Yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư ra nướcngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 34 - 37)

1.4. Yêu cầu điều chỉnh về pháp luật đầu tư ra nướcngoài

1.4.4. Yêu cầu về trình tự, thủ tục đầu tư ra nướcngoài

ĐTRNN là bảo đảm tự do kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư, là tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có tiềm lực mở rộng kinh doanh ra thị trướng thế giới, tìm kiếm lợi nhuận, học hỏi kinh nghiệm, đem lại nguồn thu không nhỏ cho nhà nước. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần

đơn giản hóa thủ tục ĐTRNN, đẩy nhanh tiến độ thẩm định cấp phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, giảm thiểu các thủ tục hành chính. Các cơ quan quản lý nhà nước cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, từng bước phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nướcngoài.

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài: là quá trình đăng ký, thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Để có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài trước hết nhà đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền trong nước cho phép thông qua giấy chứng nhận đầu tư. Tổ chức, cá nhân muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư phải chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư gửi tới cơ quan có thẩm quyền theo luật định. Trong thời hạn nhất định kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư hay không.

Ở mức độ khái quát có thể hiểu, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Việc ban hành hệ thống Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài vô cùng quan trọng trong bảo vệ nhà đầu tư, cụ thể là:

-Thứ nhất, khi Nhà nước ban hành hệ thống Pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực ĐTRNN có nghĩa là nước đó thừa nhận hoạt động ĐTRNN, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, hơn ai hết, họ mong sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của các quy phạm pháp luật về ĐTRNN. Có pháp luật điều chỉnh, nhà đầu tư mới có cơ hội cũng như yên tâm tiến hành hoạt động ĐTRNN.

-Thứ hai, khi nhà nước có pháp luật quy định phân công trách nhiệm về ĐTRNN thì nhà nước sẽ hạn chế được tình trạng tùy tiện, vô trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Thông qua đó, các tổ chức cá nhân có thể giám sát lẫn nhau và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước; tạo lòng tin, khuyến khích các chủ thể thực hiện dự định của mình phát huy mọi tiềm năng làm giàu cho bản thân, góp phần tạo uy tín cho Việt Nam trên trường Quốc tế.

Như vậy, nhờ sự thừa nhận chính thức của pháp luật mà các quan hệ ĐTRNN phát sinh và cũng chính các quy định về hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư, chủ thể đầu tư, biện pháp bảo đảm, biện pháp khuyến khích, biện pháp hạn chế… mà pháp luật ĐTRNN định hướng được sự phát triển của các quan hệ ĐTRNN.

-Thứ ba, khi có hệ thống Pháp luật ĐTRNN thì việc quản lý của nhà nước về ĐTRNN dễ dàng, có cơ sở hơn, khai thác vai trò tích cực và hạn chế những tiêu cực của quá trình luân chuyển vốn ra khỏi biên giới quốc gia. Bản chất của ĐTRNN là mưu cầu lợi nhuận tối đa, do đó, có thể sẽ không chú ý tới lợi ích, không chú ý giữ gìn bí mật an ninh quốc phòng, lịch sử, thuần phong mỹ tục… Vì vậy, pháp luật về ĐTRNN là một công cụ quản lý hữu để phát huy mặt tích cực của hoạt động ĐTRNN.

-Thứ năm, hệ thống pháp luật ĐTRNN cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư, chống lại sự lạm quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ thực hiện cấp phép ĐTRNN cho các nhà đầu tư.

Như vậy, việc ban hành quy định cụ thể về ĐTRNN có ý nghĩa rất lớn không chỉ riêng về lợi ích cho nhà đầu tư mà còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa nước nhà. Nhà nước Việt Nam đã kịp thời ban hành hệ thống pháp luật về ĐTRNN, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và thu về được những thành tựu quan trọng. Các quy định của pháp luật ĐTRNN Việt Nam cần được bảo đảm tính rõ ràng và thống nhất, góp

phần hoàn thiện môi trường pháp lý về ĐTNN nói chung và ĐTRNN nói riêng phù hợp với thông lệ quốc tế về đầu tư và thúc đẩy quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam.

Khi đã tham gia vào hoạt động đầu tư mang tầm quốc tế, lại thuộc thế hệ đi sau rất lâu so với thế giới, doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ luật chơi công bằng, bình đẳng, đồng thời cũng cần triển khai, thực hiện dự án nhanh, mạnh. Nếu thời gian cấp phép quá lâu, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội, uy tín của doanh nghiệp nói riêng cũng như các doanh nghiệp đi sau nói chung.

Tại Singapore, pháp luật về ĐTTTRNN chủ yếu là công cụ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tiến hành ĐTTTRNN. Nước này áp dụng chính sách miễn thuế đối với tất cả các doanh nghiệp ĐTRNN có lợi nhuận, kể cả đối với các nước chưa có hiệp định bảo hộ đầu tư với Singapore. Cùng với đó, thông qua các khoản cho vay, Chính phủ còn cung cấp một phần tài chính ĐTRNN cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn giúp các công ty vay vốn của nhà nước, thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng. Không những vậy tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều được tài trợ một phần vốn thông qua Quỹ hỗ trợ ĐTRNN. Với các chính sách trên cho thấy cơ chế ĐTTTRNN trong quy định của pháp luật Singapore là hết sức thông thoáng, nhà nước tạo mọi điều kiện, đặc biệt về tài chính, khuyến khích doanh nghiệp dưới mọi hình thức với đủ loại hình tiến hành ĐTTTRNN. Chính vì vậy mà số lượng doanh nghiệp ĐTRNN không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng và thu đươc lợi nhuận kinh doanh đáng kể cho đất nước [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thủ tục đầu tư ra nước ngoài của việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)