Về thực tiễn thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thương lượng tập thể trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 109 - 120)

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thƣơng

3.3.2. Về thực tiễn thực hiện

Thứ nhất, tăng cường hoạt động của tổ chức công đoàn, trong đó ưu

tiên phát triển công đoàn cơ sở qua đó nâng cao vị thế kinh tế xã hội, nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể, nâng cao kinh nghiệm của người đại diện của tập thể lao động. Có thể nói, trong những năm qua, công đoàn cấp trên đã tranh thủ một cách hiệu quả để ghi nhận các quyền của NLĐ trong luật. Nhưng tất cả sẽ thiếu ý nghĩa nếu quy định của pháp luật không được thực thi nghiêm chỉnh tại các đơn vị sử dụng lao động, mà cụ thể ở đây chính là các doanh nghiệp. Để tăng cường hoạt động của công đoàn cần thực hiện một số hoạt động sau:

- Sắp xếp cán bộ công đoàn chuyên trách và những cán bộ này nên hưởng lương từ nguồn thu của công đoàn cơ sở, gắn liền với hiệu của hoạt động của công đoàn để tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động độc lập. Hiện nay, Tổng Liên đoàn lao động Việt nam đã có kế hoạch sắp xếp cán bộ chuyên trách ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 500 lao động trở lên. Tuy nhiên, ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp chỉ có quy mô vừa và nhỏ. Lực lượng cán bộ công đoàn chuyên trách như vậy là quá mỏng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, nguồn thu của tổ chức công đoàn cơ sở bao gồm phí công đoàn (1% tổng quỹ lương), 70% tổng thu công đoàn phí của doanh nghiệp và các nguồn thu khác. Như vậy thì cán bộ chuyên trách công đoàn hoàn toàn có thể bố trí được ở những doanh nghiệp có sử dụng từ 300 lao động trở lên nếu quy định tỷ lệ chi tiêu hợp lý.

- Cần củng cố mối liên kết giữa các cấp công đoàn nhằm tăng cường và phát huy sức mạng tập thể của NLĐ. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn cấp trên trong việc hỗ trợ cấp dưới cần phải được quy định rõ ràng. Theo đó, các công đoàn cấp trên có nhiệm vụ sau: (1) Đại diện cho tổ chức thành viên ở bất cứ cơ sở sử dụng lao động nào trong địa bàn khi có yêu cầu của họ. Nhiệm vụ

này bao gồm việc trao yêu cầu ký kết thỏa ước tập thể và yêu cầu thương lượng, ký thỏa ước tập thể khi NLĐ có nguyện vọng. Công đoàn cấp trên cũng giám sát quá trình thực hiện thỏa ước lao động tập thể do mình ký kết và quyền thay mặt tập thể hoặc có nhận NLĐ kiện hành vi vi phạm pháp luật., vi phạm cam kết của bên NSDLĐ; (2) Cung cấp đào tạo cho cán bộ công đoàn cấp dưới. Công tác đào tạo thường kỳ nên được tổ chức cứ 5 năm 2 lần (theo nhiệm kỳ của công đoàn tuyến cơ sở), tập trung vào những công việc chính của tổ chức công đoàn. Ngoài ra, công tác đào tạo cũng có thể được tiến hành theo nguyện vọng được đào tạo xuất hiện.

- Cải thiện tình hình tài chính của công đoàn. Trong những năm qua, một phần chi tiêu quan trọng trong bộ máy công đoàn được ngân sách nhà nước chi trả. Nhưng về lâu dài, công đoàn cần phải hoạt động với tư cách của một tổ chức kinh tế và phải độc lập về tài chính. Tài chính của công đoàn cấp cơ sở nên được quan tâm đặc biệt, bởi hoạt động của công đoàn cơ sở trực tiếp liên quan đến đời sống lao động. Hơn nữa, giải quyết tốt các vấn đề tài chính từ cấp cơ sở là đòi hỏi tất yếu nhằm gây dựng quỹ của bộ máy công đoàn nói chung. Cải thiện tình hình tài chính của công đoàn nói chung. Cải thiện tài chính cần tập chung vào việc cân đối lai cơ cấu chi tiêu của công đoàn cơ sở và việc tăng cương việc giám sát, xử lý nghiêm việc trích nộp công đoàn phí, phí công đoàn và các nguồn thu khác. Cấu trúc chi dùng của công đoàn cơ sở hiện nay chưa hợp lý. Việc chi tiêu hiện nay thiên nhiều về các khoản phúc lợi như quà cưới, sinh nhật, văn nghệ, thể thao, tham quan…chứ không phải những khoản chi dùng cơ bản của một tổ chức công đoàn đích thực, ví dụ, để trả lương cho cán bộ công đoàn, cho việc tổ chức và lãnh đạo công đoàn. Bên cạnh việc cơ cấu lại khoản thu công đoàn thì cần tăng cường việc giám sát, xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệm cố tình chây ỳ không nộp công đoàn phí và phí công đoàn.

- Tổ chức công đoàn các cấp, Tổng liên đoàn lao động cần tăng cường tập huấn, đào tạo về nội dung thương lượng tập thể và kỹ năng thương lương tập thể cho cán bộ công đoàn về các kỹ năng thương lượng và phát triển đoàn viên. Trước hết, ngay từ cấp trên, cán bộ công đoàn cần phải nâng cao năng lực thương lượng tập thể. Tiếp đó, cần có sự phối kết hợp giữa công đoàn cấp cơ sở và công đoàn cấp trên, thông qua một số hoạt động Công đoàn cấp trên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng thương lượng tập thể cho đoàn viên của mình ở công đoàn cơ sở.

- Các cấp công đoàn, trong đó, Tổng liên đoàn lao động Việt nam đóng vai trò điều phối, định hướng, hướng dẫn để tiến hành các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ công đoàn doanh nghiệp như: Xây dựng một hệ thống các văn phòng tư vấn pháp luật cho công đoàn; Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ liên đoàn lao động cấp trên với các công đoàn cơ sở; Lập quỹ dự phòng của công đoàn nhằm giúp đỡ những cán bộ công đoàn bị mất việc do NSDLĐ đối xử bất công; Phân công cán bộ công đoàn chuyên trách (do công đoàn trả lương) đến làm việc tại các doanh nghiệp lớn; Cán bộ công đoàn lao động cấp trên cơ sở cần thường xuyên gặp gỡ công đoàn doanh nghiệp để hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động. Việc đẩy mạnh chức năng và nâng cao năng lực cho công đoàn doanh nghiệp, vốn bị chi phối bởi NSDLĐ là một quá trình khó khăn và lâu dài. Quá trình đó chỉ có thể thành công khi công đoàn cấp trên được cơ cấu lại, định hướng lại, được đẩy mạnh chức năng và nâng cao năng lực tổ chức NLĐ [26].

Thứ hai, về phía NSDLĐ cũng cần tăng cường năng lực của các hiệp

hội NSDLĐ trong thương lượng tập thể. Phòng Thương mại công nghiệp Việt nam và Liên minh Hợp tác xã Việt nam, hai chủ thể đã được pháp luật trao quyền đại diện cho NSDLĐ, cần phát huy vai trò đầu tàu của mình trong việc thúc đẩy, phát triển thương lượng tập thể nói riêng và xây dựng quan hệ lao

động lành mạnh, ổn định, hài hòa nói chung. Phòng thương mại công nghiệp Việt nam và Liên minh Hợp tác xã Việt nam có thể trở thành một tổ chức trung gian hiệu quả nhằm chuyền tải thông tin về điển hình tốt trong việc thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể hay kinh nghiệm trong việc xây dựng được mối quan hệ hài hòa, ổn định trong quan hệ lao động và quản lý nhân lực. Để thực hiện tốt vai trò này, hai đơn vị này có thể tạo ra một diễn đàn cho các NSDLĐ tại các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, xác định các yếu tố làm nên thành công và xây dựng các nguyên tắc và bài học chung để phổ biến thông qua hệ thống của Phòng thương mại công nghiệp Việt nam, Liên minh Hợp tác xã Việt nam và các chi nhánh. Bên cạnh đó, Phòng Thương mại Việt nam và Liên minh Hợp tác xã Việt nam cũng cần phải là một kênh trung gian để truyền tải nội dung pháp luật về thương lượng tập thể, ý nghĩa và vai trò quan trọng của thương lượng tập thể trong việc duy trì và phát triển hài hòa quan hệ lao động tại doanh nghiệp, đồng thời, tổ chức các hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm và tập huấn kỹ năng thương lượng tập thể cho NSDLĐ tại các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI thường xuyên có các cuộc đình công của NLĐ. Thông qua các hoạt động này, Phòng Lao động Việt nam và Liên minh Hợp tác xã cũng đã tăng cường được mối quan hệ với NSDLĐ tại các doanh nghiệp, qua đó, xây dựng được quan hệ lao động lành mạnh và phối hợp với các thành viên để đưa ra được các chiến lược về quan hệ lao động.

Thứ ba, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về thương lượng tập

thể qua đó nâng cao hiểu biết của mọi tần lớp xã hội về thương lượng tập thể để từ đó các bên có ý thức rõ hơn về việc nên thương lượng tập thể để phòng ngừa và hạn chế tranh chấp lao động, đình công.

Thứ tư, có cơ chế kiểm tra giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp

tác quản lý nhà nước về lao động là hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với quá trình thực hiện pháp luật lao động của các chủ thể trong quan hệ lao động. Pháp luật chỉ thể hiện được vai trò điều chỉnh của mình khi nó được thực hiện trên thực tế. Để thực hiện có hiệu quả việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thì các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động nói chung và thương lượng tập thể, thỏa ước lao động nói riêng, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm này. Về phía thanh tra nhà nước về lao động cần xây dựng một đội ngũ thanh tra viên đủ về số lượng, có kiến thức đầy đủ, nắm chức những quy định về vấn đề thanh tra, cũng cố hệ thống thanh tra lao động ở các địa phương, đặc biệt là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp như ở các khu công nghiệp. Hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và thương lượng tập thể không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra nhà nước về lao động mà cũng là nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, của công đoàn và của chính các bên trong quan hệ lao động.

KẾT LUẬN

Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của mình trong việc xây dựng và phát triển một quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong nền kinh tế thị trường, thương lượng tập thể là vấn đề đang được các nhà nghiên cứu khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, NSDLĐ và NLĐ quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu. Về mặt thực tiễn thi hành thương lượng tập thể đã và đang được triển khai bước đầu có hiệu quả do những nỗ lực lớn của Nhà nước, Tổng liên đoàn Lao động Việt nam, VCCI và Liên minh Hợp tác xã Việt nam bên cạnh sự giúp đỡ của ILO và các quốc gia trên thế giới. Pháp luật về thương lượng tập thể đã tạo ra một khuân khổ pháp lý cơ bản để các bên trong quan hệ lao động có thể nhận thức đúng đắn về thương lượng tập thể, góp phần định hướng hoạt động thương lượng tập thể và phát triển cơ chế này trong các doanh nghiệp ở Việt nam. Tuy nhiên, pháp luật về thương lượng tập thể hiện này cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong các quy định của pháp luật và đó chính là các rào cản khiến cho thương lượng tập thể ở nước ta còn mang tính hình thức và chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, dù muốn hay không, với xu thế hội nhập, Việt nam sẽ tiếp tục tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó đặc biệt và trước mắt là gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương mà theo đó Hiệp định này đặt ra yêu cầu phải thực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc theo tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong đó có Quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. Điều đó hỏi hệ thống pháp luật về thương lượng tập thể phải bảo đảm thương lượng tập thể được thực hiện một cách thực chất và hiệu quả. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể là hết sức cần thiết.

tiễn thi hành trong các doanh nghiệp Việt nam luận văn đã đưa ra một số định hướng hoàn thiện chung cũng như một số những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần để pháp luật về thương lượng tập thể thực sự đi vào đời sống và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành trung ương (2008), Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 05/6/2008

về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Thu Ba (2012), “Thương lượng tập thể cơ sở pháp lý góp phần ổn định, hài hòa quan hệ lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (442), tr. 12-15. 3. Nguyễn Thị Bích (2014), “Một số vấn đề về chủ thể thương lượng tập

thể theo pháp luật Việt nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II, (14).

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 29/2015/TT- BLDDTBXH ngày 31/07/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2012), Sổ tay pháp luật dành cho doanh nghiệp, NXB Tư pháp. 6. Chính phủ (2004), Nghị định số 145/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam và đại diện người sử dụng lao động tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động; Quyết định của Thủ tường Chính Phủ số 123/2003/QĐ-TTg về việc phê chuẩn điểu lệ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam số 75/2005/QĐ-TTg, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người

8. Chính phủ (2015), Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà Nội.

9. Nguyễn Mạnh Cường (2011), Singapore – đất nước của các thiết chế ba bên, https://quanhelaodongvietnam.wordpress.com.

10. Đặng Phương Dung (2010), Vận dụng kinh nghiệm của Singapore trong việc xây dựng pháp luật về thương lượng tập thể ở Việt nam, Khóa luận

tốt nghiệp, Hà Nội.

11. Đào Mộng Điệp (2014), “Vai trò của tổ chức đại diện lao động trong đối thoại xã hội, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể”, Tạp chí

Luật học, (1), tr. 22-28.

12. Đồng Thị Lương Hiền (2011), Tăng cường thương lượng trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nghiên cứu trường hợp hai doanh nghiệp: Công ty TNHH Quốc tế D&S và Công ty TNHH Brother Việt nam), Luận văn Thạc sĩ xã hội học, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn.

13. ILO (1948), Công ước số 87 – Công ước về quyền tự do liên kết và việc

bảo vệ quyền được tổ chức.

14. ILO (1949), Công ước số 98 về việc áp dụng các nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

15. ILO (1960), Khuyến nghị 113 năm 1960 – Khuyến nghị về thỏa thuận cấp ngành và quốc gia.

16. ILO (1981), Công ước số 154 năm 1981 – Công ước về xúc tiến thương lượng tập thể.

17. ILO (1981), Khuyến nghị 163 – Khuyến nghị về tăng cường thỏa ước lao

động tập thể 1981.

18. Katie Quan, Chuyên gia thương lượng tập thể, Đại học UC Berkeley,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thương lượng tập thể trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 109 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)