Các quy định về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Các quy định về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tộ

tội trong Bộ luật Hình sự năm 1985

Sau Cách mạng Tám năm 1945, mặc dù chính quyền nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn non trẻ nhƣng đã có nhiều hành động tích cực về mặt lập pháp và xây dựng hệ thống pháp luật vững mạnh để đảm bảo duy trì sự ổn định của các quan hệ xã hội. Riêng đối với lĩnh vực luật hình sự, năm 1985 Bộ luật hình sự ra đời đánh dấu bƣớc ngoặt phát triển của lịch sử lập pháp, lần đầu tiên Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa ta ban hành một đạo luật chuyên biệt, điều chỉnh đến cả những vấn đề chung cũng nhƣ riêng về tội phạm và hình phạt. “Bộ luật hình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nƣớc ta từ Cách mạng tháng Tám đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nƣớc ta trong mấy chục năm qua và có dự kiến tình hình diễn biễn của tội phạm trong thời gian tới [3]”.

Bộ luật hình sự năm 1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên có quy định riêng biệt vầ quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội, Điều 41 có nội dung là: "Khi xét xử cùng một lần người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên". Quy định này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm thiếu nhất quán trong thực tiễn xét xử

thời gian trƣớc đó và đánh dấu sự trƣởng thành về mặt kỹ thuật lập pháp hình sự của Việt Nam, kế thừa thành tựu lập pháp trong thời gian trƣớc đó.

Để hƣớng dẫn áp dụng thống nhất điều luật này, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ra Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc hƣớng dẫn cách thức quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội, cụ thể:

Việc quyết định hình phạt chung trong trƣờng hợp phạm nhiều tội có thể thực hiện bằng hai cách: Thu hút hình phạt nhẹ vào hình phạt nặng nhất hoặc cộng toàn bộ hình phạt đã tuyên về từng tội hay là cộng vào hình phạt nặng nhất một phần các hình phạt đã tuyên. [24]

Mặc dù, tại Công văn số 612 ngày 14/9/1973 của TANDTC đã quy định trƣờng hợp cộng một phần, cộng toàn bộ và thu hút hình phạt nhƣng tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của TANDTC lại chƣa hƣớng dẫn rõ trƣờng hợp nào đƣợc cộng một phần, trƣờng hợp nào đƣợc cộng toàn bộ và trƣờng hợp nào thì thu hút hình phạt dẫn đến việc áp dụng không thống nhất trong việc quyết định hình phạt của Tòa án các địa phƣơng trong cả nƣớc. Do đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 về việc hƣớng dẫn cụ thể việc quyết định hình phạt chung đối với ngƣời phạm tội nhƣ sau:

Về nguyên tắc cộng hình phạt Tòa án tuyên đối với các tội phạm của bị cáo thành hình phạt chung, nếu hình phạt chung không vƣợt quá mức cao nhất của khung hình phạt đƣợc áp dụng đối với tội nặng nhất.

Nếu cộng tất cả các hình phạt đã tuyên đối với các tội phạm mà vƣợt mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất thì hình phạt chung phải là mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất mà không thể thấp hơn hoặc cao hơn.

Trong trƣờng hợp các tội của bị cáo đều bị xử phạt theo khung hình phạt có mức cao nhất giống nhau thì hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá mức cao nhất của khung hình phạt chung đó, việc quyết định hình phạt chung cũng theo hƣớng dẫn ở điểm 1 và điểm 2 nói trên [25].

Tuy việc áp dụng Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 và Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 của TANDTC để quyết định hình phạt theo Điều 41 Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn tồn tại bất hợp lý "Hình phạt chung không đƣợc vƣợt mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên [25]. Quy định này đã hạn chế sự nghiêm khắc của pháp luật đối với những ngƣời phạm nhiều tội và cũng chƣa đánh giá hết tính chất, mức độ nguy hiểm của các tội trong trƣờng hợp phạm nhiều tội.

Để khắc phục nhƣợc điểm này, luật đã sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 đã sửa đổi theo hƣớng chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng tùy tiện trong việc áp dụng. Cụ thể: "Khi xét xử cùng một lần ngƣời phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt cho các tội. Hình phạt chung không đƣợc vƣợt mức cao nhất của loại hình phạt đã tuyên". Tuy nhiên, BLHS 1985 không quy định cách thức tổng hợp hình phạt, do đó gây ra những vƣớng mắc khi áp dụng pháp luật, nhất là trong trƣờng hợp phải quyết định các hình phạt khác loại.

Qua phần phân tích trên ta thấy, Bộ luật hình sự 1985 đã có quy định riêng biệt và rành mạch về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều, đây là thành tựu đáng ghi nhận của kỹ thuật lập pháp. Tuy nhiên, cũng do đây là Bộ luật hình sự đầu tiên đƣợc pháp điển hóa sau thời gian dài nhà nƣớc ta điều chỉnh Luật hình sự bằng các văn bản dƣới luật riêng lẻ, chồng chéo, nên xét về mặt kỹ thuật lập pháp còn có nhiều hạn chế trong đó có những hạn chế khi quy định về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm

nhiều tội. Mặt khác, có một số quy định đã đƣợc sửa đổi nhƣng không kế thừa đƣợc những quy định hợp lý của giai đoạn trƣớc, do vậy đã dẫn đến nhiều vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Đây cũng là một nguyên nhân đòi hỏi sự bổ sung cần thiết trong Bộ luật hình sự sau đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)