Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 34)

Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định, theo quy định của Luật tổ chức và hoạt động của HĐND năm 2003, HĐND thành lập bộ phận thƣờng trực và các Ban của HĐND.

1.2.1. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh

Hội đồng nhân dân có chức năng hết sức quan trọng là quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phƣơng và thực hiện việc giám sát liên tục thƣờng xuyên đối với các cơ quan khác trong tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của HĐND chỉ diễn ra một năm hai kỳ, có thể có cuộc họp bất thƣờng, nhƣng cũng không thể tự mình thực hiện đƣợc hết chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của pháp luật, không thể hiện đƣợc vai trò là ngƣời đại diện của nhân dân. Do đó phải có một bộ phận đứng ra thực hiện nhiệm vụ đó một cách liên tục và thƣờng xuyên nên việc thành lập Thƣờng trực hội đồng nhân dân là hết sức cần thiết.

Khi Thƣờng trực HĐND đƣợc thành lập sẽ đảm bảo duy trì liên tục sự hiện diện của cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng bằng hoạt động tiếp nhận, truyền tải và đảm bảo thực thi các văn bản của cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng, đồng thời thực hiện việc giám sát toàn bộ các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc khác trong phạm vi cấp tỉnh. Bên cạnh đó còn duy trì thực hiện hoạt động của HĐND thông qua một số nhiệm vụ ngắn hạn của HĐND.

Theo quy định của pháp luật hiện hành Thƣờng trực HĐND có ở cả ba cấp. Thƣờng trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra, Thƣờng trực HĐND cấp tỉnh gồm Chủ tịch, phó Chủ tịch và ủy viên thƣờng trực. Thành viên của thƣờng trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên thƣờng trực HĐND tỉnh phải đƣợc UBTVQH phê chuẩn [34, Điều 52].

Thường trực HĐND có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

+ Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của HĐND; phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị kỳ họp của HĐND.

+ Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các cơ quan nhà nƣớc khác ở địa phƣơng thực hiện các nghị quyết của HĐND.

+ Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phƣơng.

+ Điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND khi cần thiết và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất; giữ mối kiên hệ với Đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND.

+ Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của HĐND.

+ Phê chuẩn kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên thƣờng trực HĐND cấp dƣới trực tiếp.

+ Trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu theo đề nghị của UBMTTQ Việt nam cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND.

+ Phối hợp với UBND quyết định việc đƣa ra HĐND hoặc đƣa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của Ban thƣờng trực UBMTTQ Việt nam cùng cấp.

+ Báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp; Thƣờng trực HĐND cấp tỉnh báo cáo hoạt động của HĐND cấp mình, UBTVQH và Chính phủ.

Vệt nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho UBMTTQ Việt nam cùng cấp về hoạt động của HĐND [34, Điều 52].

1.2.2. Các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh

HĐND với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng nên phải giải quyết rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến đời sống của nhân dân địa phƣơng với rất nhiều lĩnh vực khác nhau, để HĐND giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề nói trên thì buộc phải có những bộ phận chuyên môn giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực mà HĐND có thẩm quyền quyết định. Đó là lý do để ra đời các ban giúp việc cho HĐND.

Khi nghiên cứu các quy định về tổ chức các Ban của HĐND, chúng ta biết rằng việc tổ chức ra các Ban của HĐND đã đƣợc quy định từ rất sớm (Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1962, 1983, 1989). Tuy nhiên, những văn bản này không quy định cụ thể về việc thành lập các Ban (số Ban, tên gọi, số lƣợng thành viên các Ban) nên không có sự đồng đều thống nhất giữa các địa phƣơng gây khó khăn cho công tác hƣớng dẫn hoạt động của các Ban đã làm cho hiệu quả đạt đƣợc không cao, bên cạnh đó hầu hết các thành viên của các ban không phải là chuyên trách mà chủ yếu là kiêm nhiệm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì HĐND cấp tỉnh thành lập 3 Ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập thêm Ban dân tộc. Số lƣợng thành viên của mỗi ban do HĐND cùng cấp quyết định. Thành viên các Ban của HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Trƣởng Ban của các ban của HĐND không thể đồng thời là Thủ trƣởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân cùng cấp. Với quy định nhƣ trên đã giải quyết đƣợc những nhƣợc điểm mà các văn bản trƣớc đây gặp phải.

hành việc thực hiện chƣơng trình công tác của các Ban, chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa của các phiên họp của ban. Phó trƣởng ban giúp Trƣởng ban thực hiện nhiệm vụ và đƣợc phân công phụ trách một số công việc của Trƣởng ban. Khi Trƣởng ban vắng mặt, một Phó Trƣởng ban đƣợc Trƣởng ban ủy quyền điều hành công việc của Ban.

Các Ban của HĐND có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

- Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của HĐND. Thẩm tra các báo cáo, đề án do HĐND hoặc Thƣờng trực HĐND phân công. Giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

- Giúp HĐND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.

Trong khi thi hành nhiệm vụ, các ban của HĐND có quyền yêu cầu các Ban của HĐND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phƣơng cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của các Ban của HĐND.

- Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thƣờng trực HĐND khi cần thiết [34, Điều 55].

1.2.3. Địa vị pháp lý của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Địa vị pháp lý của ngƣời đại biểu HĐND đƣợc quy định lần đầu tiên trong Hiến pháp 1992 và đây có thể đƣợc xem là thành công lớn nhất của Hiến pháp 1992 và tiếp tục đƣợc ghi nhận tại Điều 115 Hiến pháp 2013 khi quy định về vai trò của đại biểu HĐND là “ngƣời đại diện cho ý chí nguyện

vọng của nhân dân địa phƣơng”, vì vậy để trở thành một ngƣời đại điện cho nhân dân thì yêu cầu đặt ra đối với ngƣời đại biểu cũng hết sức đặc biệt, không giống nhƣ những quan chức làm việc trong cơ quan nhà nƣớc. Đại biểu HĐND phải thể hiện đƣợc là một ngƣời luôn gƣơng mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nƣớc và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nƣớc; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật, tham gia một cách tích cực vào việc chỉnh sửa, thông qua các chủ trƣơng chính sách pháp luật của địa phƣơng. Việc ghi nhận vai trò, vị trí của đại biểu HĐND trong Hiến pháp, một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất sẽ khẳng định sự tồn tại vững bền của đơn vị hành chính lãnh thổ.

Với vai trò là ngƣời đại diện của nhân dân trong cơ quan quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng, thời gian qua với những thành công đạt đƣợc của HĐND các cấp thì đại biểu HĐND đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện của các địa phƣơng. Nhiều đại biểu HĐND đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là ngƣời đại diện của nhân dân, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phƣơng pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lƣợng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao. Đã tham gia vào việc ra quyết định đúng đắn về quy hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Cử tri ngày càng tin tƣởng vào HĐND, bởi với tƣ cách là cơ quan dân cử các đại biểu dân cử đã nói lên tiếng nói của ngƣời dân, lấy lợi ích của nhân dân làm cơ sở để ban hành các quyết sách. Đại biểu HĐND cũng đã phát huy vai trò tích cực của mình trong hoạt động giám sát, nhiều đại biểu đã phát hiện những vấn đề nổi cộm, bức xúc ở địa phƣơng, từ đó có ý kiến chất vấn với các cơ quan liên quan hoặc kiến nghị với Thƣờng trực, các ban HĐND để tổ chức các đoàn giám sát, nhằm làm rõ trách nhiệm và đề xuất các giải pháp khắc phục. Nhiều đại biểu đã kiên trì đeo bám vấn đề đã chất vấn, kiến nghị đến khi có kết quả, thể hiện bản lĩnh, tâm huyết trong hoạt động dân cử.

Nói tóm lại, những quy định mang tính nguyên tắc của Hiến pháp 1992 về tổ chức và hoạt động của HĐND đƣợc cụ thể hóa bằng luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 là sự thừa kế có chọn lọc của các bản Hiến pháp trƣớc đó và sự đúc kết lâu dài những kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp. Đây là những quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ nhằm giúp cho HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát của mình góp phần xây dựng và đổi mới chính quyền địa phƣơng vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 34)