Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị, vai trò giám sát của cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 105 - 107)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI THA MÔ TÀI SẢN

3.2. Các giải pháp khác

3.2.3. Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị, vai trò giám sát của cơ quan

dân cử, của dư luận xã hội và quần chúng nhân dân

* Vai trò của Đảng

Với tư cách là tổ chức lãnh đạo mọi hoạt động của hệ thống chính trị, lập pháp, hành pháp và tư pháp, Đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về đảm bảo hoạt động đúng định hướng của mọi tổ chức trong xã hội và xử lý các vấn đề tham nhũng. Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết để phòng chống tham nhũng, đặc biệt Nghị quyết Trung ương IV khóa XI với “về những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” cũng tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, tệ nạn tham nhũng vẫn đang diễn ra phức tạp, ở nhiều lĩnh vực với mức độ nghiêm trọng hơn, vấn đề xử lý tội phạm tham ô, tham nhũng chưa thực sự quyết liệt; nhiều biểu hiện tham ô, tham nhũng chưa được phát hiện, xử lý; các quy định của pháp luật và quan điểm chỉ đạo của Đảng chưa được thực hiện nghiêm túc.

Do vậy, để giải quyết được vấn nạn tham ô, tham nhũng và phát huy tối đa quan điểm phòng chống tội phạm tham nhũng. Đảng Cộng sản Việt Nam cần quán triệt sâu sắc đến mọi tầng lớp nhân dân về quan điểm phòng chống tham nhũng; thực hiện mạnh mẽ, triệt để việc chống tham nhũng trong Đảng; có chính sách đồng bộ để giải quyết vấn đề này, trong phòng, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm tham ô tham nhũng. Đảng cần thể hiện rõ quyết tâm chống tham nhũng, xử lý tội phạm ở tất cả các lĩnh vực; không có vùng cấm đối với tội phạm này; đồng thời chỉ đạo các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật nghiêm túc vận dụng các chế tài để xử lý triệt để tội phạm trên

* Vai trò của Khối Nội chính

động của mọi tổ chức trong bộ máy nhà nước, nên khối nội chính có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm tham nhũng. Với việc tái thành lập các Ban nội chính của Đảng đã khẳng định điều đó. Do vậy, để cùng với các tổ chức khác trong phòng chống tội phạm tham ô, tham nhũng, các cơ quan này cần:

- Tham mưu cho cấp trên, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan nội chính, nhất là thanh tra, công an, viện kiểm sát, tòa án, thi hành án, hải quan,... Đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính và PCTN nói chung, công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nói riêng, nhất là về các vụ việc, vụ án tham nhũng.

- Chỉ đạo; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật nhà nước về PCTN đã có, nhất là về trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu; công khai, minh bạch; kiểm soát tài sản, thu nhập; cải cách hành chính; xây dựng các quy định nội bộ; xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng đã được phát hiện.

- Tập trung vào công tác phát hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Ban Nội chính cần dựa vào các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để phát hiện tham nhũng; chủ trì, phối hợp với viện kiểm sát để phát hiện, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng để xử lý theo quy định. Giám sát, chỉ đạo các cơ quan tố tụng để đôn đốc, tháo gỡ hoặc tham mưu cấp ủy tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử, xử lý các vụ việc tham nhũng; tham mưu, định hướng về chủ trương, quan điểm xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tiếp nhận, nâng cao chất lượng cán bộ. Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách để thu hút được số cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh trong cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra, kiểm tra, các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng; mạnh dạn, năng động trong tổ chức thực hiện; tăng cường nghiên cứu, học hỏi; bám chức năng, nhiệm vụ, báo tình hình địa bàn để chủ động triển khai các mặt công tác.

* Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, báo chí

Với khả năng thông tin mạnh mẽ, rộng khắp, nhanh chóng, báo chí Việt Nam luôn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng.. Mặt khác, Mặt trận tổ quốc là tổ chức để mọi tầng lớp nhân dân bày tỏ quan điểm, phản ánh các vấn đề xã hội lên các cơ quan nhà nước, chính nhờ vai trò của Mặt trận để góp phần tuyên truyền tích cực, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; đồng thời tác động và giúp đỡ các cơ quan tổ chức thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật xử lý tội phạm này. Để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức này đối với công tác xử lý tham ô tham nhũng, cần làm tốt các nhiệm vụ:

- Tuyên truyền phổ biến đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng

- Phản ánh những thông tin do nhân dân cung cấp về những hiện tượng, sự việc có biểu hiện tham nhũng cho các cơ quan chức năng

- Cung cấp chính xác những vu ̣, viê ̣c tham nhũng đang được điều tra, xử lý… tích cực góp phần tạo dư luận xã hội để đấu tranh phòng, chống tham nhũng

- Giám sát, phản biện hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)