3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thƣơng
3.3.1. Về các quy định của pháp luật về thương lượng tập thể
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 69 và khoản 3 Điều 188
BLLĐ về việc trao quyền thương lượng tập thể cho công đoàn cấp trên cơ sở tại doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn theo hướng công đoàn cấp trên cơ sở chỉ thực hiện việc đại diện thương lượng khi được tập thể lao động tại doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở ủy quyền hợp pháp hoặc thừa nhận vai trò thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể của đại diện tập thể lao động nơi chưa có công đoàn.
Thứ hai, sửa đổi khoản 2 Điều 192 BLLĐ trong việc quy định NSDLĐ
có trách nhiệm phối hợp với công đoàn cơ sở tuy truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp theo hướng bảo đảm tối đa quyền tham gia công đoàn của NLĐ tránh trường hợp NSDLĐ sử dụng quy định này để ảnh hưởng, can thiệp hoặc thao túng việc tham gia công đoàn của NLĐ từ đó làm mất đi tính độc lập của công đoàn.
Thứ ba, bổ sung thêm quy định tại Chương XIII BLLĐ về các quy định
của pháp luật nhằm chống lại các hành vi phân biệt đối xử, chống công đoàn của NSDLĐ thông qua cơ chế khiếu nại, tố cáo theo quy định về pháp luật khiếu nại và tố cáo.
Thứ tư, có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về điểm b khoản 1 Điều 71 về
việc lấy ý kiến của NLĐ về nội dung thương lượng thông qua hình thức cụ thể nào như lấy chữ ký hay biểu quyết đa số và tỷ lệ số lượng NLĐ phải lấy ý kiến, cũng như việc phản ánh đầy đủ quá trình thương lượng và ý kiến của NLĐ trong quá trình thương lượng.
Thứ năm, bổ sung thêm Điều 190 BLLĐ đối với hành vi nghiêm cấp
đối với NSDLĐ liên quan đến việc cản trở, gây khó khăn trong quá trình công đoàn cơ sở tại nơi hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại nơi chưa thành
lập công đoàn cơ sở thực hiện các hoạt động trong suốt quá trình thương lượng tập thể như việc gặp gỡ tập thể NLĐ để lấy ý kiến về những nội dung thương lượng.
Thứ sáu, bổ sung thêm quy định tại Điều 72 BLLĐ hoặc sửa đổi, bổ
sung tại hai văn bản hướng dẫn là Nghị định 05/2015/NĐ-CP và Thông tư 29/2015/NĐ-CP về việc tham vấn của bên thứ ba như trung gian hòa giải hoặc trọng tài để hỗ trợ cho việc thương lượng thành công trong trường hợp có đề nghị của một trong hai bên chủ thể thương lượng.
Thứ bảy, hướng dẫn chi tiết quy định tại Điều 72 BLLĐ về trách nhiệm
của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể tại các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ. Ví dụ như cơ quan nào có trách nhiệm bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể hay cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến thương lượng tập thể theo hướng quy định quyền và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan này, cũng như mức độ thực hiện các nội dung này đến đâu.
Thứ tám, xem xét, ghi nhận quyền đình công của NLĐ tại khoản 4
Điều 71 BLLĐ và khoản 3 Điều 68 trong trường hợp NSDLĐ không chấp nhận yêu cầu thương lượng của NLĐ hoặc trong trường hợp quá trình thương lượng không thành.
Thứ chín, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt nam đi nước ngoài theo hợp đồng về một số nội dung sau:
- Bổ sung thêm khoản 2 Điều 12 về việc xử phạt đối với hành vi không chấp nhận yêu cầu thương lượng tập thể của tập thể NLĐ.
- Bổ sung thêm Điều 24 về việc xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp có hành vi cản trở việc thực hiện các hoạt động của cán bộ công đoàn
cơ sở quy định tại Điều 191 BLLĐ, cụ thể là các hoạt động như: “1. Gặp người
sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.2. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện” [24, Điều 191] của cán bộ công
đoàn cơ sở tại doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở và của cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.
- Bổ sung thêm Điều 24 về việc xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp có hành vi đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động, chuyển làm việc khác, kỷ luật sa thải đối với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách mà không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tại nơi chưa thành lập công đoàn theo quy định tại khoản 7 Điều 192 BLLĐ.
Ngoài một số những kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể thì để thương lượng tập thể hoàn thiện và khả thi trên thực tiễn thi hành thì cần một số giải pháp đồng bộ đối với một số pháp luật khác như:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện, cách thức xác định một tổ chức là tổ chức đại diện cho NSDLĐ, cũng như quy định cụ thể về chức năng, tổ chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức này.
- Bổ sung các quy định của Luật Công đoàn 2012 về các điều kiện để công nhận tổ chức Công đoàn cơ sở tránh việc thao túng của NSDLĐ trong việc thành lập công đoàn cơ sở; quy định công đoàn chịu trách nhiệm về việc đình công bất hợp pháp; quyền đại diện cho cả tập thể và cá nhân NLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và được quyền bồi thường trong trường hợp xác định được NSDLĐ có vi phạm quyền lợi của NLĐ.