của Hội đồng nhân dân tỉnh
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh thực chất là uốn nắn, chấn chỉnh các cá nhân đại biểu, các bộ phận của HĐND, và giám sát các cá nhân, các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội thực hiện đúng Hiến pháp, Luật và các nghị quyết của HĐND góp phần vào việc xây dựng địa phƣơng ngày càng vững mạnh, đây là một vấn đề cấp bách hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nói chung và HĐND tỉnh Nghệ An nói riêng xuất phát từ những nhu cầu khách quan sau:
Một là, xuất phát từ nhu cầu đổi mới và xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tại văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ “Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lƣợng và hiệu quả cao hơn” [6]; Tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”; Điều 8 Hiến pháp còn quy định: “Nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Theo lý luận cũng nhƣ thực tiễn, nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật đứng ở vị trí cao nhất. Theo yêu cầu đó hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An nói riêng phải đƣợc xác lập trên cơ sở pháp luật, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng pháp luật.
Bên cạnh đó, để xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền XHCN là phải có một hệ thống các cơ quan nhà nƣớc thật sự trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, trong bộ máy nhà nƣớc ta hiện nay vẫn đang tồn tại nạn tham nhũng, quan liêu gây nhiều bức xúc trong nhân dân, làm sai lệch mục đích xây dựng nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND là góp phần vào công cuộc chống tham nhũng, quan liêu và xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.
Từ thực trạng hoạt động của HĐND nói chung và HĐND tỉnh Nghệ An nói riêng với yêu cầu tiếp tục xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN nhƣ Đảng đã đề ra chúng ta có thể thấy rằng việc nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh là một yêu cầu hết sức cấp thiết.
Hai là, do sự không tương xứng giữa vị trí, vai trò và chức năng với thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh.
Vai trò, vị trí, chức năng của HĐND đƣợc xác định rất rõ trong Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND và trong các văn bản khác đó là, HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, với hai chức năng cơ bản là quyết định và giám sát. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy HĐND có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, quyết định tới mọi vấn đề liên quan tới địa phƣơng, còn các cơ quan nhà nƣớc khác ở địa phƣơng là những cơ quan chấp hành quyết định, nghị quyết của HĐND, HDND ban hành các quyết định, nghị quyết đồng thời cũng có chức năng kiểm tra, đánh giá, kết luận và xử lý đối với việc thực hiện các nghị quyết đó, đảm bảo cho các nghị quyết đó đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Tuy vậy, thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An trong thời gian vừa qua hiệu quả còn chƣa cao, chƣa tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ vốn có của mình mà pháp luật đã quy định.
Ba là, nhu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương.
Trong công cuộc đổi mới ở nƣớc ta hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc rất chú trọng tới vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và chính quyền địa phƣơng nói riêng. Việc đổi mới theo hƣớng tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm cho chính quyền địa phƣơng mà Đảng đã đề ra, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi đƣợc phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trƣơng không tổ chức HĐND huyện, quận, phƣờng [6].
Với tinh thần đã đƣợc nêu rõ trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cho thấy, việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo, vai trò quản lý nhà nƣớc, xây dựng bộ máy chính quyền địa phƣơng thật sự trong sạch và vững mạnh là một nhu cầu hết sức cấp thiết. Bởi lẽ, HĐND nói riêng và cơ quan chính quyền địa phƣơng nói chung là những cơ quan gần dân nhất, liên quan trực tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, tuy nhiên cũng lại là cơ quan dễ xâm phạm tới quyền lợi của nhân dân nếu nhƣ không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đã đƣợc pháp luật quy định. Bên cạnh đó, nghị quyết thí điểm không tổ chức HĐND ở một số quận, huyện, phƣờng tiếp tục đƣợc tổ chức thực hiện trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi HĐND cấp tỉnh phải tiến hành đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn đề ra.
Mỗi nhu cầu trên đều đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nói chung và ở Nghệ An nói riêng thì đều phải kết hợp các yếu tố trên nhằm hoạt
động một cách có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.