Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 37 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự

hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Cùng với sự phát triển của xã hội và tình hình tội phạm phức tạp, Bộ luật hình sự năm 1999 bộc lộ nhiều yếu điểm cần đƣợc bổ sung, khắc phục bằng một bộ luật hình sự mới. Năm 2015 Quốc hội khóa 13 đã bấm nút thông qua Bộ luật hình sự năm 2015, thời gian thi hành là ngày 1 tháng 7 năm 2016. Tuy nhiên về những sai sót còn tồn tại, Bộ luật này đã đƣợc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều. Công việc này mới đƣợc quốc hội khóa XIV hoàn thành ngày 20 tháng 6 năm 2017 và Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Bộ luật hình sự 2015 đƣợc xây dựng tên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự nƣớc ta, nhất là Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), cùng với đó là những kinh nghiệm đƣợc đúc rút từ thực tiễn thi hành pháp luật hình sự, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian dài.

Riêng đối với chế định quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội, cũng nhƣ trong Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự 2015 đã

có quy định riêng biệt và rõ ràng, điều luật trực tiếp điều chỉnh là Điều 55. Nhìn chung, Điều luật này giữ nguyên quy định của Điều 50 trong BLHS 1999, điểm khác biệt duy nhất là các nội dung về số lƣợng đƣợc Bộ luật Hình sự 2015 thể hiện bằng chữ số trong khi Bộ luật Hình sự 1999 lại diễn đạt bằng chữ, điều này khiến cho việc nhận diện nội dung điều luật dễ dàng, chính xác và dễ ghi nhớ hơn.

Việc giữ nguyên quy định trong bộ luật cũ không phải là trƣờng hợp hiếm trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự. Cũng đã có nhiều ý kiến xoay quanh việc sửa đổi nội dung tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội tuy nhiên, vì tính ƣu việt của các quy định cũ, cộng với kết quả khả quan từ thực tiễn xét xử, hay nói cách khác, thực tiễn xét xử không gặp nhiều vƣớng mắc nên không đặt ra yêu cầu sửa đổi đối với điều luật này.

2.1.3.1 Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đối với hình phạt chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự 2015, hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội bao gồm 7 loại là: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Đối với từng loại hình phạt cùng đƣợc tuyên áp dụng với ngƣời phạm tội, bộ luật điều chỉnh việc quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội nhƣ sau:

Thứ nhất, nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ thì các hình phạt đó đƣợc cộng lại thành hình phạt chung, hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá ba năm cải tạo không giam giữ. Quy định này cụ thể hoá nguyên tắc đặc thù là nguyên tắc cộng một phần và nguyên tắc chung là nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.

Ví dụ: Trần Thị B bị tuyên án 2 năm cải tạo không giam giữ vì phạm tội làm, buôn bán tem giả (Điều 202 khoản 1) và 3 năm cải tạo không giam giữ vì

phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nƣớc (Điều 203). Cả hai tội này đều do Toà án xét xử một lần. Nhƣ vậy, cả hai tội B đều bị tuyên án loại hình phạt cải tạo không giam giữ nên tổng hợp hình phạt của D theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 là 3 năm cải tạo không giam giữ. Trƣờng hợp này áp dụng nguyên tắc cộng một phần hình phạt cùng loại, bởi lẽ, hình phạt cải tạo không giam giữ có mức tội đa là 3 năm.

Thứ hai, nếu hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn, thì hình phạt đƣợc cộng lại thành hình phạt chung là tù có thời hạn; hình phạt chung này không vƣợt quá 30 năm tù. Quy định này thể hiện nguyên tắc đặc thù là cộng một phần hoặc cộng toàn bộ hình phạt. Tƣơng tự nhƣ ở trƣờng hợp trên, nguyên tắc công bằng nhằm đảm bảo mức hình phạt tƣơng ứng với tính chất và hình vi phạm tội, đồng thời, tƣ tƣởng nhân đạo thấm nhuần khi bộ luật quy định dù bị cáo có bị phạm nhiều tội và bị phạt nhiều năm tù thì mức phạt tù cao nhất đối với ngƣời đó vẫn là 30 năm. Đây là một quãng thời gian đủ dài của một đời ngƣời trong ngục lao để rèn luyện. Việc quy định trần mức trần hình phạt này là điểm sáng trong pháp luật hình sự Việt Nam, khác với pháp luật hình sự ở nhiều nƣớc, nhƣ ở Hoa Kỳ, hình phạt tù trong trƣờng hợp phạm nhiều tội hoặc tổng hợp nhiều bản án, bị cáo có thể bị tuyên bản án tới hàng trăm năm tù.

Ví dụ: Nguyễn Văn A bị phạt 20 năm tù về tội giết ngƣời theo khoản 1 Điều 123 và 15 tù về tội cƣớp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 168. Cả hai tội này đều do Toà án xét xử một lần. Theo phép cộng thông thƣờng, tổng hai hình phạt này là 35 năm tù. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự thì mức tối đa là 30 năm tù giam nên tổng hình phạt A phải chịu là 30 năm tù.

Quy định này vẫn giữ nguyên nguyên tắc quy định mức trần hình phạt tù có thời hạn là 30 năm tù của Bộ luật Hình sự 1999 (đƣợc quy định tại điều 50)

và tiến bộ hơn quy định của Bộ luật hình sự 1985 vốn gặp nhiều hạn chế trong thực tiễn xét xử khi Điều 41 của bộ luật này chỉ quy định “hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã được tuyên.”

Thứ ba, nếu các hình phạt đã tuyên vừa là cải tạo không giam giữ, vừa là hình phạt tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo không giam giữ đƣợc chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ đƣợc chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung nhƣ trƣờng hợp hình phạt đã tuyên cùng là tù có thời hạn. Nội dung này xuất hiện một yếu tố đặc biệt là việc quy đổi hình phạt “cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù”, việc quy đổi này áp dụng khi có hai loại hình phạt là cải tạo không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn cùng đƣợc tuyên trong một bản án và áp dụng với cùng một ngƣời phạm tội. Nếu không quy đổi, bản án sẽ không tổng hợp đƣợc do đây là hai loại hình phạt khác nhau. Cách tổng hợp sau quy đổi dựa theo nguyên tắc cộng toàn bộ.

Tỉ lệ quy đổi đƣợc các nhà làm luật ấn định là 3:1, ƣu tiên đổi sang hình phạt tù giam, và không đổi theo chiều ngƣợc lại, bởi lẽ thì hình phạt tù giam nghiêm khắc hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, hơn nữa, số lƣợng ngày phải chịu phạt của ngƣời phạm tội sẽ giảm đi tới ba phần, đây cũng là lý do giải thích việc quy định đổi một chiều không có chiều ngƣợc lại. Cách quy đổi này đƣợc giữ nguyên nhƣ trong quy định Điều 50 khoản 1 Bộ luật Hình sự 1999.

Ví dụ: Trần Văn H bị Tòa án tuyên phạt 3 tháng cải tạo không giam giữ về tội Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử (Điều 160) và 3 năm tù giam về Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 161). Cả hai tội này đều do Toà án xét xử một lần. Trong trƣờng hợp này, 3 tháng phạt cải tạo không giam giữ của H đƣợc quy đổi thành 1 tháng tù giam, vậy tổng hình phạt của B

là 3 năm 1 tháng tù giam.

Ví dụ 2: Phạm Quốc B bị truy tố về hai tội: Tội cố ý gây thƣơng tích theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự và tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 320 Bộ luật hình sự. Cả hai tội này đều do Toà án xét xử cùng một lần. B bị tuyên án phạt 2 năm tù về tội cố ý gây thƣơng tích, 2 năm cải tạo không giam giữ về tội đánh bạc. Trong trƣờng hợp này, Toà án chuyển đổi 2 năm cải tạo không giam giữ thành 8 tháng tù, rồi tổng hợp với 2 năm tù về tội cố ý gây thƣơng tích, buộc Phạm Quốc B phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 2 năm 8 tháng tù.

Thứ tư, nếu hình phạt nặng nhất trong các loại hình phạt là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân. Trƣờng hợp này thể hiện rõ nguyên tắc thu hút hình phạt trong quyết định hình phạt. Chung thân là hình phạt tù không thời hạn, thông thƣờng đƣợc hiểu là ngƣời bị kết án sẽ phải chấp hành án tù (lao động, học tập, cải tạo...) gần nhƣ là suốt cả cuộc đời của mình ở trong trại giam, Vì lẽ đó, việc tuyên áp dụng các hình phạt khác nhƣ phạt tù có thời hạn hoặc phạt cải tạo không giam giữ sẽ không còn cần thiết. Tại một số nƣớc khác thì chung thân là hình phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất do tại đó đã không còn quy định hình phạt tử hình nhƣ tại các nƣớc trong khối Liên minh châu Âu EU, Autraylia, hầu hết các bang ở Hoa Kỳ,…

Ví dụ: Lê Thị C bị truy tố về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Cƣỡng đoạt tài sản. C bị tuyên phạt tù chung thân vì phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 4 Điều 174) và 3 năm tù vì tội Cƣỡng đoạt tài sản (khoản 1 Điều 170). Cả hai tội này đều do Toà án xét xử cùng một lần. Tổng hợp hình phạt của Lê Thị C là tù chung thân.

Thứ năm, nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình. Đây cũng là trƣờng hợp điển hình về thu

hút hình phạt, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt chính của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Ví dụ: Ngày 26/9/2017, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa

xét xử Bùi Văn Biên (SN 1987, trú tại Thạch Thất, Hà Nội), bi cáo đƣợc xác định là đã 3 lần tham gia mua bán 670 bánh heroin (khoảng hơn 230.510 gram ma túy). Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Bùi Văn Biên đã thành khẩn khai nhận các hành vi phạm tội của của mình và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo có cơ hội đƣợc làm lại cuộc đời.Tuy nhiên, xét thấy hành vi phạm tội của Bùi Văn Biên là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, mua bán ma túy với số lƣợng lớn nên cần thiết phải áp dụng hình phạt cao nhất nhằm răn đe, giáo dục tội phạm và phòng ngừa chung. Theo đó, Hội đồng xét xử tòa án Hà Nội đã quyết định tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Biên mức án tử hình về tội Mua bán trái phép chất ma túy, 4 năm tù về tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Tổng hợp chung cho cả 2 tội danh, bị cáo Biên phải chấp hành là tử hình [52]. Nhƣ vậy, mặc dù Tòa án đã tuyên hai loại hình phạt cho 2 tội mà biên phạm phải là hình phạt tù và hình phạt tử hình, tuy nhiên theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 thì chỉ cần tới hình phạt tử hình. Cũng giống nhƣ bản án có hình phạt tù chung thân, nguyên tắc thu hút hình phạt đƣợc thể hiện rõ nét.

Thứ sáu, nếu các hình phạt đã tuyên trong đó hình phạt tiền (việc tƣớc của ngƣời bị kết án một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nƣớc. Chỉ trong trƣờng hợp có điều luật quy định thì phạt tiền mới đƣợc áp dụng là hình phạt chính) thì hình phạt tiền thì không tổng hợp loại hình phạt này với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt đƣợc cộng lại thành hình phạt chung. Nội dung này thể hiện nguyên tắc cộng toàn bộ, các khoản tiền đƣợc cộng lại với nhau thành hình phạt chung, đồng thời, nguyên tắc cùng tồn tại hình phạt cũng đƣợc áp dụng song song.

Trong quá trình sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới Bộ luật hình sự 2017 đã có nhiều ý kiến về việc quy đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù, thậm chí trong lần sự thảo sửa đổi cũng đã từng ghi nhận quy định này. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lƣỡng, các nhà làm luật đã quyết định hủy bỏ trong nội dung của Bộ luật hình sự chính thức đƣợc quốc hội thông qua.

Ví dụ: Lê Minh H bị phạt 30.000 triệu đồng về tội lừa dối khách hàng (khoản 1 Điều 198), 5 năm tù giam về tội buôn bán thuốc thú y, giống vật nuôi, cây trồng giả (khoản 2 Điều 195) và 10 triệu đồng về tội quảng cáo gian dối (khoản 1 Điều 197), tổng hợp hai khoản phạt tiền trên đối với H là 30 triệu đồng và 5 năm tù giam.

Thứ bảy, các hình phạt đã tuyên có hình phạt trục xuất thì Tòa án không tổng hợp với các loại hình phạt khác; Điều 37 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định trục xuất là buộc ngƣời nƣớc ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi tổng hợp hình phạt, nguyên tắc cùng tồn tại đƣợc áp dụng rõ nét khi hình phạt trục xuất sẽ cùng tồn tại với các loại hình phạt khác.

Ví dụ: 2 đối tƣợng Sar Khaeng sinh năm 1975 và Jar Thong sinh năm 1969, cùng có quốc tịch Campuchia, đƣợc các đối tƣợng trộm cắp gƣơng ô tô loại có giá trị tại Việt Nam móc nối trong một lần sang du lịch, hai đối tƣợng có dự định cầm số gƣơng ô tô sang Campuchia tiêu thụ. Khi làm thủ tục đi qua biên giới, hai đối tƣợng đã bị phát hiện và bắt giữ. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra còn phát hiện 2 đối tƣợng này từng tổ chức đánh bạc khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia. Tại phiên tòa xét xử, tuy đã thành khẩn khai báo nhƣng Khaeng và Thong vẫn bị Tòa án kết án về tội tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có, tuyên phạt tiền mỗi bị cáo 50.000.000

đồng và trục xuất về Campuchia; tuyên phạt 100.000.000 triệu đồng về tội tổ chức đánh bạc. Tổng hợp hình phạt của mỗi bị cáo bị phạt 150.000.000 đồng và trục xuất khỏi Việt Nam.

2.1.3.2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đối với hình phạt bổ sung

Hình phạt bổ sung là hình phạt đƣợc áp dụng kèm theo hình phạt chính (bổ sung cho hình phạt chính). Nếu ngƣời bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không đƣợc áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Mỗi tội phạm, ngƣời phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhƣng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung.Ngoài ra, hình phạt bổ sung không áp dụng với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 32, hình phạt bổ sung gồm 7 loại là: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cƣ trú; Quản chế; Tƣớc một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Cũng nhƣ các loại hình phạt chính, khi quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội, tòa án sẽ áp dụng các nguyên tắc thu hút, cộng hình phạt hoặc cùng tồn tại. Do vậy, sẽ có loại hình phạt cộng đƣợc hoặc bị thu hút hoặc cùng tồn tại. Cụ thể:

Thứ nhất, nếu hình phạt bổ sung đã tuyên là cùng loại thì khi tổng hợp hình phạt, Tòa án cộng các hình phạt đó lại, hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá giới hạn mà Bộ luật hình sự quy định đối với hình phạt đó.

Ví dụ: Trần Thị L bị phạt ba năm quản chế về tội “chứa mại dâm” theo khoản 5 Điều 327 và ba năm quản chế về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật hình sự việt nam (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)