Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 84 - 91)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

2.3. Những ưu điểm, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân về mặt pháp luật

Tội tham ô tài sản được quy định trong Điều 278 của Bộ luật hình sự năm 1999 và được sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng có nhiều quy định chưa thống nhất hoặc chưa rõ gây khó vận dụng trong thực tiễn.

Trong các cách quy định tính chất của vụ án tham ô được luật quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng khác, rất nghiêm trọng khác, đặc biệt nghiêm trọng khác”. Với tính đa nghĩa của tiếng Việt thì quy định như vậy không có sự khác biệt về tính chất mà khác nhau về mức độ; tuy nhiên trong hành vi phạm pháp luôn có tính cá biệt của nó, bản thân đối tượng phạm tội có thể gây hậu quả ở một mức hoặc nhiều mức đã được quy định tại các khoản và khi đó đơn vị truy tố khó lựa chọn để áp dụng và điều này có thể gây nên thực trạng, kết án thiếu chính xác hoặc tạo ra sự tranh luận không cần thiết giữa các bên bảo vệ pháp luật với bên bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

Mặt khác, các khái niệm về chủ thể của hành vi tham ô tài sản cũng chưa tách biệt, còn gây khó hiểu. Trong BLHS 1999 chỉ ghi về chủ thể của hành vi tham ô là người có chức vụ, là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định; hơn nữa các quy định về chủ thể được giải thích rõ hơn ở Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức cũng như Luật Phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, cách hiểu này đôi khi dẫn tới khi vận dụng luật thì

những người không phải “chủ thể đặc biệt” có tham gia hành vi phạm tội với tư cách là đồng phạm thì lại không được quy định. Do vậy, cần thiết quy định rõ hơn ngoài chủ thể đặc biệt thì cần giải thích rõ hơn về chủ thể với tư cách là đồng phạm để khi vận dụng thì vấn đề này không còn là nội dung để các bên mất thời gian tranh tụng.

Nhằm đảm bảo sự phù hợp của luật với tình hình phát triển của kinh tế - xã hội, năm 2009 Quốc Hội đã sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 278 thì số tiền bị chiếm đoạt phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên là căn cứ xem xét cấu thành tội phạm. Cách quy định đó mang tính máy móc, vì số tiền 2 triệu đồng được quy định cụ thể nhưng giá trị thực sự của nó có thể bị thay đổi theo thời gian và điều kiện của xã hội; hơn nữa thực tiễn trong hành vi tham ô khó định lượng ra số tiền vì có nhiều hình thức tham ô khó thống kê, ví dụ: hành vi sử dụng nhân lực của cơ quan vào làm việc riêng: lấy xe ôtô, cử lái xe cơ quan đi đưa đón con; điều công nhân của nhà máy do mình làm giám đốc về xây dựng, sửa chữa nhà cho mình… những biểu hiện này vẫn xảy ra trong thực tiễn cuộc sống mà trong quá trình truy tố khó thống kê được.

Sau khi BLHS được thông qua, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật và sửa đổi bổ sung luật. Vì vậy, khẳng định thiếu văn bản hướng dẫn là chưa hoàn toàn đúng mà thực chất đang thiếu văn bản hướng dẫn đầy đủ về các nội dung của luật. Cụ thể vấn đề áp dụng tội Tham ô tài sản trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn của nhà nước hiện nay chưa biết vận dụng như thế nào? Nếu vốn của nhà nước trên 51% thì quy vào tội tham ô tài sản còn nếu dưới 51% thì quy vào tội danh khác nhưng được thực hiện theo kiểu kinh nghiệm chứ chưa có quy định cụ thể.

Theo thống kê từ khi BLHS 1999 ra đời, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành 03 Nghị quyết hướng dẫn, Hội đông thẩm phán nhân dân ban hành 07 Nghị quyết, Chính phủ ban hành 06 Nghị định và 17 văn bản thông tư liên tịch. Tuy nhiên, các văn bản đã được ban hành chưa có sự thống nhất với nhau, nhiều nội dung chồng chéo hoặc chưa rõ. Đơn cử Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật hình sự cũng cho phép giảm hình phạt tử hình xuống thành phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn đối với người tham

ô, người nhận hối lộ trong trường hợp người phạm tội hoặc thân nhân của người này đã nộp lại một phần đáng kể giá trị của tham ô, hối lộ. Theo hướng dẫn “một phần đáng kể giá trị” được hướng dẫn là ít nhất một phần hai giá trị của của tham ô, hối lộ hoặc từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị của tham ô, hối lộ nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc thân nhân) đã thực hiện mọi biện pháp để nộp lại giá trị của hối lộ đã nhận (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa). Thực tế, nội dung này chủ yếu được vận dụng ở tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết có tính chất bắt buộc thấp hơn so với luật.

Mặt khác, hoạt động xét xử tội phạm tham ô nói riêng và tham nhũng đang đặt ra vấn đề thu hồi tài sản của tội phạm này, tuy nhiên thực tiễn không thu hồi được tài sản. Nguyên nhân cơ bản thiếu văn bản hướng dẫn và quy định trong thống kê tài sản và chứng minh nguồn gốc tài sản. Như đã dẫn ở vụ án Tham ô tài sản tại Công ty Vận tải Viễn Dương (vinashin) của Giang Kim Đạt chúng ta thấy khó thu hồi tài sản của Đạt bởi bản thân Đạt không đứng tên mà cho bố của Đạt đứng tên tài sản; về luật pháp bố Đạt không bắt buộc phải chứng minh nguồn gốc tài sản của mình trừ khi cơ quan điều tra thu thập được tài liệu và chứng minh được; rõ ràng đây không có quy định về mặt luật pháp, không có ràng buộc cụ thể và nếu cơ quan tố tụng không chứng minh được thì tài sản bị thất thoát là rất lớn. Vấn đề này xuất phát từ việc thiếu văn bản quy định của pháp luật và hướng dẫn thực hiện luật, làm cho các cơ quan thực thi lúng túng và thiếu căn cứ để truy thu tài sản.

Trên đây chỉ là một số vấn đề được đặt ra trong thực tiễn xét xử các vụ án tham ô tài sản do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Đây là nguyên nhân chủ quan dẫn tới thực trạng công tác xét xử còn gặp nhiều hạn chế, gián tiếp giảm hiệu quả hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm tham nhũng

* Nguyên nhân do quyết tâm chính trị, năng lực điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, năng lực cán bộ thực hiện công việc có ý nghĩa quyết định đến chất lượng công việc. Đối với hoạt động của cơ quan tố tụng, điều tra, xét xử các vụ án tham ô, tham nhũng có nội

dung công việc thực hành bảo vệ pháp luật của nhà nước thì năng lực của cán bộ đóng vai trò quan trọng.

Qua nghiên cứu đánh giá của cơ quan tư pháp và báo cáo đánh giá của ủy ban phòng chống tham nhũng thấy rằng, thực tiễn đấu tranh, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng còn tồn tại nhiều hạn chế như: tình trạng kéo dài của các vụ án, có nhiều vụ xác định tội danh khi khởi tố chưa đúng, nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc áp dụng không đúng tình trạng pháp tội của bị can. Thực trạng này có nguyên nhân cơ bản là năng lực của các đơn vị bảo vệ pháp luật, bởi cán bộ thuộc các đơn vị này là người đại diện cho pháp luật và vận dụng luật vào tình huống thực tiễn; cũng có nhiều vấn đề đã được vận dụng chưa đúng thể hiện năng lực hiểu vấn đề bản chất của vụ án còn chưa đúng. Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên cán bộ ngân hàng Viettinbank bị buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” rồi đến phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát lại có quan điểm cho rằng cần điều tra xử lý bị cáo với tội danh “tham ô tài sản”. Trong vụ án này nhiều vấn đề pháp lý có quan điểm khác nhau dẫn tới phải điều tra và xét xử lại gây mất nhiều thời gian, công sức và khó khăn cho cả phía bị can. Nhìn nhận khách quan phải thấy rằng đây là vụ án lớn, tài sản bị chiếm đoạt nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, mà cơ quan điều tra, xét xử gồm nhiều đơn vị các cấp có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn tồn tại một số sai lầm nhất định. Điều này cho thấy năng lực điều tra, xét xử của cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn ít nhiều hạn chế.

Ngoài năng lực điều tra, truy tố thì năng lực phối kết hợp giữa các đơn vị này còn lúng túng, chưa chặt chẽ và thiếu thống nhất, rất nhiều vụ án do sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các đơn vị. Mặt khác, sự phối hợp yếu còn dẫn tới các đơn vị độc lập này luôn muốn bảo vệ quan điểm của mình đúng, không chịu phối hợp và thống nhất hướng giải quyết vụ án dẫn tới kéo dài gây thiệt hại và mất thời gian của người dân cũng như các đối tượng có liên quan đến hoạt động tố tụng; điển hình là vụ án đã được nêu tại Công ty Bảo hiểm Bảo Minh chi nhánh Cà Mau, sau 9 năm với 9 lần điều tra bổ sung nhưng chưa đủ chứng cứ để buộc tội bị cáo và đến phiên xử mới đây tháng 5 /2015 hội đồng xét xử tiếp tục yêu cầu điều tra bổ sung; dù một

vụ án nhỏ số lượng tài sản bị chiếm đoạt không lớn nhưng gần 10 xét xử các đơn vị điều tra độc lập không có sự thống nhất hướng vụ án mà vẫn bảo lưu quan điểm của mình nhưng không chứng minh được dẫn tới bị cáo hết tạm giam nhưng phải theo đuổi vụ án gây hao tổn về vật chất, tinh thần.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn gây ra những tồn tại của hoạt động truy tố, xét xử nhưng năng lực của các cơ quan xét xử có vai trò quan trọng đến kết quả đó, vì vậy nâng cao năng lực của các cơ quan tố tụng sẽ nâng cao được chất lượng xét xử tội phạm tham ô, tham nhũng.

* Nguyên nhân khách quan do mức độ phát triển của tội phạm tham ô tài sản, tham nhũng tăng mạnh với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

Theo thống kê của thanh tra chính phủ thì số lượng các vụ án tham ô tài sản được phát hiện có xu hướng giảm so với những năm gần gây, đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên số liệu thống kê có phản ánh được thực chất số vụ tham ô tài sản, tham nhũng hay không? Thực tế, vấn đề tham nhũng đang diễn biến khá phức tạp mà không chỉ thể hiện qua số vụ án mà qua phương thức chiếm đoạt, thủ đoạn sử dụng để tham ô tài sản cũng như mức độ chiếm đoạt lượng tài sản mà đối tượng.

Vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Vinashin với số tiền bị thiệt hại 910 tỉ đồng và gần đây khởi tố thêm tội tham ô tài sản đối với Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm. Viện kiểm sát truy tố bị can về tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng về bản chất, khi các tội phạm cố ý làm trái thường nhằm trục lợi cho bản thân và có thể vi phạm một số tội danh như tham ô tài sản hoặc nhận hối lộ. Tuy nhiên, trong vụ án này với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt với tổ chức chặt chẽ dẫn tới thiếu căn cứ để quy định các chủ thể phạm pháp vào tội tham ô; đây là vấn đề cần có những biện pháp và chế tài chặt chẽ hơn để buộc tội. Ở vụ án Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên cán bộ ngân hàng Công Thương Viettinbank bị buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 4000 tỉ đồng và sau đó được điều tra lại với tội danh tham ô tài sản. Đây là vụ án phức tạp đã được đối tượng phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn như lập chứng từ giả, lợi dụng chức vụ Huyền

Như đã lập các tài khoản giả và lập 127 lệnh chi giả, chiếm đoạt 1.598 tỷ từ tài khoản tiền gửi của ba công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng yên, 50 tỷ đồng của hai cá nhân khác; Huyền Như đã dùng chữ ký giả, dấu giả lập các lệnh chi, chứng từ chuyển tiền, rút tiền chiếm đoạt tiền gửi tại Ngân hàng Công thương, chiếm đoạt 210 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP CK Saigonbank-Berjaya (SBBS), chiếm đoạt 550,35 tỷ từ tài khoản của Công ty Phương Đông và Công ty An Lộc; tự ý lập 16 thẻ tiết kiệm với số tiền hơn 81 tỷ đứng tên khách hàng gửi tiền, làm giả 16 lệnh chi, ký giả chữ ký của 9 chủ thẻ tiết kiệm này để rút tiền, chiếm đoạt. Với những thủ đoạn tinh vi như vậy làm cho quá trình truy tố của cơ quan điều tra gặp không ít khó khăn trong việc vận dụng quy định pháp luật buộc tội bị cáo.

Bên cạnh việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, đồng thời còn dựa vào các phương tiện thông tin hiện đại để thực hiện hành vi của mình; các chủ thể hành vi tham ô chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có kiến thức, hiểu cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và hiểu biết về luật pháp nên thường vận dụng các kẽ hở của luật pháp trong quản lý kinh tế để thực hiện hành vi của mình. Thực tiễn nghiên cứu quá trình xét xử án tham ô, tham nhũng nước ta cho thấy, tội phạm ngày nay có xu hướng ngày các tinh vi hơn; đây là thách thức khách quan đặt ra đối với các cơ quan có nhiệm vụ truy tố, xét xử.

Kết luận Chương 2

Trong quy định của luật thực định về tội tham ô tài sản (BLHS năm 1999) thì khách thể được hiểu là sở hữu tài sản của tập thể, tức là của cơ quan nhà nước, chứ không phải là tài sản của cá nhân hay tài sản tư nhân; điểm này khác với quan niệm chung về khách thể của tội tham ô tài sản. Về mặt chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được quy định là những người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, tức là người được cơ quan, tổ chức giao trách nhiệm quản lý tài sản; chủ thể cũng bao gồm đồng phạm trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Về hành vi phạm tội là hành vi khách quan được cá nhân ý thức rõ về hậu quả và trách nhiệm; cũng theo BLHS 1999 thì có 4 mức hình phạt cho tội danh này, bao gồm cả hình phạt tử hình.

Thực trạng xử lý tội phạm tham ô tài sản trong giai đoạn 2010 – 2014 chúng tôi thấy rằng, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô đạt nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở tính hiệu quả xử lý nhiều vụ án phức tạp, có quy mô lớn; tỉ lệ phải điều tra, xét xử lại thấp; tình trạng khiếu kiện, oan sai ít. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số vấn đề như: tình trạng thay đổi tội danh trong thực tiễn điều tra, xét xử; tồn tại cách hiểu về quy định “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” hay khái niệm “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)