6. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội đối với ngƣờ
dƣới 18 tuổi
Ngƣời dƣới 18 tuổi hay trong Bộ luật hình sự 1999 còn gọi là “ngƣời chƣa thành niên” là những ngƣời trẻ còn non nớt, chƣa phát triển đầy đủ về thể chất, khả năng nhận thức và điều chỉnh đúng đắng hành vi. Do đó, nếu ngƣời phạm tội ở độ tuổi này cần thiết đƣợc hƣởng sự khoan dung của pháp luật. Cụ thể là những quy định ƣu việt hơn, hình phạt nhẹ hơn so với ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội nhằm giúp họ nhận ra lỗi lần và tạo điều kiện cải tạo tốt, chỉnh sửa cách ứng xử đúng đắn để sớm trở lại xã hội.
Cụ thể về trƣờng hợp ngƣời dƣới 18 tuổi phạm nhiều tội, đa phần dƣ luận vẫn chƣa thể quên vụ án Lê Văn Luyện: rạng sáng 24/8/2011, Luyện đột
nhập tiệm vàng Ngọc Bích, cắt hệ thống camera, chuông báo động, đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Con gái lớn của họ (bé Bích) bị chém đứt lìa tay phải, bé út bị giết. Gây án xong, Luyện vơ vét 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây trong tủ trƣng bày ở tầng 1. Tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng. Lê Văn Luyện chịu án sơ thẩm 18 năm tù. Khi đƣa ra xét xử phúc thẩm thì án vẫn giữ nguyên (18 năm tù tội giết ngƣời, 18 năm tù tội cƣớp tài sản, 9 tháng tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chƣa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt ở mức cao nhất đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội là 18 năm tù).
Khi quyết định hình phạt trong trƣờng hợp bị cáo phạm nhiều tội nói riêng và đối với ngƣời dƣới 18 tuổi cũng phải tuân theo các nguyên tắc và cách thức tổng hợp hình phạt nhƣ đã phân tích ở mục 1.4 chƣơng 1 của luận văn này.
Đối với ngƣời dƣới 18 tuổi pha ̣m nhiều tô ̣i cũng có những quy định khác biệt so với trƣờng hợp phạm nhiều tội thông thƣờng. Ngay đối với ngƣời dƣới 18 tuổi pha ̣m nhiều tô ̣i mà các tội thực hiện ở các thờ i điểm khác nhau cũng có những điểm khác nhau nhất định. Việc tổng hợp hình phạt với trƣờng hợp này cũng cần căn cứ vào các thời điểm phạm tội khác nhau của ngƣời dƣới 18 tuổi pha ̣m nhiều tô ̣i để đƣa ra quyết định hình phạt chính xác.
Do ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội, nếu đến thời điểm xét xử thì có thể họ đã vƣợt quá 18 tuổi nên khi quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt cần chú ý những tình tiết nhƣ: Đối với ngƣời phạm nhiều tội, có tội đƣợc thực hiện trƣớc khi đủ 18 tuổi, có tội đƣợc thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng theo từng tình huống cụ thể.
trong BLHS 1999, thể hiện tại bảng sau:
Bộ luật Hình sự 1999 Bộ luật Hình sự 2015
Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội
Đối với ngƣời phạm nhiều tội, có tội đƣợc thực hiện trƣớc khi đủ 18 tuổi, có tội đƣợc thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng nhƣ sau: 1. Nếu tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời đó chƣa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này; 2. Nếu tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng nhƣ đối với ngƣời đã thành niên phạm tội.
Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội
1. Khi xét xử cùng một lần ngƣời dƣới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng không đƣợc vƣợt quá 18 năm đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi khi phạm tội.
2. Đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội đƣợc thực hiện trƣớc khi đủ 16 tuổi, có tội đƣợc thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng nhƣ sau:
a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội đƣợc thực hiện trƣớc khi ngƣời đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội đƣợc thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vƣợt quá mức hình phạt cao nhất
đối với ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội đƣợc thực hiện sau khi ngƣời đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội đƣợc thực hiện trƣớc khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vƣợt quá mức hình phạt cao nhất đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với ngƣời phạm nhiều tội, có tội đƣợc thực hiện trƣớc khi đủ 18 tuổi, có tội đƣợc thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng nhƣ sau:
a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội đƣợc thực hiện khi ngƣời đó chƣa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội đƣợc thực hiện khi ngƣời đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này; b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội đƣợc thực hiện khi ngƣời đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi ngƣời đó chƣa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng nhƣ đối với ngƣời đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.
Qua bảng so sánh hai nội dung hai điều luật của hai bộ luật cũ và mới ta có thể dễ dàng nhận ra nội dung của Điều 103 đƣợc bổ sung nhiều chi tiết khiến điều luật có độ dài hơn hẳn. Các nội dung đƣợc bổ sung mới cụ thể là:
Thứ nhất, nếu Điều 75 chỉ nói chung cả về trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên phạm tội thì Điều 103 đã chia ra hai trƣờng hợp với hai mốc tuổi là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phạm tội và ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi phạm tội. Sự phân chia này nhằm tạo tiền đề cho việc quyết định hình phạt đúng đắn và phù hợp hơn với tính chất tội phạm, hơn nữa, đảm bảo phân hóa trách nhiệm hình sự, nguyên tắc công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật hình sự.
Thứ hai, trong nội dung quy định, hai khoảng tuổi ngƣời chƣa thành niên phạm nhiều tội phải chịu mức hình phạt khác nhau, trong đó ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi phạm tội phải chịu mức hình phạt nặng hơn ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi. Điều này là hợp lý, bởi lẽ, ở mốc tuổi lớn hơn, ngƣời chƣa thành niên đã có những nhận thức sâu sắc, mức độ hiểu biết sâu rộng hơn ngƣời ở độ tuổi nhỏ hơn. Hay nói cách khác, ngƣời lớn hơn thì khả năng điều chỉnh hành vi sẽ cao hơn, nếu phạm tội thì phải chịu hình phạt nặng hơn. Quy định này khắc phục hạn chế nghiêm trọng của Điều 75 BLHS 1999, khi quy định “đánh đồng” hai độ tuổi cùng một mức hình phạt. Hạn chế này đã gây ra nhiều bức xúc dƣ luận và bản thân ngƣời phạm tội, gây nhiều khó khăn trong thực tiễn xét xử, đồng thời, không đảm bảo chính sách phân hóa tội phạm theo yêu cầu chung của chế định quyết định hình phạt nói riêng và BLHS nói chung.
Thứ ba, sau khi chia rõ ràng các mốc tuổi chịu hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội, Điều 103 còn đƣa ra quy định cụ thể về 4 trƣờng hợp là:
- Trong những tội đã phạm, có tội phạm trƣớc khi đủ 16 tuổi và có tội phạm sau khi đủ 16 tuổi
- Trong những tội đã phạm, có tội phạm trƣớc khi đủ 18 tuổi và sau khi đủ 18 tuổi
Theo đó, BLHS 2015 đã thể hiện rõ tinh thần nhân đạo đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội vì đƣa ra những quy định phân hóa một cách cụ thể và rõ ràng nhất về trách nhiệm hình sự của ngƣời dƣới 18 tuổi phạm nhiều tội. Theo hƣớng xử lý có lợi hơn cho ngƣời phạm tội, triển khai nội dung về “tính hƣớng thiện” trong xử lý tội phạm [2], Điều 103 đƣa ra nội dung quyết định hình phạt theo tội có quy định mức hình phạt nhẹ hơn dù tội đó đƣợc thực hiện trƣớc hay sau khi đủ 16 tuổi và thực hiện trƣớc hay sau khi ngƣời đó đủ 18 tuổi.
Tuy nhiên, theo tác giả, ngoài những điểm sáng nổi bật nhƣ đã phân tích, Điều 103 BLHS 2015 vẫn còn tồn tại một vài “hạt sạn” chƣa đƣợc “nhặt” sạch, đặt ra yêu cầu cần thiết sửa đổi.
Về tên gọi của điều luật gây sự nhầm lẫn lớn cho ngƣời tiếp cận bộ luật mới này. Bởi lẽ, trong cả Bộ luật hình sự, có 02 điều luật điều chỉnh về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội là Điều 55 có tên là “Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội” và Điều 103 có tên là “Tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội”, tuy tên gọi khác nhau là vậy, nhƣng nội dung của hai điều đều có nội dung về vấn đề hình phạt đối với ngƣời phạm nhiều tội. Vậy thiết nghĩ, tại sao lại có sự khác biệt về tên gọi. Một điều dùng động từ “quyết định”, điều còn lại dùng động từ “tổng hợp”. Điều này gợi lên sự bất hợp lý vì cách dùng từ không thống nhất giữa các điều luật có nội dung cùng quy định về một nội dung là quyết định hình phạt.
Cách đặt tên điều luật nhƣ trên cũng dễ gây ra nhầm lẫn cho các độc giải tiếp cận Bộ luật là hai điều luật quy định hai nội dung khác biệt và có sự liên quan là một điều luật quy định về quyết định hình phạt và điều còn lại quy định về việc tổng hợp hình phạt. Ngoài ra, còn bởi cả bộ luật chỉ có một điều luật tên là “Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội” và