Các quy định vè quyết định hình phạt trong trong hợp phạm nhiều tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Các quy định vè quyết định hình phạt trong trong hợp phạm nhiều tộ

trong Bộ luật hình sự năm 1999

Sau thời gian dài thi hành, mặc dù đã đƣợc sửa đổi, bổ sung tới 4 lần, Bộ luật hình sự 1985 vẫn bộ lộ những nhƣợc điểm về nhiều mặt dẫn tới việc ra đời Bộ luật hình sự 1999 nhƣ một tất yếu. Bộ luật hình sự năm mới này đã khắc phục đƣợc nhiều nhƣợc điểm của bộ luật cũ, đồng thời đáp ứng và phục vụ công cuộc đổi mới luật hình sự buộc phải có những thay đổi mang tính phát triển.“Bộ luật hình sự năm này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta, nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [4]”. Bộ luật Hình sự 1999 (đƣợc sửa đổi, bổ sung 2009) gồm 24 chƣơng, 344 điều đƣợc Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2000.

Kế thừa tinh thần của Bộ luật Hình sự 1985, Quyết định hình phạt nói chung vẫn đƣợc coi là một chế định quan trọng của Bộ luật Hình sự năm 1999, trong đó có phần quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội. Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định rằng:

“Khi xét xử cùng một lần một ngƣời phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó đƣợc cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mƣơi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ đƣợc chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ đƣợc chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt đƣợc cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác. 2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung đƣợc quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt đƣợc cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì ngƣời bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.”

Ta nhận thấy, điều luật trên đã có quy định về riêng biệt về quyết định hình phạt đối với hai nhóm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hơn nữa, nội dung quyết định hình phạt đối với từng loại hình phạt đƣợc cụ thể hóa. Điều này chƣa có trong bộ luật hình sự 1985. Đặc biệt đối với hình phạt tiền, điều luật nêu rõ phạt tiền khi đóng vai trò là hình phạt chính và phạt tiền với vai trò

là hình phạt bổ sung, khắc phục tình trạng áp dụng tùy tiện trong thực tiễn xét xử. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm 1999 bổ sung thêm hình phạt trục xuất vào hệ thống hình phạt. Đây là hình phạt cần thiết để áp dụng cho ngƣời phạm tội không phải là công dân Việt Nam đang có xu hƣớng gia tăng trong tình hình hiện nay. Do đó, Điều luật trên cũng đã kịp thời bổ sung nội dung quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội đối với loại hình phạt này.

Nhìn chung, nội dung Điều 50 đã có quy định tiến bộ vƣợt bậc so với Điều 41 của Bộ luật hình sự 1985. Bên cạnh những sửa đổi, bổ sung cần thiết thì nếu bộ luật hình sự cũ phải nhờ đến các văn bản dƣới luật để nhiều lần hƣớng dẫn thi hành, sửa đổi điều luật thì nay, chỉ cần một điều luật trong bộ luật mới là đã thể hiện đầy đủ nội dung cần ghi nhận. Với các này, Bộ luật hình sự mới đã đồng thời tinh gọn và thống nhất nội dung quy định liên quan tới chế định quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội trong các văn bản dƣới luật.

Đi cùng với quy định về quyết định hình phạt đối với các loại hình phạt cụ thể thì việc tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp này cũng đƣợc cụ thể hóa tại Điều 75 Bộ luật hình sự 1999 nhƣ sau:

“Đối với ngƣời phạm nhiều tội, có tội đƣợc thực hiện trƣớc khi đủ 18 tuổi, có tội đƣợc thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng nhƣ sau:

1. Nếu tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời đó chƣa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;

2. Nếu tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng nhƣ đối với ngƣời đã thành niên phạm tội.”

BLHS năm 1999 đã khắc phục tình trạng bất hợp lí của việc giới hạn mức tối đa của hình phạt chung khi tổng hợp các hình phạt tù có thời hạn.

Theo BLHS năm 1985 sau khi đã đƣợc sửa đổi lần thứ nhất năm 1989 thì hình phạt chung khi tổng hợp các hình phạt là hình phạt tù có thời hạn (trong trƣờng hợp phạm nhiều tội hoặc trong trƣờng hợp có nhiều bản án) không đƣợc vƣợt mức 20 năm tù là mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn. Điều này sẽ bộc lộ rõ sự bất hợp lí khi ngƣời phạm tội phạm nhiều tội và đối với một trong các tội đó đã có thể tuyên hình phạt tù có thời hạn ở mức tối đa hoặc xấp xỉ, trong khi không có tội nào có thể tuyên đƣợc hình phạt tù chung thân hoặc tử hình… Bộ luật hình sự năm 1999 đã khắc phục sự bất hợp lí bằng việc cho phép hình phạt tổng hợp có thể vƣợt đến 1,5 lần mức cao nhất của hình phạt tù có thời hạn (đến 30 năm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)