Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 90 - 92)

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu

3.3.1. Nhóm giải pháp chung

3.3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND

Trong thời điểm đất nƣớc ta đang đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, đòi hỏi chính quyền các cấp phải đƣợc củng cố hoàn thiện. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND, còn phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động HĐND.

Chúng ta đều biết Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc, xã hội bằng đƣờng lối, nghị quyết thông qua tổ chức Đảng, Ban cán sự Đảng, cán bộ đảng viên trong HĐND; lãnh đạo bằng cách kiểm tra, giám sát các tổ chức, cán bộ trong hệ thống chính trị thông qua các hoạt động giám sát của HĐND, các tổ chức của Đảng và những vấn đề cần đƣa ra bàn bạc ở kỳ họp HĐND đều cần có sự lãnh đạo của Đảng để có sự thống nhất cao trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Do vậy, để hoạt động của HĐND ngày càng có hiệu quả hơn thì nhất thiết phải tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng hơn nữa trong thời gian tới.

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành quy

định về HĐND nhằm làm cho hiệu quả hoạt động của HĐND ngày càng cao hơn. Vì vậy, để hoàn thiện nội dung các quy định về HĐND chúng ta cần hoàn thiện một số vấn đề sau:

Về quy chế tổ chức: Hiện nay trong văn bản Luật tổ chức và hoạt động

của HĐND và UBND năm 2003 quy định HĐND đều đƣợc tổ chức ở cả 3 cấp là tỉnh, huyện, xã trong đó có quy định mở là việc tổ chức phụ thuộc vào đặc điểm tình hình và nhu cầu của địa phƣơng. Vấn đề đặt ra là có nhất thiết tiếp tục quy định tổ chức Hội đồng nhân dân ở cả ba cấp là tỉnh, huyện, xã trong các hai văn bản pháp lý trên hay không? Có nhất thiết phải tổ chức các cơ quan chính quyền ở địa phƣơng theo một mô hình thống nhất cho tỉnh, huyện, xã với thành phố trực thuộc trung ƣơng, quận, phƣờng hay không? hay cần phải tiến hành sửa đổi cho phù hợp nhằm mang giá trị pháp lý cao hơn là quy định bằng nghị quyết.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của một số nƣớc thì thấy rằng, cơ quan chính quyền địa phƣơng ở nƣớc ta hiện nay có điểm chƣa hợp lý, không nên tổ chức HĐND ở các tỉnh cũng giống nhƣ ở thành phố trực thuộc trung ƣơng đều có ba cấp chính quyền hoàn chỉnh là HĐND thành phố trực thuộc trung ƣơng; HĐND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và HĐND phƣờng, thị trấn, xã nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó Hiến pháp 2013 lại quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND có tính chất mở là tùy thuộc vào tình hình của từng địa phƣơng mà tổ chức cho phù hợp.Trên cơ sở đó phải nhanh chóng tiến hành sửa đổi Luật cho phù họp với Hiến pháp và thực tiễn đất nƣớc hiện nay.

Về quy chế hoạt động của HĐND: Văn bản Luật tổ chức và hoạt động

của HĐND và UBND năm 2003, quy chế hoạt động của HĐND, nghị quyết nơi không tổ chức HĐND quận, huyện, phƣờng là những văn bản quy định chung cho HĐND trên cả nƣớc nói chung từ thành thị tới nông thôn, từ miền

núi hay hải đảo tuy có đặc điểm khác nhau nhƣng chƣa có một văn bản nào quy định cách thức tổ chức và hoạt động đặc thù của những tỉnh thành phố lớn nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội. Vì vậy, nên chăng trong quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND cần quy định cách thức tổ chức và hoạt động của những “siêu đô thị” ở nƣớc ta hiện nay.

Về chế định đại biểu HĐND: Chƣa có quy định đại biểu HĐND phải

dành bao nhiêu thời gian trong tháng, quý cho hoạt động đại biểu dân cử, điều này sẽ hạn chế việc thu thập thông tin và nâng cao kỹ năng hoạt động, ảnh hƣởng đến chất lƣợng quyết định của đại biểu. Vì vậy, nhất thiết cần phải có quy định cụ thể về thời gian, phạm vi cho việc thực hiện hoạt động dân cử trong Luật và các văn bản pháp luật có liên quan.

Về chế tài đối với người bị chất vấn và đại biểu HĐND: Để nâng cao

hiệu quả chất vấn trong kỳ họp hay ngoài kỳ họp thì nhất thiết pháp luật phải quy định rõ ràng hình thức xử lý đối với cá nhân, thủ trƣởng cơ quan không trả lời chất vấn, trả lời chậm, trả lời không đúng trọng tâm hoặc không tổ chức thực hiện những biện pháp nhằm góp phần khắc phục những thiếu sót, sai phạm mà quá trình chất vấn đã làm rõ. Cần có biện pháp quy trách nhiệm đối với những đại biểu HĐND không tiến hành chất vấn trong kỳ họp, có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tình trạng tham dự cuộc họp hình thức không xứng đáng với chắc năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)