Tội tha mô tài sản trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 34)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

1.3. Tội tha mô tài sản trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam

1.3.1. Tội tham ô tài sản trong luật pháp Việt Nam thời kỳ phong kiến

Lịch sử dựng nước của dân tộc ta đã trải qua nhiều năm ở giai đoạn lịch sử phong kiến với nhiều triều đại khác nhau, mỗi triều đại phong kiến đều đưa ra các quy định chống nạn tham nhũng trong hệ thống bộ máy nhà nước. Các quy định của

từng vương triều được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có Bộ luật Hình thư (Nhà Lý), Bộ Quốc triều hình luật (Nhà Trần), Bộ Quốc triều Hình luật – Bộ luật Hồng Đức (Nhà Lê), Bộ Hoàng Việt luật lệ - Bộ luật Gia Long (Nhà Nguyễn) đều có ghi nhận và trừng trị những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội của những người có chức vụ, quyền hạn trong xã hội thời bấy giờ; trong đó hai bộ luật lớn Bộ luật Hồng Đức của triều hậu Lê và Hoàng Việt luật lệ của triều Nguyễn, đây là hai bộ luật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử lập pháp ở nước ta với những quy định khá đầy đủ về xử lý tội phạm trong đó có tội tham ô tài sản.

Nghiên cứu 2 bộ luật trên cho thấy, ông cha ta đã có những quy định rõ ràng về tội tham ô, tham nhũng và có những hình phạt nghiêm khắc với loại tội phạm này. Bộ luật Hồng Đức có một chương “vi chế” quy định về các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, do yếu tố quan điểm và trình độ lập pháp ở thời điểm lịch sử này nên hệ thống văn bản pháp luật trong các triều đại không có quy định riêng cho tội phạm này mà tội tham ô được quy định bằng các hành vi cụ thể được liệt kê ở các dạng tình huống khác nhau. Ví dụ Điều 110 Luật Hồng Đức quy định “quan thu thuế nếu dấu bớt thuế thì coi như tội dấu đồ vật công, thu thêm thuế làm của riêng thì tội như thế và phải bồi thường gấp đôi số tiền đó trả cho dân [47, tr.121]; Điều 392 Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) quy định “người nào dùng thủ đoạn biển thủ, lấy trộm tiền lương, vật tư kho cũng như mạo phá vật liệu để đem về nhà nếu tang vật thu được trên 40 lượng thì bị chém” [46, tr.113]. Các quy định về tội tham ô tài sản được trình bày ở nhiều chương khác nhau với những biểu hiện phạm tội lĩnh vực tương ứng.

Điều 9 (Chương I - Hộ dịch, Quyển VI) quy định:

Phàm các quan ty sai khiến dân sở tại làm việc riêng cho mình và quan giám công sai dân thợ làm việc riêng cho mình ở nơi xa ngoài 100 dặm hoặc sai khiến lâu ngày ở nhà mình, thì đối với quan ti cứ sai khiến 1 tên dân là bị xử đánh 40 roi, cứ 5 tên lại tăng thêm một mức, tội nặng nhất cũng chỉ đánh 80 trượng… [46, tr.406].

Tiếp đến, cả việc gây khó dễ ở cửa quan, bến đò cũng bị xử lý nghiêm khắc. Điều 3 (Chương III - Quan ải, Quyển XI) quy định:

hỏi, kiểm tra rồi quan đi qua mà vô cớ gây cản trở, thì cứ chậm một ngày bị xử phạt 20 roi, thêm một ngày thì xử tăng một mức, tội chỉ tới mức 50 roi. Nếu nhận hối lộ thì chiếu theo lệ quan lại làm việc nhận hối lộ thì người hữu sự, luận tội uổng pháp, tính theo số tang vật mà xử tội... [46, tr.501].

Đặc biệt, đề phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, tham ô, Bộ luật còn quy định tại Điều 5 - Tậu ruộng đất, nhà cửa ở khu vực mình cai quản (Chương II - Ruộng đất, Quyển VI) nêu rõ: “Phàm quan lại đương chức không được mua tậu ruộng đất, nhà cửa ở khu vực mình cai quản. Nếu vi phạm, xử phạt 50 roi, bãi nhiệm, ruộng đất nhà cửa đem sung công” [46, tr.417]; Điều 7 - Vay mượn riêng tiền lương của công (Chương IV - Kho tàng, Quyển VIII) quy định:

Phàm giám thủ, chủ thủ đem các loại tiền lương của Nhà nước mượn riêng hoặc chuyển cho người khác vay mượn, tuy có văn tự, đều bị tính theo tang vật mà xử vào tội giám thủ tự lấy trộm... Nếu đem đồ vật của mình thay thế đổi lấy đồ vật của Nhà nước thì cũng xử tội như thế. Đồ vật của riêng đó đem sung công... [46, tr.461]; v.v...

Từ nghiên cứu những quy định trong luật của các triều đại phong kiến thấy rằng; Các biểu hiện của tội tham ô được quy định khá đầy đủ và cụ thể; Hình phạt được áp dụng cho tội này khá nặng, cho thấy sự nghiêm khắc của luật đối với hành vi này, bao gồm cả hình thức phạt tù, tịch thu tài sản và hình phạt kèm theo như: bãi miễn chức vụ. Tuy nhiên, cả hai bộ luật trên chưa phân các dạng tội phạm riêng và tội tham ô tài sản cũng không có tên gọi riêng mà được quy định bằng các hành vi phạm tội cụ thể.

Tóm lại, dù không được quy định thành mục riêng nhưng hành vi tham ô tài sản là biểu hiện phạm tội đã được quy định ở nhiều dạng hình phạt khác nhau; khẳng định sự chú trọng về mặt lập pháp trong đấu tranh với tội tham ô tài sản, tham nhũng của nhà nước phong kiến. Những quy định này là tiền đề giáo dục nhận thức cho thế hệ sau về phòng chống tệ tham ô, tham nhũng cũng như kinh nghiệm quý báu trong xây dựng pháp luật đấu tranh với loại tội phạm này.

1.3.2. Tội tham ô tài sản trong luật pháp Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay tám năm 1945 đến nay

Trong quá trình lập pháp của nước ta, tội tham ô tài sản được quy định từ rất sớm và được thay đổi điều chỉnh phù hợp với thực tiễn xây dựng của đất nước. Ngay khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, những quy định về hành vi tham ô tài sản đã được đặt ra trong mục tiêu chung là giữ gìn sự trong sạch của chính quyền non trẻ, đồng thời khẳng định bản chất cách mạng, lợi ích quốc dân là mục tiêu chính của chính quyền cách mạng.

Cụ thể, nhằm đề cao trách nhiệm của cán bộ đồng thời nghiêm trị các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của công, Sắc lệnh số 223 - SL ngày 27 tháng 11 năm 1946 quy định về tội biển thủ công quỹ đã được ban hành, trong đó quy định "Tội công chức biển thủ công quỹ... bị phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật... biển thủ. Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản. Các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên". Với một số tài sản nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản để bảo vệ như Sắc lệnh số 12 ngày 12 tháng 3 năm 1949 về việc phạt tội ăn cắp, lấy trộm tài sản của nhà binh...

Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -1975 Thời kỳ này, tình hình xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa có những diễn biến phức tạp, đáng chú ý là có nhiều kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, làm rối loạn chế độ quản lý, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, đến tư tưởng đạo đức của cán bộ, nhân viên và nhân dân. Do vậy, vấn đề quản lý tài sản nhà nước cũng đòi hỏi phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải bổ sung Luật và có biện pháp bảo đảm cho những Luật đó được thi hành một cách có hiệu quả.

Trước tình hình thực tiễn đặt ra, Nhà nước ta đã ban hành các quy định khá đẩy đủ về các tội có liên quan đến chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, các văn bản luật được ban hành trong giai đoạn này đã quy định rõ về một số tội như: “chiếm đoạt,

trộm cắp” tài sản của nhà nước… nhưng còn tồn tại bất cấp: chưa quy định rõ về chủ thể của các hành vi phạm tội; các biện pháp và chế tài xử phạt chưa được rõ ràng nên khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều lúng túng. Do vậy, các cơ quan thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn khi vận dụng, không thống nhất về đường lối xử lý. Để khắc phục tình trạng này, ngày 21 tháng 10 năm 1970, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm xã hội chủ nghĩa nhằm thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh của Nhà nước ta đối với hành vi xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa đồng thời tạo thuận lợi hơn trong quản lý xã hội và trấn áp tội phạm.

Quy định của Pháp lệnh thể hiện bằng 3 chương, 25 điều, gồm nhiều tội danh và mức hình phạt, trong đó có tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Nội dung quy định về Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được thể hiện tại Điều 8: "Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm: Tái phạm nguy hiểm; Có tổ chức; Có móc ngoặc; dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; tham ô tài sản có số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; Dùng tài sản tham ô vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình".

Trong quy định tại Pháp lệnh này thì tội tham ô không quy định chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản; mặt khác chưa định lượng cụ thể giá trị tài sản phạm tội mà chỉ quy định chung chung về tham ô tài sản có số lượng lớn, rất lớn, giá trị đặc biệt khiến nên khi vận dụng trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Giá trị của các quy định của tội tham ô trong Pháp lệnh là đã làm rõ khách thể của tội danh này, cũng như đưa ra các hình phạt có tính răn đe. Qua đó thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về những hành vi xâm phạm tài sản của nhân dân cần phải được trừng trị nghiêm minh và kịp thời, nhất là đối với những kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm xã hội chủ nghĩa đã cụ thể hoá trách nhiệm của mọi người đối với việc tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

Mặt khác, ngày 15 tháng 3 năm 1976, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam đã ban hành Sắc lệnh 03-SLT ở miền Nam trước ngày chính thức thống nhất tổ quốc, tội tham ô được quy định Điều 4 - Tội xâm phạm tài sản công cộng. Tài sản công cộng bao gồm tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của các tổ chức xã hội và của tập thể nhân dân. Tài sản công cộng là thiêng liêng, tuyệt đối không được ai xâm phạm. Phạm các tội chiếm đoạt khác như trộm cắp, tham ô... thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội trộm cắp, tham ô... mà tài sản chiếm đoạt rất lớn, hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình." Sắc lệnh này ra đời do đòi hỏi

Sắc lệnh 03 - SLT không miêu tả các dấu hiệu tội phạm, và tồn tại Pháp lệnh được ra đời vào năm 1970. Để đảm bảo tính thống nhất, tạo thuận lợi cho các cơ quan thực thi luật pháp, ngày 8 tháng 3 năm 1978, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên bộ số 61 hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất, nhằm tiến tới vận dụng thống nhất Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trong cả nước.

Với sự phát triển của đất nước và đòi hỏi thực tiễn tội phạm cũng như tính thống nhất và hoàn thiện pháp luật, năm 1985 Quốc hội đã ban hành Bộ luật Hình sự đầu tiên với 12 chương, 280 điều. Tại Điều 133, tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được quy định:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp say đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: Thông đồng với người khác ở trong hoặc ngoài cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong quy định về tội danh tham ô tài sản trong Bộ Luật Hình sự 1985 đã quy định rõ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội tham ô tài sản phải là: Do người

chức vụ, quyền hạn là chủ thể; phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt; đối tượng là tài sản xã hội chủ nghĩa mình có trách nhiệm trực tiếp quản lý.

Về hình phạt, Điều 133 BLHS 1985 đã tăng thời hạn hình phạt tù đã tối thiểu từ bảy tháng lên một năm nhằm tăng cường tính răn đe, trừng phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi này gây ra.

Trong thời gian đầu của thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, tội phạm tham ô tài sản đang diễn biến phức tạp, các điều khoản của Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung lần này đều theo hướng tăng nặng, nghiêm khắc hơn so với quy định cũ. Hệ thống luật pháp của nước ta tiếp tục được sửa đổi bằng việc Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 02/TTLN về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật hình sự được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 22-12- 1992. Trong lần sửa đổi này tội tham ô tài sản từ ngày 1-1993 trở đi được quy định trong Luật được thông qua ngày 22-12-1992, thì phải xử phạt nghiêm khắc theo đúng quy định của Luật này, còn đối với những người mà trước ngày 1-1993 phạm một trong các tội được quy định trong Luật mới được thông qua ngày 22-12-1992, thì về nguyên tắc là phải áp dụng các quy định cũ nhưng có tham khảo các quy định mới.

Tội tham ô tài sản và trong Bộ Luật hình sự tiếp tục được sửa đổi vào ngày 10 tháng 5 năm 1997, như sau:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

So với BLHS 1985, lần sửa đổi, bổ sung này đã có sự mở rộng về phạm vi chủ thể bằng cách lược bỏ cụm từ "trực tiếp" trong đoạn "có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản" thành "người có trách nhiệm quản lý tài sản"; quy định rõ giá trị định lượng tài sản bị chiếm đoạt và thời hạn hình phạt tù tối thiểu tăng từ một năm lên hai năm. Như vậy, sự thay đổi chính ở lần này là hình phạt cho tội danh này được tăng lên, để nâng cao hiểu quả công tác xử lý tội phạm tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 34)