6. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số hạn chế trong quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm
3.2.2. Hạn chế trong áp dụng quy định của Bộ luật hình sự
Bên cạnh những ƣu điểm đã đạt đƣợc thì quá trình giải quyết, xét xử án hình sự không thể tránh khỏi một số thiếu sót trong cả quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trong đó có những hạn chế trong quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội.
Thứ nhất, cả nƣớc trong những năm gần đây Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ ra nguyên nhân của việc quyết định hình phạt còn chƣa đúng: "Việc quyết định hình phạt có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là không thực hiện đúng các quy định tại Điều 45 BLHS 1999" tức là chƣa thực hiện đúng các căn cứ quyết định hình phạt. Hạn chế này dẫn đến tình trạng án bị sửa, bị hủy, tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật bị ảnh hƣởng. Hạn chế này cần đƣợc khắc phục khẩn trƣơng dể đảm bảo quyết định hình phạt đúng đắn tại hệ thống Tòa án.
Thứ hai, số lƣợng thẩm phán còn thiếu trong tình hình tăng cao số lƣợng án sơ thẩm và số bản án kháng cáo phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm. Đây cũng là một gánh nặng lớn đối với công tác xét xử nói chung trong ngành Tòa án. Khi năng lực thấp, thẩm phán và các hội thẩm ra bản án chƣa đúng, chƣa hợp lòng ngƣời thì ắt sẽ có kháng cáo,kháng nghị. Rồi sau đó, phiên sơ thẩm chƣa thể giải quyết đƣợc vụ án, bắt buộc phải có thêm phiên phúc thẩm, thậm chí là giám đốc thẩm, vụ án mới đƣợc giải quyết thấu đáo.
Thứ hai, số lƣợng thẩm phán còn thiếu trong tình hình tăng cao số lƣợng án sơ thẩm và số bản án kháng cáo phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm. Đây cũng là một gánh nặng lớn đối với công tác xét xử nói chung trong ngành Tòa án. Trong khi, Nghị quyết 08 đã ghi nhận rằng “việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của ngƣời bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định [1, tr.4]. Yêu cầu này tiếp tục đƣợc đề cấp trong Nghị quyết số 49-NQ/TW: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [2, tr.5] , tiếp theo, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định chính thức về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng. Yêu cầu về nâng cao chất lƣợng tranh tụng cho thấy cho thấy chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa đóng vai trọng và cốt lõi trong quá trình xét xử và là cơ sở để quyết định hình phạt. Tuy nhiên, chất lƣợng tranh tụng còn thấp trong xét xử là một vấn đề đáng lo ngại đối với cả Luật sƣ, ngành Kiểm sát và Tòa án. Bởi lẽ, tranh tụng không có kết quả cao thì chất lƣợng quyết định hình phạt trong bản án sẽ bị ảnh hƣởng, đặc biệt đối với những vụ án có tính chất phức tạp và mức độ thiệt hại cao nhƣ phạm nhiều tội.
Lên quan tới trình độ của các thẩm phán, vấn đề này tuy đã đƣợc nêu ra nhiều lần nhƣng vẫn chƣa đƣợc khắc phục triệt để. Thêm vào đó là đạo đức của những ngƣời “cầm cân, nảy mực” lên từng bản án lại chƣa đƣợc đảm bảo. Nếu đã không rõ ràng, chí công vô tƣ thì việc ra một bản án không đúng là điều khó tránh khỏi. Trên thực tế, điều này còn nguy hiểm hơn cả việc yếu kém trong năng lực của thẩm phán.
Thứ ba, khi xét xử bị cáo phạm nhiều tội, có một số trƣờng hợp khi tuyên bị cáo phạm hai tội nhƣng chỉ có một hình phạt (không tuyên từng tội, hoặc tuyên từng tội khi quyết định hình phạt thì lại không tổng hợp hình phạt chung hoặc tổng hợp hình phạt chung thì lại không áp dụng Điều 50 BLHS). Qua tìm hiểu thực tiễn công tác xét xử, đây là tình trạng chung của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc vẫn mắc phải.