6. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trƣờng hợp
3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quyết định hình phạt trong trƣờng hợp
hợp phạm nhiều tội
Thứ nhất, cần thiết tập trung nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thẩm phán tại các tòa án, cùng với đội ngũ tham gia xét xử tại phiên tòa kể cả các cán bộ tòa án khác. Trên cơ sở năng lực chuyên môn vững vàng, ngƣời tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự phải là ngƣời có ý thức tuân thủ pháp luật, cũng nhƣ gƣơng mẫu trong việc chấp hành pháp luật, là ngƣời có trách nhiệm với công việc, với những quyết định, phán xét của mình. Ngoài ra, phải chú trọng “mời” đúng hội thẩm nhân dân, đảm bảo họ là những ngƣời phù hợp nhất đối với từng loại vụ án để có những đóng góp hiệu quả trong quá trình xét xử nói chung và quyết định hình phạt nói riêng.
Thứ hai, bên cạnh nâng cao năng lực, việc nâng cao trách nhiệm trong xét xử, đạo đức nghề nghiệp đối với các thẩm phán cũng quan trọng không kém. Rà soát và trừng trị nghiêm minh các trƣờng hợp làm sai quy tắc nghề nghiệp, cố tình quyết định hình phạt sai để làm gƣơng trong ngành.
Thứ ba, có kết quả tranh tụng tốt thì quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội nói riêng sẽ đúng, vậy
cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tranh tụng. Trƣớc tiên, cần hiểu đúng thuật ngữ tranh tụng, tranh tụng là cách thức tổ chức hoạt động tố tụng hình sự tìm đến sự thật khách quan của vụ án”[31, tr. 89], đồng thời xác định đúng vai trò quan trọng của tranh tụng trong xét xử, để từ đó có những biện pháp giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực tranh tụng đối với những tham gia tranh tụng tại phiên tòa trên thực tế.
Cụ thể hơn đối với Kiểm sát viên - ngƣời thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự - phải chủ động trong việc tham gia thẩm vấn và tranh luận dân chủ với ngƣời bào chữa và ngƣời tham gia tố tụng khác. Kiểm sát viên phải thực sự phát huy bản lĩnh, tự tin, sắc sảo trong việc luận tội và bảo vệ quan điểm truy tố; đồng thời phải tôn trọng kết quả điều tra công khai trƣớc phiên tòa; bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp trong tranh tụng thể hiện ở chỗ: các quan điểm tranh tụng chỉ dựa vào quy định của pháp luật và chứng cứ đã đƣợc kiểm tra xác minh , dựa vào quan điểm, đƣờng lối đấu tranh phòng chống tội phạm của Đảng, Nhà nƣớc để đề xuất các quyết định xử lý đúng đắn vụ án.
Ngoài ra, để nâng cao chất lƣợng tranh tụng, cần thay đổi trong nhận thức mà trƣớc hết là nhận thức của các cơ quan và những ngƣời tiến hành tố tụng về vị trí, vai trò của luật sƣ và nghề luật sƣ trong xã hội, xoá bỏ cơ chế thỉnh thị án, cơ chế án bỏ túi đã tồn tại rất lâu ở nƣớc ta. Nguyên tắc "khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" cần đƣợc tôn trọng và tuân thủ,…
Thứ tư, cần thiết tăng cƣờng ban hành ấn phẩm về kiến thức và vụ án thực tế xét xử các vụ án trong trƣờng hợp phạm nhiều tội và đặc biệt là phần quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội. Qua đây, các thẩm phán đúc rút đƣợc nhiều kinh nghiệm xét xử và các luật gia, sinh viên luật,
bạn đọc trong cả nƣớc dễ tiếp cận các trƣờng hợp phạm nhiều tội trong thực tiễn, nhìn rõ những hạn chế trong vấn đề này để có những đóng góp quý báu cho việc sửa đổi.
Thứ năm, giải pháp về xây dựng hệ thống thu thập số liệu, thống kê theo dõi việc xử lý các vụ việc có liên quan đến trƣờng hợp phạm nhiều tội. Số liệu thông tin thống kê có ý nghĩa quan trọng giúp cho các cơ quan xây dựng pháp luật và chính sách cập nhật về các xu hƣớng và loại hình tội phạm, "cảnh báo" những hoạt động tố tụng trong đó có định tội danh và quyết định hình phạt.
Trong mẫu thống kê tội phạm, việc xác định chính thức số tội phạm không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành công tác thống kê hay phƣơng tiện áp dụng cho công tác thống kê mà phụ thuộc vào những quy định có tính chất pháp lý đối với công tác thống kê tội phạm nhằm phản ánh tình hình tội phạm nói chung, đánh giá kết quả công tác của cơ quan tƣ pháp, tổng kết và ghi chép đầy đủ số tội phạm nói chung và tội phạm phạm tội nhiều lần nói riêng để từ đó có biện pháp, phƣơng pháp xác định nhằm ngăn chặn và xử lý. Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chƣa có hệ thống thống kê riêng nhƣng tiêu chí thống kê giữa các cơ quan này lại chƣa thống nhất, nằm rải rác trong những biểu mẫu thống kê hình sự, thậm chí có cả thống kê kết quả công tác. Vậy, Viện kiểm sát nhân dân cần thiết phối hợp với Tòa án nhân dân, Bộ công an và các cơ quan khác có liên quan sớm xây dựng hệ thống thống kê tƣ pháp nói chung và đối với trƣờng hợp phạm nhiều tội nói riêng theo những tiêu chí, biểu mẫu thống nhất để sử dụng thống nhất trong các ngành trên phạm vi toàn quốc.
Thứ sáu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ về tiền lƣơng, chế độ phụ cấp và ban hành các chính sách ƣu đãi khác đối với Thẩm phán và cán bộ, công chức Tòa án cho phù hợp với đặc thù công tác của ngành, tạo điều
kiện nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, giúp ngành Tòa án có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao vào công tác.
Thứ bảy, đảm bảo sự phối hợp trong hoạt động của hệ thống Tòa án và hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm mục đích tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt bằng việc điều chỉnh mối quan hệ trong hoạt động thực tiễn của hệ thống các cơ quan này. Bởi lẽ, mối quan hệ của các cơ quan tƣ pháp cần phải đƣợc xây dựng sao cho đó là mối quan hệ tƣơng hỗ, qua lại, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Các số liệu thực tiễn xét xử của tỉnh Phú Thọ các năm từ 2012-2016 đã cho chúng ta thấy tình hình tội phạm nói chung và tội phạm phạm nhiều tội nói riêng trên địa bàn tỉnh này. Nhìn chung, tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến phức tạp, các vụ án mà bị cáo thuộc trƣờng hợp phạm nhiều tội là vấn đề cần quan tâm chú trọng ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên cả nƣớc nói chung vì tính chất đa tội phạm của nó. Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ đã chứng minh năng lực giải quyết các vụ án hình sự, tích cực khắc phục nhƣợc điểm và phát huy ƣu điểm, tích cực tăng cƣờng các biện pháp làm giảm bớt số lƣợng vụ án xảy ra hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những thành tựu lập pháp đạt đƣợc, Bộ luật hình sƣ 2015 vẫn còn những “hạt sạn” chƣa đƣợc khắc phục. điểm tiến bộ so với quy định tại BLHS 1999 là đáng ghi nhận nhƣng những yếu điểm về lập pháp đó cần phải đƣợc khắc phục. những phân tích của ngƣời viết về những hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự và hạn chế trong việc áp dụng quy định của bộ luật hình sự về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội là tiền đề để đƣa ra các giải pháp khắc phục. các giải pháp khắc phục ở cả hai khía cạnh là hoàn thiện quy định pháp luật hình sự và tăng cƣờng biện pháp nâng cao việc áp dụng quy định của bộ luật.
KẾT LUẬN
Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm niều tội là hoạt động tƣ duy của Hội đồng xét xử. Đặc biệt, phạm nhiều tội là một trƣờng hợp đa tội phạm, việc quyết định hình phạt có trở nên phức tạp, dễ bị nhầm lẫn và sai sót. Bởi vậy, Bộ luật hình sự qua các năm đã xây dựng khung pháp lý cơ bản cho chế định này, cụ thể, quy định pháp luật hình sự và thực tiễn xét xử Công đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải căn cứ và các quy định của Bộ luật hình sự để xác định tội danh và quyết định hình phạt với ngƣời phạm tội một cách đúng đắn, tuân theo những nguyên tắc và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của từng địa phƣơng nơi xảy ra tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Những nội dung khái quát về quyết định hình phạt, phạm nhiều tội, quyết định hình phạt trong trƣờng hợp tội là phần quan trọng cho việc tiếp cận đề tài. Có thể nói, Chƣơng 1 của luận văn đƣa ra một cách khái quát nhất những tri thức liên quan để tới Chƣơng 2, ngƣời viết có cơ sở cho những phân tích những thực trạng những quy định về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội. Cộng với kết quả công tác xét xử đƣợc thể hiện qua số liệu thực tiễn quyết định hình phạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ở Chƣơng 3 đã cho phép ngƣời viết đƣa ra đƣợc hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và giải pháp hoàn thiện. quá trình nghiên cứu phân tích nhƣ vậy, giúp ngƣời viết có thể đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:
Để phục vụ sự nghiệp phòng, chống tội phạm hiệu quả, cần nhất vẫn là một hành lang pháp lý vững chắc để áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự hiện hành đến nay vẫn chƣa ghi nhận định nghĩa pháp lý của chế định này trong BLHS. Vì vậy, quá trình thực hiện định tội danh và quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội gặp khó
khăn, lúng túng nên vấn đề chế định phạm nhiều tội cần đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống, đúng mức và cụ thể hơn trong thời gian sắp tới. Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội là một vấn đề phức tạp và còn nhiều tranh luận về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn của Luật hình sự. Việc nhận thức đúng đắn bản chất pháp lý và các quy định về định tội danh, quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội và thực tiễn áp dụng là vấn đề rất cần thiết. Mặc dù ở mỗi địa phƣơng có những đặc điểm tình hình tội phạm khác nhau, đối với những vƣớng mắc chƣa có hƣớng dẫn thì đƣờng lối giải quyết tại mỗi địa phƣơng khác nhau và không thống nhất, nhƣng trong cùng một hệ thống pháp luật không cho phép nhƣ vậy. Do đó, đặt ra vấn đề làm sao để có hƣớng dẫn, giải thích, áp dụng pháp luật đầy đủ, thống nhất đối với vƣớng mắc phát sinh từ qua trình thực tiễn áp dụng pháp luật. Chính những hạn chế nêu trên của BLHS hiện hành về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản của khoa học Luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để từ đó xây dựng BLHS nƣớc nƣớc Cộng hòa XHCN Việt nam hoàn thiện hơn trong đó có quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội cho thấy, bên cạnh những ƣu điểm đã đạt đƣợc thì quá trình giải quyết, xét xử vụ án hình sự không thể tránh khỏi một số thiếu sót về đánh giá chứng cứ, hoặc thiếu sót về việc áp dụng khung hình phạt dẫn đến việc quyết định hình phạt sai, hoặc quá nhẹ hoặc quá nặng. Vẫn còn nhiều vụ án chƣa đánh giá đúng mức độ hành vi phạm tội của bị cáo nên vận dụng không đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến quyết định hình phạt chƣa tƣơng xứng với tính chất hành vi phạm tội. Qua tìm hiểu về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội cho thấy quy định của pháp luật hình sự
về phạm nhiều tội vẫn còn thiếu và yếu, bên cạnh đó năng lực chuyên môn của các cơ quan tiến hành tố tụng mà trong đó những ngƣời trực tiếp tiến hành tố tụng cũng hạn chế. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng giải quyết các vụ án phạm nhiều tội thì một mặt phải kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật hình sự quy định về phạm nhiều tội, một mặt phải không ngừng đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ cải tiến phƣơng pháp làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng, những ngƣời tiến hành tố tụng giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Những sửa đổi, bổ sung đối với chế định quyết định hình phạt trƣờng hợp phạm nhiều tội là yêu cầu cần thiết nhằm đáp ứng quá trình cải cách tƣ pháp, trong yêu cầu chung là đổi mới toàn bộ hệ thống Tòa án, hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng nhƣ hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ của ba hệ thống các cơ quan này, đồng thời hoàn thiện các quy định có liên quan nhằm đạt đƣợc kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nên văn minh nhân loại trong Nhà nƣớc pháp quyền[32, tr. 103]. Cùng với đó là yêu cầu nâng cao chất lƣợng kiểm soát xã hội đối với tội phạm, cổ vũ cho mọi ngƣời dân tích cực tham gia công tác đấu tranh, chống tội phạm [53, tr. 299].
Tác giả hy vọng luận văn góp phần đƣa BLHS nói riêng và pháp luật hình sự nói chung trở thành công cụ hữu hiệu trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm. Việc tiếp tục nghiên cứu đề tài này không chỉ có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định và thực hiện chính sách hình sự của Nhà nƣớc trong thời gian tiếp theo, mà còn là nhiệm vụ của các nhà khoa học, những ngƣời đang làm việc trong cơ quan tƣ pháp.
Luận văn đƣợc hoàn thành là một quá trình nghiên cứu, làm việc nghiêm túc, bằng việc tổng hợp hệ thống hoá các quan điểm về mặt lý luận, hệ thống các văn bản hƣớng dẫn và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với chế
định phạm nhiều tội. Tuy nhiên, chế định đa (nhiều) tội phạm trong đó có chế định phạm nhiều tội là một vấn đề khó, đặc biệt phức tạp và có nhiều tranh luận về áp dụng pháp luật trong thực tế giải quyết án hình sự. Với kinh nghiệm thực tiễn chƣa phong phú và hạn chế về tài liệu tham khảo, cùng với giới hạn phạm vi của luận văn thạc sĩ, ngƣời viết hoàn thành luận văn nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong đƣợc sự đánh giá, giúp đỡ, góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện đƣợc tốt và cao hơn nữa. Qua đây, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, GS.TSKH Lê Văn Cảm đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thờigian tới, Ban chấp hành trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Ban chấp hành trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
3. BLHS nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(năm 1985
4. Bộ luật hình sự nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 5. Bộ luật hình sự nƣớc CỘng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015 6. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1999
7. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2017
8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013