1.2. Pháp luật về thƣơng lƣợng tập thể
1.2.2. Nguyên tắc pháp luật về thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là quá trình tương tác giữa các chủ thể của quan hệ lao động tập thể. Vì vậy, nguyên tắc của pháp luật về thương lượng tập thể cũng được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của quan hệ lao động là bình đẳng, tự nguyện, hợp tác thiện chí và tôn trọng quyền lợi lẫn nhau. Theo đánh giá của các chuyên gia về quan hệ lao động và chuyên gia về luật lao động của ILO thì nguyên tắc của pháp luật về thương lượng tập thể cần được quy định trên cơ sở nắm được bản chất của thương lượng tập thể, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương lượng tập thể trên thực tế được thành công và giúp cho thỏa ước tập thể, kết quả thành công của quá trình thương lượng tập thể, phát huy hiệu quả sau khi ban hành.
Các nguyên tắc của pháp luật về thương lượng tập thể cơ bản nhất là nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc tự nguyện, nguyên tắc công khai, minh bạch… Các nguyên tắc này sẽ bảo đảm cho quá trình thương lượng tập thể thực sự đạt được hiệu quả.
Nguyên tắc tự nguyện và thiện chí là điều kiện quan trọng để quá trình
thương lượng tập thể đi vào thực chất và đạt được hiệu quả. Thương lượng tập thể chính là sự thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động nên đương nhiên việc thương lượng phải dự trên cơ sở của sự tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện chẳng những không chấp nhận sự ép buộc nào từ một bên đối với bên kia, mà còn không chấp nhận bất kỳ một sự ép buộc từ bên thứ ba. Việc thương lượng tập thể chỉ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện mới có cơ sở để các bên tự giác chấp hành sau này và như vậy mục đích của thương lượng tập thể mới đạt được. Tuy nhiên, nguyên tắc tự nguyện không loại trừ việc phải chấp nhận thương lượng khi một trong hai bên yêu cầu thương lượng, tức là phải tỏ rõ thiện trí của mình đối với bên kia. Hệ quả của việc thực hiện nguyên tắc này, về mặt pháp lý, là
kết quả thương lượng tập thể sẽ không được pháp luật thừa nhận và bên nào từ chối có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật [19]. Nguyên tắc thiện trí trên thực tế trong quá trình thương lượng rất khó xác định và nhận biết vì nó có thể liên quan đến những khía cạnh bên trong, chủ quan của các bên, rất khó để nhận biết thông qua rất nhiều biểu hiện tinh vi. Ví dụ như việc xác định sự thiện chí có thể thông qua việc thực hiện nghĩa vụ liên quan của NSDLĐ trong thương lượng tập thể như: nghĩa vụ cung cấp một số thông tin cần thiết cho công đoàn để công đoàn có thể tiến hành thương lượng được; nghĩa vụ không được từ chối thương lượng cũng như không được từ chối thương lượng về các nội dung do công đoàn đề xuất và nghĩa vụ thương lượng một cách thành tâm, tích cực nhằm đạt được thỏa thuận. Một số hành vi thiếu thiện chí trong thương lượng tập thể có thể thể hiện qua những hành vi gây khó khăn, đưa ra nhiều đòi hỏi, yêu sách khác nhau về những vấn đề mà pháp luật không có những quy định cụ thể như cố tình không chấp nhận sự tham gia của đoàn tham gia thương lượng của công đoàn về số lượng và thành phần tham gia, khống chế hay kiểm soát sự tham gia của NLĐ khi họ tham gia hoặc ủng hộ hoạt động đàm phán của công đoàn, cố tình không cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc những thông tin cần thiêt khác cho việc thương lượng khi được yêu cầu, cố tình không bố trí địa điểm và các khoản chi phí để tổ chức việc thượng lượng…
Nguyên tắc bình đẳng trong thương lượng tập thể gắn bó chặt chẽ với
nguyên tắc tự nguyện và là cơ sở của nguyên tắc này, bởi vì không bình đẳng thì khó nói tới tự nguyện. Nguyên tắc bình đẳng yêu cầu các bên không thể lấy thế mạnh về địa vị kinh tế, hoặc lấy thế mạnh ở số đông người để gây áp lực, áp đặt yêu sách cho phía bên kia, mặc dù các bên có quyền “mặc cả” trên cơ sở những ưu thế của mình. Tại Việt nam, nguyên tắc bình đẳng trong BLLĐ được thể hiện thông qua quy định về việc hai bên đều có quyền đề
nghị thương lượng tại Điều 68 BLLĐ, cụ thể là “Mỗi bên đều có quyền yêu
cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng”. Hai bên tự nguyện đưa ra yêu cầu thương lượng của mình và
bình đẳng trong việc thực hiện quyền yêu cầu thương lượng tập thể. Ở một số quốc gia, quyền yêu cầu thương lượng chỉ là quyền của tập thể lao động, còn NSDLĐ không có quyền này xuất phát từ quan điểm tập thể NLĐ là chủ thể có nhu cầu thương lượng cao hơn. Với quan điểm như vậy, NSDLĐ đã không được đối xử bình đẳng với NLĐ và sẽ khiến cho quá trình thương lượng tập thể chỉ là quá trình giải quyết các yêu sách của NLĐ. Tuy nhiên, việc bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế không phải là điều đơn giản. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi hai bên tham gia thương lượng phải có vị thể đình đẳng và độc lập với nhau. Pháp luật lao động của một số nước có những bảo đảm bằng các quy định pháp luật khác nhau để bảo đảm tính độc lập, đại diện và chính danh của tổ chức công đoàn, với tư cách là bên đại diện thương lượng của tập thể lao động một cách hiệu quả. Tính độc lập, đại diện của công đoàn thông thường được bảo đảm thông qua các quy định về thành lập, đăng ký và công nhận công đoàn; các quy định bảo vệ đối với công đoàn, các chế tài xử phạt nghiêm minh trước những hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn và các hành vi can thiệp, chi phối hoặc thao túng công đoàn của NSDLĐ; và các quy định dân chủ nội bộ của công đoàn nhằm bảo đảm công đoàn là tổ chức của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ [31]. Bên cạnh đó, một số nước còn quy định quyền đình công của NLĐ khi NSDLĐ từ chối thương lượng hoặc thương lượng tập thể gặp bế tắc. Tại Việt nam, quyền đình công của NLĐ đã được công nhận nhưng nó chưa được nhìn nhận như một biện pháp, công cụ hỗ trợ cho thương lượng tập thể.
Nguyên tắc công khai và minh bạch là hai nguyên đi liền với nhau, có ý
hành với sự tham gia của đầy đủ các bên và sự tham gia thực chấp của NLĐ. Nguyên tắc này được hiểu là NLĐ phải được biết về việc thương lượng, thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng; các nội dung yêu cầu thương lượng, biên bản của phiên họp thương lượng cần được phổ biến rộng rãi, không giấu giếm để NLĐ có thể nắm bắt được nội dung và phát biểu ý kiến của mình về vấn đề đó. Ở Việt nam, nguyên tắc công khai được thể hiện rõ ràng nhất ở các quy định về lấy ý kiến của NLĐ trong quá trình chuẩn bị thương lượng tại điểm b, khoản 1 Điều 71 BLLĐ và quy định các bên phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng, lấy ý kiến của tập thể NLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 71 BLLĐ. Trong khi đó, nguyên tắc minh bạch lại hướng quá trình thương lượng tập thể đến sự rõ ràng và những nội dung trong quá trình thương lượng phải được thực hiện một cách nghiêm túc và rõ ràng. Quá trình thương lượng phải được phản ánh trung thực đến các chủ thể có liên quan, đặc biệt với những NLĐ. Nguyên tắc minh bạch được thể hiện thông qua nghĩa vụ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NSDLĐ khi tập thể NLĐ yêu cầu được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 BLLĐ. Dựa trên các thông tin này, NLĐ mới có căn cứ chính xác để có thể đưa ra những yêu cầu thương lượng cũng như thảo luận về những nội dung liên quan trong quá trình thương lượng. NSDLĐ không được che giấu hoặc cung cấp số liệu, thông tin không chính xác vì như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc minh bạch cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thương lượng. Bên cạnh đó, kết quả của quá trình thương lượng tập thể, biên bản của các phiên họp thương lượng cũng cần được công bố, phổ biến trung thực, rõ ràng để tập thể NLĐ nắm được những nội dung đã thỏa thuận.