Hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 40)

HĐND tỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình thông qua việc triển khai các hoạt động của các bộ phận cấu thành đó là: Hoạt động của đại biểu HĐND, hoạt động của Thƣờng trực HĐND, hoạt động của các Ban của HĐND, các bộ phận trên hoạt động thông qua các hình thức nhƣ Kỳ họp, tổ chức giám sát, tiếp xúc cử tri, chất vấn, tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại của công dân,… Trong các hoạt động trên thì hoạt động quan trọng nhất, chủ yếu nhất của HĐND là hoạt động Kỳ họp HĐND, trong kỳ họp này HĐND sẽ tiến hành thảo luận, ban hành các quyết định, nghị quyết để giải quyết những vấn đề ở địa phƣơng; tổ chức giám sát trong kỳ họp và hoạt động này đƣợc thực hiện thông qua các bộ phận của HĐND là Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND, Đại biểu HĐND.

Kỳ họp Hội đồng nhân dân:

Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND. Là hình thức thể hiện tập trung vị trí vai trò, tính chất của HĐND, thẩm quyền của HĐND.

Tại kỳ họp, HĐND thảo luận và ra Nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Về nguyên tắc, tất cả nhiệm vụ quyền hạn của HĐND sẽ đƣợc HĐND thảo luận và quyết định tại kỳ họp. Tuy nhiên, nhƣ đã nói ở trên, không phải bất cứ vấn đề gì cũng đem ra kỳ họp giải quyết, HĐND

có thể giao cho các cơ cấu của nó, nhƣ Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND giải quyết nhiệm vụ trong phạm vi pháp luật quy định. Trong kỳ họp HĐND sẽ thảo luận và đi đến thống nhất những vấn đề quan trọng nhất về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng địa phƣơng đƣợc các đại biểu tập trung thảo luận một cách công khai, dân chủ. Thông qua đó ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc thể hiện, đồng thời thông qua các kỳ họp này những biện pháp tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng đƣợc triển khai phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phƣơng mình.

HĐND các cấp họp thƣờng lệ mỗi năm hai kỳ. Ngoài kỳ họp thƣờng lệ, HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thƣờng theo đề nghị của chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Thƣờng trực HĐND quyết định triệu tập các cuộc họp thƣờng lệ của HĐND chậm nhất là hai mƣơi ngày trƣớc ngày khai mạc kỳ họp. HĐND họp công khai, khi cần thiết HĐND họp kín theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch UBND cùng cấp, ngày họp, nơi họp và chƣơng trình của kỳ họp HĐND phải đƣợc thông báo cho nhân dân biết, chậm nhất là năm ngày trƣớc ngày khai mạc kỳ họp.

Kỳ họp HĐND đƣợc tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND tham gia. Đại biểu HĐND cấp trên đã đƣợc bầu ở địa phƣơng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, ngƣời đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phƣơng và đại diện cử tri đƣợc mời tham dự kỳ họp HĐND, đƣợc phát biểu ý kiến nhƣng không biểu quyết. Tài liệu cần thiết của kỳ họp HĐND phải đƣợc gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là năm ngày trƣớc ngày khai mạc kỳ họp [34, Điều 48].

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND đƣợc triệu tập chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu đại biểu HĐND. Ở miền núi, nơi nào đi lại

khó khăn, thì kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh đƣợc triệu tập chậm nhất là bốn mƣơi lăm ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu HĐND. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND khóa trƣớc triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu đƣợc Chủ tịch HĐND khóa mới.

Trong trƣờng hợp khuyết Chủ tịch HĐND thì Phó Chủ tịch HĐND triệu tập kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa mới. Nếu khuyết cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND thì chủ tọa kỳ họp ở cấp tỉnh do UBTVQH chỉ định triệu tập viên [34, Điều 49].

Nghị quyết và biên bản các phiên họp HĐND phải do Chủ tịch HĐND ký chứng thực. Nghị quyết và biên bản các phiên họp HĐND tại kỳ họp thứ nhất khi chƣa bầu Chủ tịch HĐND khóa mới do Chủ tịch HĐND khóa trƣớc ký chứng thực. Trong trƣờng hợp Chủ tịch HĐND vắng mặt thì chủ tọa phiên họp ký chứng thực Nghị quyết và các biên bản phiên họp của HĐND. Chậm nhất là mƣời ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp, Nghị quyết và biên bản kỳ họp phải đƣợc gửi lên UBTVQH và Chính phủ [34, Điều 50].

Tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa, HĐND bầu ban thẩm tra tƣ cách đại biểu HĐND theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp. Căn cứ báo cáo của ban thẩm tra tƣ cách đại biểu, HĐND ra Nghị quyết xác nhận tƣ cách đại biểu HĐND hoặc tuyên bố việc bầu đại biểu nào đó là không có giá trị. Trong nhiệm kỳ nếu có bầu cử bổ sung đại biểu thì HĐND thành lập Ban thẩm tra tƣ cách đại biểu hết nhiệm vụ khi việc thẩm tra tƣ cách đại biểu đã hoàn thành.

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa, HĐND bầu:

Chủ tịch HĐND trong số các đại biểu HĐND theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp;

Phó Chủ tịch, Ủy viên thƣờng trực HĐND, Trƣởng Ban và các thành viên khác của các Ban của HĐND trong số các đại biểu HĐND theo sự giới

thiệu của Chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND trong số các đại biểu HĐND theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND; Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND theo sự giới thiệu của Chủ Tịch UBND; Thƣ ký kỳ họp của mỗi khóa HĐND theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp. Đại biểu HĐND có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Việc bầu cử chức vụ này đƣợc tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ từng ngƣời [34, Điều 51].

Một nội dung quan trọng của các kỳ họp Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với UBND, các thành viên của UBND, Thủ trƣởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Chánh án Toà án nhân dân và Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Chất vấn là hình thức quan trọng, qua đó HĐND giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc HĐND và các cơ quan, tổ chức khác trên phạm vi lãnh thổ. Đại biểu HĐND có quyền chất vấn về bất cứ vấn đề gì thuộc thẩm quyền xem xét của HĐND. Chất vấn không phải là câu hỏi thông thƣờng mà là một đòi hỏi làm rõ về một hay nhiều sự việc "có vấn đề", tức là các biểu hiện của sự không chấp hành hoặc thi hành không đúng Nghị quyết của HĐND và của cấp trên hƣớng dẫn, có biểu hiện vi phạm pháp luật mà đại biểu thấy có cơ sở vững chắc. Nếu chất vấn của đại biểu nêu ra đƣợc HĐND tán đồng chấp nhận thì đƣợc coi nhƣ là một vấn đề của chƣơng trình nghị sự.

Chất vấn có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, có thể của một hay nhiều đại biểu.

Thủ trƣởng các cơ quan hoặc cá nhân bị chất vấn phải nghiêm túc trả lời chất vấn ngay tại kỳ họp. Trƣờng hợp cần điều tra, HĐND quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau. Nếu đại biểu chƣa thoả mãn với nội dung trả lời có thể đề nghị HĐND thảo luận. Khi cần thiết, HĐND ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của cơ quan hoặc ngƣời bị chất vấn.

Chất vấn cũng có thể đƣợc đại biểu nêu ra trong thời gian giữa hai kỳ họp. Đại biểu gửi chất vấn đến Thƣờng trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến cơ quan hoặc ngƣời bị chất vấn [4, tr 152]. Nhƣ vậy, trong kỳ họp của HĐND thì chức năng nhiệm vụ của HĐND đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả, Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là tại kỳ họp thì HĐND cũng thông qua hoạt động của các bộ phận của mình.

* Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Thƣờng trực HĐND hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức các hoạt động của HĐND, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trƣớc HĐND. Các thành viên thƣờng trực HĐND chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thƣờng trực HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc Thƣờng trực HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc Thƣờng trực HĐND phân công. Chủ tịch HĐND chỉ đạo hoạt động của Thƣờng trực HĐND cùng cấp. Phó Chủ tịch, Ủy viên thƣờng trực làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch HĐND. Các hoạt động chủ yếu của Thƣờng trực HĐND thể hiện giữa hai kỳ họp tập trung chủ yếu vào các hoạt động hành chính nội bộ và hoạt động giám sát.

Thƣờng trực HĐND tỉnh giám sát hoạt động của UBND, cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND.

Giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tổ chức đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của HĐND giám sát theo chƣơng trình giám sát của mình hoặc theo yêu cầu của HĐND, đề nghị của các Ban của HĐND, của đại biểu HĐND. Thƣờng trực HĐND cùng với UBND tỉnh và các Ban của HĐND chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND và các báo cáo của Thƣờng

Ngoài những hoạt động đã trình bày ở trên, Thƣờng trực HĐND còn thực hiện các hoạt động khác nhƣ phê chuẩn kết quả bầu các chức danh của Thƣờng trực HĐND cấp dƣới trực tiếp; trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra theo đề nghị của MTTQVN cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu yêu cầu; phối hợp đƣa ra bãi miễn những đại biểu HĐND không còn xứng đáng theo đề nghị của MTTQVN cùng cấp; hằng quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo hoạt động của HĐND cấp mình lên HĐND, UBND cấp trên trực tiếp, giữ mối quan hệ phối hợp, hợp tác với mặt trận tổ quốc cùng cấp, tổ chức các hội nghị giao ban giữa Thƣờng trực HĐND cấp mình với HĐND cấp dƣới nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động, hàng tháng họp giao ban thƣờng trực HĐND cấp mình nhằm kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, các nghị quyết của HĐND, các quyết định của chính Thƣờng trực HĐND và đề ra nhiệm vụ tháng sau.

* Hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân.

Các ban của HĐND là bộ phận giúp việc của HĐND, hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm và báo cáo trƣớc HĐND cùng cấp, các thành viên của HĐND chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban trƣớc HĐND, chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc Ban về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc Ban phân công. Các Ban của HĐND thực hiện những hoạt động chủ yếu vào hoạt động hành chính nội bộ và hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp HĐND.

- Hoạt động chuẩn bị cho kỳ họp của HĐND, các Ban của HĐND chuẩn bị cho kỳ họp hội đồng nhân dân bằng những công việc sau:

+ Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND liên quan đến lĩnh vực mà từng ban đƣợc phân công.

+ Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của UBND, các ngành trình kỳ họp liên quan đến lĩnh vực mà các ban đã đƣợc phân công.

+ Báo cáo kết quả hoạt động giám sát của các Ban tại kỳ họp của HĐND. Theo quy định, trƣớc mỗi kỳ họp các ban của HĐND các cấp phải tổ chức giám sát theo lĩnh vực đƣợc phân công và chuẩn bị báo cáo thuyết trình để báo cáo tại kỳ họp.

- Hoạt động giám sát theo sự phân công, mỗi Ban của HĐND đều có những nhiệm vụ nhất định tùy theo sự phân công của HĐND, của Thƣờng trực HĐND mà các Ban thực hiện hoạt động giám sát thuộc phạm vi, thẩm quyền đƣợc giao. Tuy mỗi ban đều có nhiệm vụ khác nhau nhƣng tựu chung lại tập trung vào những vấn đề chính sau:

+ Giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp và hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong những lĩnh vực mà Ban đƣợc phân công.

+ Giúp HĐND giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND, tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức tại địa phƣơng trong các lĩnh vực mà Ban đƣợc phân công.

Căn cứ vào chƣơng trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phƣơng tiện thông tin đại chúng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đƣợc HĐND, Thƣờng trực HĐND giao thì các Ban của HĐND tổ chức Đoàn giám sát của Ban.

- Việc thành lập Đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát do Ban quyết định. Nội dung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát đƣợc thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trƣớc ngày Đoàn bắt đầu tiền hành hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 40)