6. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt trong trƣờng hợp
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong
trong trƣờng hợp phạm nhiều tội
Qua những phân tích ở mục 3.2 của luận văn,tác giả đã đƣa ra nhiều hạn chế còn tồn tại của quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội. Những hạn chế đó cần phải đƣợc nghiên cứu, khắc phục, sửa đổi hoàn thiện. Ngƣời viết mạnh dạn đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:
Thứ nhất, bổ sung quy định về khái niệm phạm nhiều tội trong Bộ luật hình sự bên cạnh viêc bổ sung một số khái niệm có nhiều đặc điểm tƣơng đồng khác.
Trên cơ sở tham khảo khái niệm phạm nhiều tội trong cac tài liệu khoa học hình sự và quy định về khái niệm phạm nhiều tội ở một số nƣớc trên thế giới, ngƣời viết mạnh dạn đề xuất nội dung của điều luật nhƣ sau:
“Điều... Phạm nhiều tội
Phạm nhiều tội là trường hợp người có nhiều hành vi phạm nhiều tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng đã thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và các tội này bị xét xử cùng một lần.
Khi xét xử người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội theo quy định chung sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định.”
Thứ hai, trong cả Bộ luật hình sự, có hai điều luật điều chỉnh về quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội là Điều 55 có tên là “Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội” và Điều 103 có tên là “Tổng hợp hình phạt trong trƣờng hợp phạm nhiều tội”. Điều này gợi lên sự bất hợp lý vì cách dùng từ không thống nhất giữa các điều luật có nội dung cùng quy định về một nội dung là quyết định hình phạt. Mặc dù, vẫn có thể hiểu ý nghĩa điều luật dựa trên bố cục đƣợc sắp xếp trong bộ luật, Điều 55 đƣợc đặt trong mục 2 Chƣơng 8 Quyết định hình phạt, điều luật quy định về quyết định hình phạt chung và những quy định riêng cho ngƣời trên 18 tuổi phạm nhiều tội; Điều 103 đƣợc sắp xếp trong Chƣơng 12 Những quy định đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội, với nội dung là những quy định áp dụng riêng với ngƣời dƣới 18 tuổi.
Thiết nghĩ, hai điều luật cần có sự đặt tên một cách thống nhất hơn, rõ ràng hơn, giúp cho giới độc giả có thể dễ dàng tiếp cận và nhận thức đúng nội dung của quy định pháp luật hình sự nói chung và quy định về chế định quyết định hình phạt nói riêng. Có thể tham khảo cách đặt tên các điều luật khác cùng chƣơng 12: Điều 102 Quyết định hình phạt trong trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt; Điều 104 Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án; Điều 105 Giảm mức hình phạt đã tuyên; Điều 106 Tha tù trƣớc hạn có điều kiện; Điều 107 Xóa án tích,... Có thể thấy, tên gọi các điều luật này đều có sự trùng khớp với các quy định chung và áp dụng với ngƣời trên 18 tuổi phạm tội đã quy định ở các chƣơng trƣớc. Hay nói một cách khái quát thì quy định áp dụng đối ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội là phần đặc biệt của các quy định chung trong Bộ luật hình sự, các quy định này đƣợc “gom lại” đặt trong một chƣơng riêng (bao gồm những quy định áp dụng riêng đối với ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội) đảm bảo hiệu quả cho việc nhận thức điều luật và nâng cao tối đa hiệu quả vận dụng trong thực tiễn.
Qua những phân tích trên, ngƣời viết cho rằng Điều 103 BLHS 2015 nên đổi tên lại là “Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội”.
Thứ ba, nhằm đảm bảo phân hóa trách nhiệm hình sự và trừng trị, giáo dục đúng mức đối với tội phạm, đảm bảo sự nghiêm trị pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi trong xét xử nói chung và quyết định hình phạt nói riêng, cần nghiên cứu tách một số tội ghép trong BLHS thành tội đơn lẻ. Công việc này đã đƣợc thực hiện kỳ công trong BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể là, Chƣơng XX BLHS năm 2015 đã tách 04 tội ghép trong chƣơng các tội phạm về ma túy (các Điều 194, 195, 196, 200 BLHS năm 1999) thành 14 tội danh khác nhau, đồng thời cụ thể hóa các hành vi phạm tội. Đó là các tội liên quan đến tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phƣơng tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma túy (các điều từ 250 đến 261 và các điều 264, 265) với chính sách xử lý khác nhau, đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đồng thời điều chỉnh lại các mức định lƣợng cho phù hợp với tình hình mới. Ví dụ: Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy; Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy…Chƣơng các tội xâm phạm quản lý kinh tế BLHS năm 2015 đã tách tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS năm 1999) thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS năm 2015) và tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 BLHS năm 2015); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS năm 1999) thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 BLHS năm
2015) và tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 BLHS năm 2015); tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ (Điều 190 BLHS năm 1999) thành tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234 BLHS năm 2015) và tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS năm 2015 - thuộc chƣơng các tội phạm về môi trƣờng).
Thứ tư, ban hành các quy định về việc phân định trong trƣờng hợp ngƣời phạm tội có nhiều hành vi. Theo đó, trƣờng hợp nào ngƣời phạm tội bị xét xử về phạm nhiều tội, trƣờng hợp nào ngƣời phạm tội bị xét xử về một tội, còn các hành vi khác bị coi là tính tiết tăng nặng.