Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 47)

* Điều kiện tự nhiên: Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc

Trung Bộ, phía bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp với nƣớc bạn Lào, phía đông giáp với biển đông với bờ biển dài 82km. Ở vị trí địa lý này Nghệ An vừa có cửa khẩu thông thƣơng với nƣớc bạn Lào, có sân bay, cảng biển, có đƣờng giao thông đƣờng bộ, thủy, sắt,… là điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.

- Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hƣớng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828km.

- Đất đai, tài nguyên: Diện tích đất tự nhiên là 16.490,25km2, trong đó diện tích đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Diện tích đất có giá trị sản xuất nông nghiệp là 18,7 vạn ha, có nhiều loại đất nhƣ đất bazan có thể trồng cây công nghiệp, đất trồng cây lâm nghiệp. Ngoài ra có có diện tích rừng lớn với trữ lƣợng cây lấy gỗ là khoảng 40 triệu m3 và nhiều loài động thực vật quý hiếm, khoáng sản phong phú, dồi dào, đặc biệt là đá vôi với trữ lƣợng lớn là nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất xi măng và xây dựng,…

- Khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô kèm theo gió Lào gây khô hạn kéo dài,

thƣờng có mƣa lớn kèm theo lũ lụt, mùa mƣa thƣờng kéo dài kèm theo hanh khô và rét đậm.

Với đặc điểm vị trí địa lý nhƣ trên Nghệ An có nhiều điều kiện để phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn [42]. Vì vậy đòi hỏi nhân dân, cán bộ, đảng viên tỉnh Nghệ An nói chung và HĐND nói riêng phải luôn đề cao cảnh giác, phải có tinh thần trách nhiệm cao, nâng cao trí lực, sức lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc.

* Tình hình kinh tế - xã hội: Đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An có 16

huyện, 3 thị xã và 1 thành phố loại 1. Dân số hơn 2,9 triệu ngƣời đứng thứ tƣ cả nƣớc. nhìn chung dân số ở Nghệ An thuộc dân số trẻ, với bảy dân tộc anh em cùng sinh sống phân bố không đồng đều giữa các vùng, nguồn lao động dồi dào (có khoảng 1,6 triệu lao động), hàng năm còn bổ sung thêm khoảng 3 vạn lao động trẻ. Tuy nhiên số lao động đƣợc đào tạo nghề vẫn chƣa cao, số lƣợng lao động đƣợc đào tạo nghề chủ yếu tập trung ở đồng bằng, đô thị.

Về phát triển kinh tế: Với đặc điểm tự nhiên, đất đai, khí hậu, dân cƣ, văn hóa, truyền thống cách mạng của mình Nghệ An có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc. Cơ cấu kinh tế đang từng bƣớc có sự chuyển dịch phù hợp, đúng hƣớng, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên một bƣớc đáng kể.

Tuy nhiên, Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình hiểm trở, bị chia cắt, cơ sở vật chất vùng sâu, vùng xa chƣa đƣợc cải thiện, nhiều nơi còn nghèo nàn, lạc hậu, ngƣời dân cơ bản vẫn còn du canh du cƣ, đời sống đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên phong phú, nhƣng nhiều tài nguyên quý hiếm lại phân tán nhỏ lẻ, nằm

rải rác ở vùng sâu khó khai thác. Là vùng đất thƣờng xuyên phải hứng chịu thiên tai lũ lụt, mƣa bão. Do vậy, nhìn chung Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo của cả nƣớc.

Do đặc điểm về điều kiện vị trí, địa lý phân bố thành ba phần khác nhau nên dẫn đến đời sống, tập quán sinh hoạt, sản xuất cũng khác nhau. Thông qua đó ta cũng có thế thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn đặt ra cho tỉnh Nghệ An, đồng thời cho thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An trong thời gian tới nhằm xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 45 - 47)