng như vậy, các quy định về thủ tục ĐTRNN cần được rõ ràng, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện và bảo vệ quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư Việt Nam khi ĐTRNN. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Đồng thời, quy định thủ tục xin cấp phép ĐTRNN thông thoáng sẽ tạo tâm lý thoải mái cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư được quyền tự do thử sức mình trên thị trường quốc tế và tìm kiếm cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình, làm giàu cho đất nước.

Thứ tư, pháp luật về thủ tục ĐTRNN ghi nhận và mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư vươn ra thị trường thế giới cũng đồng thời thu hút được nguồn ngoại tệ về nước, phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối trong thời ký nguồn cung ngoại tệ còn khó khăn như hiện nay. Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng cục ĐTRNN (Bộ kế hoạch và đầu tư) đã phát biểu rằng: “những dự án mang tính chất chiến lược và dài hạn thuộc ngành điện, viễn thông của các Tập đoàn, tổng công ty tại Lào, Campuchia, Peru và những dự án này sẽ mang lợi ích về cho Việt Nam trong thời gian ngắn sắp tới. Dự kiến, trong tương lai gân (2011-2015), Việt Nam sẽ có dòng điện để xuất về Việt Nam (phần lớn), những địa điểm xa như Peru cũng sẽ thu được nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước”. Với các lợi ích như trên, pháp luật Việt Nam cần minh bạch, đơn giản và tạo điều kiện hơn cho các nhà đầu tư Việt Nam [14].

Với bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Có nhiều ưu thế, các Nhà đầu tư Việt Nam có tiềm lực đều mong muốn được thử sức mình và tìm hiếm cơ hội kinh doanh cho mình ở nước ngoài.

Ưu thế đầu tiên là khi thực hiện ĐTRNN, các Nhà đầu tư Vịêt Nam có cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy, Các nhà đầu tư bây giờ không bị hẹp trong khuôn khổ địa lý riêng Việt Nam mà còn được mở rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Ưu thế thứ hai, các Nhà đầu tư Vịêt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với ưu thế là Vịêt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các sản phẩm của Vịêt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài, các Nhà đầu tư Việt Nam sẽ có

dễ dàng thâm nhập vào các thị trường nước ngoài khác nhau, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát triển của các chi nhánh và công ty mẹ ở trong nước.

Ưu thế thứ ba là các Doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài. Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, về nhân công, về chi phí,….Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển. doanh nghiệp.

Ưu thế thứ tư là khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Mặc dù lĩnh vực ĐTRNN của các doanh nghiệp Vịêt Nam đi sau thế giới rất nhiều, nhưng đó cũng chính là ưu thế. Thực hiện ĐTRNN sau thế giới rất nhiều nhưng các Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước.

Mặc dù gặp rất nhiều thách thức, khó khăn trước mắt nhưng các Doanh nghiệp Việt Nam biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽ phát triển. Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sống không có thử thách thì không còn là cuộc sống. Gia nhập WTO đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng được cơ hội, có vượt qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không

hoàn toàn do sự đổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sự năng động của từng doanh nghiệp. Nhà nước mở cửa, có chính sách thu hút đầu tư, nhưng các địa phương và các doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầu tư, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra.

Trường xu thế chung của thị trường kinh tế thế giới, để bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các nhà đầu tư, với các lợi ích thu được về ngoại tệ và trước những ưu thế sẵn có, pháp luật về ĐTRNN cần có những quy định thông thoáng, đơn giản tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực thử sức mình trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)