Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài sản để hạn chế nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 107 - 116)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

3.2. Các giải pháp khác

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài sản để hạn chế nguyên

nhân điều kiện phạm tội

Trong nhóm tội phạm tham nhũng, tham ô là hành vi có tỉ lệ cao, đây là hành vi của người nào đó đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô cho thấy, nguyên nhân cơ bản dẫn tới hành vi này là do chúng ta không quản lý tài sản nên không ngăn chặt được, hơn nữa không có căn cứ để buộc tội hành vi tham ô của các đối tượng này. Do vậy, để ngăn ngừa hành vi này, các quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước phải thật chặt chẽ, đặc biệt là trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay nhà nước đang tham gia ở mọi lĩnh vực

doanh nghiệp nhà nước và nhà nước góp vốn với vai trò điều hành (51% vốn). Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp chính là cơ sở để hành vi tham ô diễn ra, bởi theo quy định để cho doanh nghiệp tự định giá, rồi sau đó là tạo ra hội đồng định giá và với những quy định này, móc ngoặc tham ô có cơ hội thực hiện. Do vậy, về phương pháp xác định giá trị vốn nhà nước trong khi tiến hành cổ phần hóa, cần sớm có quy định chuyển dần từ hội đồng định giá doanh nghiệp sang hình thức đấu giá theo cơ chế thị trường

Mặt khác, trong quản lý tài sản, các loại tài sản cố định như: đất đai, nhà xưởng có nhiều bất cập; theo của xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa là giá trị quyền sử dụng đất có được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa hay không. Trong vấn đề này có hai Nghị định của Chính phủ quy định hai cách khác nhau: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật đất đai thì quy định giá trị quyền sử dụng đất phải được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Nhưng Nghị định 187 ban hành ngay sau đó thì lại loại trừ giá trị quyền sử dụng đất ra khỏi cổ phần hóa. Đây là ví dụ điển hình cho vấn đề quản lý tài sản của nhà nước; việc ban hành các văn bản quy định về quản lý tài sản trong quá trình chuyển đổi kinh tế nếu không chặt chẽ có thể tạo kẽ hở trong cho tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình. Thực tiễn các vụ án tham nhũng lớn thời gian qua cho thấy có những lỗ hổng trong quản lý tài sản nhà nước dẫn tới thất thoát tài sản và hành vi tham ô dễ nảy sinh. Từ việc phân tích các biện pháp quản lý tài sản của nhà nước trong quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, có thể thấy các văn bản pháp lý trong hoạt động cổ phần hóa chưa đầy đủ, từ nhiều năm nay cổ phần hóa được điều chỉnh bằng các nghị định của Chính phủ; tuy nhiên sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi các văn bản này vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Do vậy, vấn đề đặt ra cần có văn bản được ban hành với sự tham gia của đông đảo lực lượng có chuyên môn và tính pháp lý cao hơn như Quốc hội để quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp diễn ra đúng luật và hiệu quả hơn, thu hẹp dần "mảnh đất màu mỡ" để người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng địa vị của mình tham ô tài sản.

Để có thể phòng chống tệ nạn tham ô, tham nhũng vấn đề quản lý tài sản của các đơn vị doanh nghiệp cổ phần là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên chỉ có thể xét xử các vụ án tham ô hiệu quả khi vấn đề quản lý tài sản của xã hội được giải quyết hợp lý; bởi chỉ khi quản lý tài sản của xã hội chúng ta mới có thể nắm được nguồn gốc tài sản của người dân và từ đó có thể sớm tìm ra tài sản bị tham ô; trong nhiều vụ án có dấu hiệu tham ô nhưng không chứng minh được bởi người phạm tội đã tẩu tán tài sản hoặc hợp lý hóa tài sản ở dạng khác, khiến cho cơ quan bảo vệ pháp thiếu căn cứ trong xác định tội danh và đồng thời khó thu hồi tài sản của nhà nước.

Vì vậy, cần thiết phải có những chế tài hợp lý trong quản lý tài sản của cá đơn vị quản lý tài sản công đồng thời phải có biện pháp quản lý tài sản của xã hội nhằm giám sát và phát hiện kịp thời tham ô, tham nhũng.

Kết luận Chương 3

Với các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về tội tham ô tài sản, luận văn xác định hướng hoàn thiện pháp luật về tội tham ô tài sản là cần thừa nhận tội tham ô tài sản trong lĩnh vực tư nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử tội phạm và phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời cần tiếp tục giữ hình phạt tử hình đối với tội tham ô, bởi đây là hình phạt mạnh thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật đối với loại tội phạm này mà tạm thời cần tiếp tục sử dụng nhằm đẩy lùi tội phạm tham nhũng. Mặt khác cần khắc phục những điểm chưa rõ mang tính kỹ thuật trong quy định của BLHS năm 1999 và cụ thể hóa ở BLHS sửa đổi năm 2015.

Với định hướng đó chúng tôi đề nghị một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong xử lý tội phạm tham ô tài sản như: Ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng cho tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi 2015); đề nghị sửa cách quy định tình tiết tăng nặng định khung tại điểm đ khoản 2 và khoản 3 Điều 353 BLHS năm 2015; hướng dẫn quy trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản mà giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến 2000.000 đồng; kiến nghị sửa đổi định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt nhằm xác định tội tham ô tài sản; đề nghị quy định hình phạt tiền là hình phạt bắt buộc trong tội tham ô tài sản. Đồng thời sử dụng các giải pháp khác như: nâng cao năng lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tham ô tài sản; nâng cao vai trò của các cơ quan kiểm toán, thanh tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành trong phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng; nâng cao vai trò của hệ thống chính trị, vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của dư luận xã hội và quần chúng nhân dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài sản để hạn chế nguyên nhân, điều kiện phạm tội.

KẾT LUẬN

Tham ô tài sản là tội danh thuộc nhóm tội phạm tham nhũng, được quy định ngay ở vị trí đầu tiên trong Chương các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật Hình sự năm 1999, thể hiện quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thực sự đề cao yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này. Mặt khác, thực tiễn thời gian qua tội phạm tham ô được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử luôn chiếm tỷ lệ cao trong các tội phạm tham nhũng đã chứng tỏ mức độ phổ biến, mức độ nghiêm trọng và phức tạp của tội phạm tham ô tài sản.

Nghiên cứu hoạt động đấu tranh, phòng chống tham nhũng của nước ta trong thời gian qua cho thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc phát hiện, điều tra đưa ra truy tố, xét xử nhiều vụ án tham ô lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội được đông đảo nhân dân hết sức đồng tình ủng hộ; qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và ngăn ngừa loại tội phạm này phát triển, đẩy lùi tệ nạn tham ô, tham nhũng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, qua phân tích những số liệu thống kê về quá trình và kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội tham ô tài sản từ năm 2010 đến năm 2014 đã phản ánh được thực trạng còn tồn tại: Tội phạm tham ô có biểu hiện phức tạp; các vụ án tham ô có tổ chức nhiều hơn trước, cấu kết chặt chẽ giữa các chủ thể; giá trị tài sản của các vụ án này ngày càng lớn; thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi, gây ra những hậu quả to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề trong quá trình vận dụng và thực thi pháp luật, đấu tranh tội phạm.

Từ thực tiễn đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với tội tham ô tài sản và phân tích những tồn tại, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định về tội tham ô trong điều tra, truy tố, xét xử giai đoạn 2010 - 2014, chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tội tham ô tài sản trong BLHS và pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước trong giai đoạn hiện nay nhằm phù hợp với thực tiễn đấu tranh tội phạm như sau:

- Đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng cho tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi 2015).

- Đề nghị sửa cách quy định tình tiết tăng nặng định khung tại điểm đ khoản 2 và khoản 3 Điều 353 BLHS năm 2015.

- Cần có hướng dẫn trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản mà giá trị tài sản chiếm đoạt chưa đến 2.000.000 đồng.

- Kiến nghị sửa đổi định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt nhằm xác định tội tham ô tài sản.

- Kiến nghị quy định hình phạt tiền là hình phạt bắt buộc trong tội tham ô tài sản.

- Kiến nghị cần kết hợp với các biện pháp khác, bao gồm việc nâng cao năng lực của cơ quan bảo vệ pháp luật; vấn đề quản lý tài sản và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong đấu tranh, phòng chống tham nhũng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2014), Báo cáo kết quả điều tra tham nhũng ở Việt Nam.

2. Phạm Tuấn Bình (2003), Tội phạm ẩn ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp (1998), “Luật hình sự của một số nước trên thế giới”, Tạp chí dân

chủ và pháp luật, (Chuyên đề), Hà Nội.

4. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân.

5. Lê Cảm (2000), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Toà án nhân dân, (3).

6. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ (2012), Báo cáo số 130/BC-CP Sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, ngày 23/5/2012.

10. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Chu Hồng Thanh (2013), Giáo trình lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số

vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay, NXB CTQG Hồ Chí Minh. 12. Đinh Bích Hà (người dịch) (2007), BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung

Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội

13. Phạm Hồng Hải (1996), “Tội phạm kinh tế và vấn đề đấu tranh với loại tội phạm này trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Luật học, (6).

14. Trần Thị Hiền (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Hoà (2006), “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội và trách nhiệm hình sự”, Tạp chí CAND, (1).

16. Nguyễn Ngọc Hoà, Lê Thị Sơn (1999), Thuật ngữ Luật Hình sự trong sách Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

17. Phạm Mạnh Hùng (2006), “Một số vấn đề cần sửa đổi bổ sung các quy định về tội phạm tham nhũng”, Tạp chí Kiểm sát, (22).

18. Ngô Quang Liễn (1996), Chính sách hình sự về đấu tranh chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Hà Nội.

19. Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2001), Bình luận Khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tập 1- phần chung), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Đức Mai, Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 phần chung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Hồ Trọng Ngũ (2002), “Về những nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3).

23. Trần Công Phàn (2006), “Các tội tham nhũng trong Luật Hình sự Việt Nam”,

Tạp chí Kiểm sát, (6).

24. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hoà (1997), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Đinh Văn Quế (2006), “Những vấn đề lý luận & thực tiễn về tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Kiểm sát, (22).

26. Quốc hội (1945, 1959, 1980, 1992, 2013), Hiến pháp, Hà Nội. 27. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

28. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia.

30. Quốc hội (2012), Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012, Hà Nội.

31. Quốc hội (2016), Bộ luật Hình sự 2015, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật. 32. Đinh Khắc Tiến (2006), “Việc xác định tội tham ô tài sản trong cơ chế thị

trường”, Tạp chí Kiểm sát, (6).

33. Toà án nhân dân tối cao (2010 - 2014), Báo cáo Tổng kết công tác ngành Toà án, Hà Nội.

34. Trần Anh Tuấn (chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia.

35. Thanh tra Chính phủ (2010 - 2013), Báo cáo số 139/TTCP-VP về việc tổ chức thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.

36. Tra cứu Bộ luật tố tụng Hình sự năm (2003 - 2012), Nxb Văn hóa thông tin. 37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật Hình sự Thụy Điển, Nxb Công an

nhân dân.

38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

40. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

41. Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đức Nai, Nguyễn Sỹ Đại, Nguyễn Mai Bộ (2001), Bình luận khoa học Bộ BLHS 1999

(phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

42. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội tham nhũng.

43. Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2005), Đương đầu với tham nhũng ở Châu Á, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

44. Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2006), Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

45. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

46. Viện Sử học (2009), Cổ luật Việt Nam (Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 107 - 116)