Thực tiễn xử lý tội tha mô tài sản trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 57 - 68)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

2.2. Thực tiễn xử lý tội tha mô tài sản trong những năm gần đây

* Tình hìnhxử lý các vụ án tham ô tài sản những năm gần đây (2010 – 2014)

Trong những năm gần đây, với sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham ô lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Những số liệu thống kê từ năm 2010 đến năm 2014 và các báo cáo tổng kết hàng năm của các ngành, các cấp cho thấy: Số lượng vụ án và bị can không tăng nhưng mức độ tham ô, số lượng tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn; thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt dẫn tới khó bị phát hiện và giải quyết.

0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 2013 2014 Số án tham ô Số bị can

Biểu đồ 2.1: Số lượng vụ án và bị cáo của tội tham ô tài sản trong giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: Báo cáo của Thanh tra Chính phủ)

Từ bảng số liệu tổng hợp cho thấy năm 2010 có 135 vụ án với 236 bị cáo; năm 2011 có 122 vụ án với 245 bị cáo. Với số liệu trên cho thấy các vụ án tham ô được xét xử có xu hướng giảm và số bị cáo cũng giảm theo, với 2 năm tiếp (2012, 2013) theo số án và bị cáo không có sự thay đổi nhiều, sang năm 2014 việc xử lý các vụ án tham ô có tăng với 121 vụ án và 257 bị can được đưa ra xét xử; số liệu ở năm 2015 thì số bị cáo tội tham ô tài sản là 233/ 188 vụ án. Số liệu này cho thấy tội phạm tham ô vài năm gần đây có xu hướng giảm và đây có thể là dấu hiệu tích cực của công tác đấu tranh chống tội phạm tham nhũng nói chung và tham ô nói riêng. Tuy nhiên, đó chỉ là biểu hiện bên ngoài, số liệu thống kê chỉ phản ánh được số lượng vụ án được điều tra xét xử còn nhiều hành vi phạm tội chưa được phát hiện và trừng trị trước pháp luật. Tình hình tội phạm tham ô, tham nhũng vẫn là vấn đề nhức nhối, gây dư luận xấu cho nhân dân. Thực trạng này phản ánh số lượng án tham ô nhưng chưa khẳng định được chất lượng của công cuộc đấu tranh chống tội phạm tham ô, tham nhũng của chúng ta trong thời gian qua.

0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 2013 2014 Tội tham ô Tội tham nhũng

Biểu đồ 2.2: Số án tham ô tài sản trong nhóm tội danh tham nhũng giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: Báo cáo của Thanh tra Chính phủ)

Từ biểu đồ 2.2, dễ dàng nhận thấy tội tham ô tài sản chiếm tỉ lệ cao trong nhóm tội tham nhũng, năm 2010 có 135/299 vụ (chiếm 45% vụ án tham nhũng); năm 2011 có 122/220 vụ (chiếm 55% vụ án tham nhũng); năm 2012 có 119/250 vụ (chiếm 47% vụ án tham nhũng) và năm 2013 có 113/282 vụ (chiếm 40% vụ án tham nhũng) và năm 2014 là 121/271 vụ (chiếm 46% số vụ án tham nhũng). Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có thu thập thêm số liệu của năm 2015 thì số lượng án tham ô tài sản 118/260 vụ án tham nhũng, từ những số liệu này cho thấy số lượng án tham ô có xu hướng giảm so với những năm trước đây.

Từ biểu thống kê về số vụ án tham ô và báo cáo tổng kết của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy trong nhiều năm tội tham ô luôn chiếm gần nửa số tội phạm tham nhũng; phản ánh tính nghiêm trọng, phức tạp của tội danh này trong quá trình xử lý tệ nạn tham nhũng. Mặt khác, từ 2010, số lượng vụ án tham ô tài sản không tăng nhiều nhưng tính chất, quy mô và hậu quả của tệ tham ô với nền kinh tế - xã hội nghiêm trọng gấp nhiều lần. Kết quả xét xử tội tham ô tài sản năm sau so với năm trước không tăng nhiều có thể cho thấy công tác điều tra phát hiện tội phạm chưa kiên quyết, chưa triệt để, có những vụ việc không được phát hiện, có vụ việc được phát hiện nhưng vì "nhiều lý do", cơ quan chủ quản xin được xử lý nội bộ; lại có vụ việc chậm phát hiện do công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát yếu; do tính chất phức tạp của vụ án, sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng chưa chặt chẽ, cùng

một vụ việc nhưng quan điểm xử lý giữa các cơ quan tố tụng khác nhau nên hồ sơ phải trả đi, trả lại, điển hình là vụ án tham ô tài sản tại chi nhánh Công ty bảo hiểm Bảo Minh tỉnh Cà Mau.

Vụ án kéo dài 9 năm với 9 lần bị trả lại hồ sơ điều tra bổ sung, 9 bản kết luận của các cơ quan tố tụng, 7 bản cáo trạng, 6 lần xét xử cùng với 12.700 bút lục vẫn chưa chứng minh được các bị cáo phạm tội. Trong thời gian này, bị can bị tạm giam gần 5 năm và đang tiếp tục bị điều tra lần thứ 10. Vụ án liên quan đến ông Nguyễn Viết Lượng (trú tại khóm 8, phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), nguyên Giám đốc Cty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau (Bảo Minh Cà Mau), trực thuộc TCty Cổ phần Bảo Minh - Bộ Tài chính. Ông Lượng bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau khởi tố và VKSND tỉnh Cà Mau truy tố về tội “Tham ô tài sản”, theo điểm a, khoản 4, Điều 278 BLHS. Ngày 24.5.2007 ông Lượng bị bắt tạm giam đến ngày 19.1.2012 được toại ngoại.

Ngày 11.5.2015, TAND tỉnh Cà Mau mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lại vụ án trên. Sau một tuần xét xử, do cáo trạng thứ 7 của VKSND tỉnh Cà Mau không có tình tiết mới, HĐXX tuyên không có đủ chứng cứ buộc tội các bị cáo và trả hồ sơ vụ án cho VKSND tỉnh Cà Mau tiếp tục điều tra bổ sung. Trong vụ án này có nhiều vướng mắc trong quá trình truy tố, xét xử sẽ được chúng tôi phân tích kỹ ở phần sau.

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử án tham ô cho thấy, các cấp toà án đã chủ động, phối kết hợp với các cơ quan chức năng, vận dụng đường lối, chủ trương và các quy định của pháp luật để xét xử các vụ án tham nhũng đạt kết quả tốt, chất lượng xét xử ngày được nâng cao. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp trong thực hiện chức năng của cơ quan tư pháp có ý nghĩa quyết định hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã hình thành Ban chỉ đạo liên ngành, nên phát huy hiệu quả. Hơn nữa, tỉ lệ án tham ô luôn chiếm số lượng lớn trong án tham nhũng đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc hoàn thiện cơ chế để xử lý loại tội phạm này

* Số lượng vụ án phải điều tra bổ sung, trả lại hồ sơ

Từ biểu đồ thống kê số 3 cho thấy, công tác xét xử các vụ các vụ án có nhiều biểu hiện tích cực, số lượng vụ án phải trả hồ sơ có xu hướng giảm.

Theo đó năm năm 2010 có 23 vụ; năm 2011 có 16 vụ; năm 2012 có 9 vụ và năm 2013 là 15 vụ. Điều này cho thấy tỉ lệ án phải trả lại hồ sơ ít chưa năm nào vượt quá 20% tổng số án tham ô tài sản.

0 5 10 15 20 25 2010 2011 2012 2013 2014 Vụ bị trả lại hồ sơ Vụ bị đình chỉ

Biểu đồ 2.3: Số lượng án tham ô tài sản bị tòa án trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung

(Nguồn: Báo cáo của Thanh tra Chính phủ)

Tuy nhiên, số lượng vụ án bị tòa án tạm đình chỉ có biểu hiện tăng, trong 2 năm 2013 và 2014 số vụ án bị tạm đình chỉ mỗi năm là 10 vụ cho thấy việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án này còn có những vướng mắc nhất định, hoạt động của các cơ quan tư pháp chưa thực sự đáp ứng được mong mỏi của nhân dân khi giải quyết nhóm tội phạm tham nhũng. Mặt khác, qua tìm hiểu thực tế các vụ án chúng tôi thấy rằng, số liệu chỉ phản ánh một phần kết quả công tác xét xử các vụ án tham nhũng; thực tiễn có nhiều vụ án được xét xử nhiều lần, trả lại hồ sơ điều tra bổ sung nhưng chưa xong. Cụ thể vụ tham ô tài sản tại chi nhánh Công ty bảo hiểm Bảo Minh tỉnh Cà Mau với 9 lần trả lại hồ sơ và 9 năm điều tra xét xử là một trong những vụ án kéo dài với cáo trạng phạm tội tham ô tài sản. Vụ án kéo dài có nhiều lý do trong 9 năm điều tra xét xử 7 bản cáo trạng nhưng chưa chứng minh được Nguyễn Viết Lượng phạm tội tham ô. Thông tin tóm tắt về vụ án này nêu rõ, kết quả điều tra chưa xác minh được số tiền mà bị đơn dân sự bị thiệt hại, bản thân Công ty bảo hiểm Bảo Minh (khách thể bị xâm phạm) khẳng định không thiệt hại và không yêu cầu bồi thường. Do vậy, để chứng minh ông Lượng và nhân viên có phạm tội tham ô tài sản hay không thì phải chứng mình được số tiền bị chiếm đoạt.

Đây là vụ án không lớn, xảy ra lâu đã trải qua nhiều lần xét xử ở các cấp sơ thẩm và phúc thẩm nhưng chưa tuyên án phù hợp, cho thấy lúng túng trong công tác điều tra, xét xử; sự chính xác hóa trong vận dụng nội dung luật và thực tiễn truy tố và xét xử án tham ô tài sản; bởi trong vụ án tham ô tài sản căn cứ cơ bản để định tội cho bị can là tài sản bị thiệt hại nhưng sau 9 năm xét xử với nhiều lần ra hạn điều tra mà cơ quan chức năng vẫn chưa chứng minh được số tài sản bị chiếm đoạt; mặt khác, cơ quan tố tụng cũng không đưa ra cáo buộc khác phù hợp hoặc xử trắng án cho bị cáo lại để vụ án kéo dài gây mất thời gian và mệt mọi cho bị can và những người có liên quan, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật

Ngoài vụ án trên thì quá trình xét xử các vụ án tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng cũng tồn tại một số vụ án có thời gian truy tố, xét xử kéo dài gây bức xúc cho nhân dân. Điều này cho thấy quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô tài sản vẫn còn nhiều vướng mắc, việc vận dụng các quy định của luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa thống nhất với nhau. Thực tiễn này tạo nên tình trạng xét xử nhiều lần ở các cấp; trong giai đoạn 2010 – 2014 tỉ lệ vụ án kháng cáo lên cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm khá cao; phản ánh một phần dấu hiệu xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

* Về áp dụng hình phạt

Bảng 2.1. Hình phạt áp dụng đối với tội tham ô tài sản 2010 – 2014

Năm

Hình phạt

Cảnh

cáo Cải tạo không giam giữ

Tù dưới

3 năm Án treo năm trở Từ 3 lên Tù chung thân Tử hình 2010 2 3 117 66 101 4 0 2011 1 9 137 73 90 2 0 2012 0 4 106 42 101 4 2 2013 0 2 91 34 120 3 2 2014 2 3 89 24 143 5 1

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế bắt buộc của cơ quan nhà nước đối với hành vi phạm tội, hình phạt phản ánh kết quả vận dụng nội dung luật vào trong thực tiễn xét xử. Ở bảng 4 cho chúng ta thấy kết quả các hình phạt đã được áp dụng cho tội tham ô trong giai đoạn 2010 – 2014.

Từ bảng trên chúng ta thấy rằng hình phạt cảnh cáo được áp dụng ở năm 2010 với 2 và 2011 là 1 và năm 2014 là 2. Theo tìm hiểu quá trình xử lý án tham ô thì một số tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với tội tham ô tài sản chưa hẳn đã đúng với quy định của luật; bởi theo quy định của BLHS thì điều kiện để áp dụng hình phạt này phải là đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, nhưng tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 của Điều 278 thì cũng là tội nghiêm trọng (2-7 năm tù). Do vậy, hình phạt cảnh cáo áp dụng cho tội này chưa thể hiện được tính răn đe mạnh mẽ của pháp luật.

Đối với mức hình phạt án treo và hình phạt tù dưới 3 năm trong quá trình xét xử trong giai đoạn này cho thấy tỉ lệ áp dụng khá cao, được sử dụng nhiều nhất trong nhóm hình phạt dưới 3 năm tù, cụ thể, năm 2010 là 117 và năm 2011 là 137; năm 2012 là 106 và năm 2014 là 89 trường hợp. Thực trạng này cho thấy việc vận dụng các quy định về áp dụng hình phạt theo hướng dẫn của luật và các văn bản khác có nhiều điều bất cập, bởi khi áp dụng hình phạt này cơ quan xét xử thường căn cứ vào mức độ phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ; tuy nhiên có nhiều trường hợp áp dụng quá chú trọng tới tình tiết giảm nhẹ dẫn tới kết quả điều tra xử phạt tội phạm tham ô như một số vụ án đã được xét xử trong thời gian qua.

Với vụ án “tham ô tài sản tại Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Phú Yên”. Theo bản Cáo trạng, từ đầu năm 2007 - 11/2009, Việt Nam - Thụy Điển hợp tác thực hiện chương trình SEMLA tại Phú Yên. Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình về xây dựng hương ước bảo vệ môi trường tại các xã An Chấn, huyện Tuy An; xã Xuân Thọ 2, thị xã Sông Cầu; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tỉnh, điều tra khảo sát vùng ngập mặn tại huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu, với kinh phí hơn 13,5 tỉ đồng. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn vừa là Giám đốc Sở TN-MT tỉnh vừa là Giám đốc chương trình này, Nguyễn Kim Phúc đã chỉ đạo, thông đồng

với 9 cán bộ dưới quyền lập chứng từ khống, nâng khống chứng từ thanh toán chiếm đoạt hơn 430 triệu đồng của dự án để chia nhau.

Ngày 17/8/2012; Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Kim Phúc 3 năm tù giam về tội tham ô tài sản; 2 bị cáo Hà Thượng Trúc và Nguyễn Văn Mẫu mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù giam; 7 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Ngày 22/11/2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đưa vụ án ra xét xử, chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Phúc, Mẫu, Trúc và sửa bản án sơ thẩm. Khi sửa án sơ thẩm, hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã áp dụng điểm c, d khoản 2, khoản 5 Điều 278 Bộ luật Hình sự; các điểm b, p và s khoản 1 Điều 46 và Điều 47; điểm i, khoản 1 Điều 48; Điều 60 Bộ luật Hình sự, xử phạt Nguyễn Kim Phúc 3 năm tù cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 5 năm tính từ ngày tuyên án phúc thẩm; Hà Thượng Trúc 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 4 năm 2 tháng 8 ngày tính từ ngày tuyên án; Nguyễn Văn Mẫu 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo.

Sau đó Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình ban hành quyết định hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và xét xử lại; cho thấy hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, thuộc trường hợp được quy định tại các điểm c và d khoản 2, Điều 278 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt tù từ 7 đến 15 năm. Tuy nhiên, ở phiên xử sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên quá nhấn mạnh đến việc các bị cáo đã khắc phục hậu quả, nhân thân được tặng nhiều giấy khen, bằng khen, các bị cáo bị mắc nhiều bệnh để xử phạt dưới khung hình phạt. Trong đó, bị cáo đứng đầu vụ án chỉ phạt 3 năm tù và chỉ có 3 bị cáo bị phạt tù. Đặc biệt, cấp sơ thẩm lại cho các bị cáo: Võ Văn Dũng, Nguyễn Thị Thanh Vy, Trần Thị Na, Võ Ngọc Tuân, Phan Thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)