3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thƣơng
3.2.3. Một số giải pháp khác
Quy định rõ và bổ sung các quyền và nghĩa vụ của công đoàn trong luật bao gồm:
- Quy định rõ việc công đoàn có quyền đại diện cho cả tập thể và cá nhân NLĐ là thành viên của công đoàn trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động không cần có sự ủy quyền của họ và được bồi thường khi xác định được NSDLĐ có vi phạm quyền lợi của NLĐ. Việc quy định này cùng với quy định về việc thương lượng tập thể là khâu bắt buộc trong việc giải quyết tranh chấp tập thể sẽ rất có ý nghĩa thực tiễn trong việc tạo cho cá nhân NLĐ có cơ hội được bảo vệ tốt hơn. Đồng thời, pháp luật cũng nên quy định công đoàn cấp trên cũng có quyền này, tương tự như công đoàn cơ sở.
- Quy định công đoàn chịu trách nhiệm về việc đình công bất hợp pháp. Hiện tại luật lao động chưa quy định nghĩa vụ này của công đoàn nhưng nếu có thì sẽ có ý nghĩa rất lớn bở vì nó thừa nhận vai trò nền tảng và lâu đời nhất của thỏa ước tập thể đó là văn kiện hòa bình của các bên trong quan hệ lao động và khuyến khích các bên thiết lập thỏa ước vì mục đích đó. Hơn nữa, việc quy định trách nhiệm này còn tạo ra áp lực nhất định cho công đoàn, buộc công đoàn giám sát thành viên chặt chẽ hơn, hoạt động tích cực hơn để bảo vệ lợi ích của thành viên và tránh để xảy ra đình công bất hợp pháp. Cụ thể, một khi thỏa ước tập thể đã được ký kết và có hiệu lực, công đoàn phải bảo đảm không để đình công xảy ra trong đơn vị mình. Nếu có đình công bất hợp pháp xảy ra, phía doanh nghiệp có quyền kiện công đoàn đòi bồi thường. Mức bồi thường cần được xác định cụ thể, tính đến cả thiệt hại vật chất và
thiệt hại phi vật chất và các yếu tố liên quan. Quy định này có nghĩa là bên lao động sẽ được đình công trong khoảng thời gian không có thỏa ước tập thể và vào thời điểm yêu cầu thương lượng không được đáp ứng và thương lượng tập thể đi vào bế tắc. Trong suốt những năm qua, hàng ngàn các cuộc biểu tình đã diễn ra nhưng không một cuộc đình công nào là hợp pháp, công đoàn luôn là người đứng ngoài cuộc và không có một vụ nào được sử dụng để hỗ trợ thương lượng tập thể.
Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thương lượng tập thể và các văn bản liên quan thì Việt nam cần đẩy nhanh quá trình chuẩn bị về mặt luật pháp và cơ chế để phê chuẩn và thực hiện các công ước của ILO về tự do lập hội và thương lượng tập thể, mà cụ thể là Công ước số 98 năm 1949 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Công ước số 87 năm 1948 về quyền tự do liên kết và việc bảo vệ quyền tổ chức. Quyền tự do công đoàn là một trong những quyền mang tính nền tảng và cơ bản nhất mà thiếu nó thì tất cả các quyền khác của NLĐ sẽ không thể được thực hiện đầy đủ. Việc phê chuẩn và thực hiện các công ước, khuyến nghị của ILO về thương lượng tập thể sẽ giúp hình thức thương lượng tập thể ngày càng phát triển, phát huy được hiệu quả và đem đến những lợi ích tích cực hơn đến quan hệ lao động ở Việt nam.