Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì việc triển khai dự án đầu tư là bước tất yếu tiếp theo của tất cả các nhà đầu tư. Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về thủ tục tiến hành các hoạt động này.
Điều 40 – Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm như sau: “Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Tuy nhiên, quy định xử lý vi phạm về ĐTRNN còn lỏng lẻo, nhiều nhà đầu tư ra nước ngoài không thực hiện báo cáo định kỳ cho cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc báo cáo không chính xác, thậm chí có công ty thay đổi chức năng kinh doanh; hình thức đầu tư; hoặc giải thể doanh nghiệp cũng không thông báo về nước. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước không có biện pháp kiểm soát tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh khi doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động
Đầu tiên nhà đầu tư phải tiến hành thông báo thực hiện dự án đầu tư bằng văn bản gửi đến các Bộ, ngành có liên quan. Kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư quá thời hạn 12 tháng mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc qua thời hạn 6 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ KH - ĐT.
Nếu như quá trình xin cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN ở Việt Nam khó khăn bao nhiêu thì việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều, do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa được quy định rõ và cũng chưa được thực hiện nghiêm túc.
Điều 22 Nghị định 78/2006/NĐ-CP có quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư như sau:
Hàng năm, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có văn bản báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Mặc dù luật quy định khá chặt chẽ, các chủ thể ĐTRNN của Việt Nam chưa tuân thủ trong quá trình thực hiện. Trên thực tế có dự án đầu tư thành
lập doanh nghiệp phân phối hàng Việt Nam tại Thụy Điển của một công ty cổ phần xuất nhập khẩu ở Hải Phòng được cấp phép từ năm 2008, nhưng đến nay, vẫn chưa khởi động. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, quyền tổng giám đốc công ty trên cho biết, đơn vị đang có kế hoạch xúc tiến một dự án tương tự sang Vương quốc Anh nên sẽ tạm dừng dự án tại Thụy Điển để dồn nguồn lực sang dự án mới” [1].
Đáng nói là, công ty này không hề thông báo kế hoạch tạm dừng với cơ quan quản lý đầu tư ra nước ngoài. Điều này cũng có nghĩa là, trong danh mục dự án, cũng như số vốn đăng ký ra nước ngoài lũy kế đến hết năm 2010, có dự án không còn tồn tại. Nếu xem xét số liệu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hoạt động của các dự án đầu tư ra nước ngoài, có thể thấy, thực tế các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN vi phạm không ít. Trong số 558 dự án đầu tư ra nước ngoài trong danh mục đã đăng ký của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 300 dự án thực hiện báo cáo. Trong số chưa báo cáo còn lại, có tới 67 dự án đã biến mất, hoặc chủ đầu tư thay đổi địa chỉ mà không thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Mặc dù số các dự án có báo cáo hoạt động là các dự án quy mô lớn, chiếm phần lớn số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, song việc không tuân thủ đầy đủ các quy định về báo cáo từ nhiều doanh nghiệp đang làm khó thêm hoạt động quản lý nhà nước đối với dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, vốn đã rất phức tạp [2].
Hơn nữa, pháp luật có quy định về chế độ báo cáo như vậy nhưng không có quy định nếu không nộp báo cáo thì sẽ có hình thức xử lý như thế nào. Ngoài ra, Các nhà đầu tư gửi báo cáo thì các Bộ ngành liên quan chỉ tiếp nhận mà không có cơ sở kiểm chứng, kiểm tra, giám sát. Chính vì vậy mà đầu ra thì bị Nhà nước quản lý quá nghiêm ngặt, còn quản lý về tình hình thực hiện, khả năng thu hồi vốn như thế nào lại chưa được quan tâm đúng mức. Sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính) trong việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế; chưa thành lập được các đoàn khảo sát tại chỗ để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Nói chung, các doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của mình và cơ quan nhà nước cũng chưa sát sao quản lý. Chính việc đó gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đi sau khi muốn tìm hiểu về thực trạng đầu tư kinh doanh trên thị trường mà mình quan tâm.
Không chỉ quy định về xử lý vi phạm trong quy định về báo cáo còn lỏng lẻo mà quy định về xử lý vi phạm về ngoại hối còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, do vậy tác dụng răn đe của các biện pháp chế tài còn hạn chế. Chỉ với quy định tại Điều 43 Pháp lệnh ngoại hối thì chưa đủ chế tại để các nhà đầu tư nghiêm túc thực hiện. Theo kinh nghiệm của các nước, vấn đề này được quy định rất rõ ràng cụ thể, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm ở mức độ nào thì căn cứ quy định của luật pháp về vấn đề đó để xử lý.
Như vậy, xuất phát từ quy định hiện hành của Pháp luật ĐTRNN của Việt Nam, so sánh với pháp luật về ĐTRNN của một số nước trên thế giới cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động ĐTRNN của các Nhà đầu tư Việt Nam cho thấy Nhà nước ta đã có hệ thống pháp luật về ĐTRNN khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp còn chậm, thủ tục còn rườm rà không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Quy trình thẩm định và đăng ký cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài còn một số bất cập như thời gian kéo dài, qua nhiều đầu mối,thiếu các qui định và chế tài cụ thể về quản lý dự
án sau giấy phép dẫn đến việc quản lý dự án sau giấy phép gặp khó khăn, thông tin không chính xác. Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư được cố gắng cấp phép trong vòng 30-45 ngày, còn doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN thủ tục lại lòng vòng thậm chí còn bị cản trở, mặc dù Nghị định đã quy định thời gian cấp phép đầu tư ra nước ngoài không quá 30 ngày, nhưng với thủ tục rườm rà thì có nhiều dự án kéo dài nhiều tháng, đôi khi cả năm, vướng mắc trong khâu thẩm định dự án, các bộ - ngành liên quan cứ phải chờ đợi ý kiến của nhau, sau đó lại phải họp vài lần mới đi đến thống nhất khiến cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội đầu tư. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với họat động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn quá mờ nhạt và thiều đồng bộ từ chủ trương đến các biện pháp cụ thể . Sự phối hợp của các cơ quan chức năng của các cơ quan của Chính phủ trong việc quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo nên các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài ít được hỗ trợ. Pháp luật về ĐTRNN lại giới hạn đầu tư ra nước ngoài, trong khi năng lực tài chính, công nghệ và nhiều khả năng khác của giới doanh nghiệp của ta hiện lớn hơn thế nhiều.
Ngoài ra, vấn đề hỗ trợ các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh ở nước ngoài vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều cơ quan quản lý còn mang nặng tâm lý trong nước còn thiếu vốn, không nên đầu tư ra nước ngoài, bởi ĐTRNN làm giảm nguồn vốn đầu tư trong nước.
Chính vì vậy, quy định pháp luật Việt Nam về ĐTRNN còn cần phải sửa đổi để phù hợp hơn với thực tiễn theo hướng đơn giản hóa thủ tục cấp phép, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có điều kiện ra nước ngoài làm ăn, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu lợi nhuận, học hỏi kinh nghiệm về khoa học công nghệ, giao lưu học hỏi văn hóa.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ
RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về tủ tục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam