2.5. Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về thƣơng lƣợng
2.5.1. Về thành công
Thực tiễn thi hành pháp luật về thương lượng tập thể trong các doanh nghiệp Việt nam đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận thể hiện qua một số nội dung như:
Số lượng doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể tăng. Theo báo cáo tại hội nghị Tổng kết công tác quan hệ lao động năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam tổ chức, tính đến ngày 30/12/2014, đã có 70,91% đơn vị, doanh nghiệp ký kết được thỏa ước lao động tập thể. Trên địa bàn cả nước xảy ra 287 cuộc tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể, giảm 64 cuộc so với năm 2013 [45]. Chất lượng của thỏa ước lao động tập thể đã bước đầu đã đi vào thực chất, bao gồm nhiều điều khoản có lợi hơn so với luật cho NLĐ. Trong những năm gần đây, đa số công đoàn cơ sở các doanh nghiệp đã chủ động yêu cầu với người sử dụng lao động để thương lượng, ký kết, sửa đổi bổ sung thoả ước lao động tập thể. Một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả luôn duy trì việc ký kết thỏa ước với công đoàn cơ sở, thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh nghiệp. Nội dung thương lượng, ký kết có nhiều điểm có lợi hơn so với quy định của pháp luật như: chế độ hiếu hỷ, bảo đảm việc làm, mức lương cơ bản, chế độ nâng bậc lương, giảm giờ làm việc, bồi dưỡng sức khỏe, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, chế độ ăn giữa ca, tặng quà sinh nhật, khen thưởng, trợ cấp khó khăn đột xuất, chế
độ phúc lợi khác. Cụ thể tình hình thi hành pháp luật về thỏa ước lao động tập thể thông qua khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:
Trong khối doanh nghiệp nhà nước, khu vực đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khối doanh nghiệp nhà nước đạt mức khoảng hơn 30%/năm (34,72% (năm 2009) và đạt 32,4% (năm 2013)) tạo việc làm cho khoảng trên 1,2 triệu lao động [42]. Có thể nói doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ phần tương đối nhỏ trong nền kinh tế thị trường hiện này, năm 2012 chiếm 0.87% (4715/541103) [46] và giải quyết số lượng ít lao động trong thị trường lao động (tính đến thời điểm 1/7/2011, Việt nam có 51.326 nghìn người từ 15 tuổi trở lên thuộc LLLĐ [37]). Do có chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu là Nhà nước nên mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhà nước tương đối hài hòa và ổn định.
Biểu đồ 2.1: Đình công trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 1995 đến 2010
(Nguồn: Bộ Tư pháp (2012), Sổ tay pháp luật dành cho doanh nghiệp, NXB Tư pháp)
Theo thống kê thì có thể nói trong những năm gần đây số lượng đình công tại các doanh nghiệp nhà nước hầu như là ở tỷ lệ rất thấp hoặc hầu như không có. Điều này một phần là do các quyền lợi và lợi ích của NLĐ
được bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng thoả ước lao động tập thể đạt khoảng 25 - 30%, trong đó số doanh nghiệp nhà nước có thoả ước lao động tập thể đạt gần 100% [5].
Trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI),
một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có vai trò đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI), bình quân giai đoạn 2000 - 2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 20%. Doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh nghiệp (chiếm 17% số doanh nghiệp FDI) gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng 6,7%. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12/2013 trên 3,2 triệu người, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 92%, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài chiếm 8%, bình quân mỗi năm thu hút thêm 216,5 nghìn lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của nền kinh tế. Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP liên tục tăng dần qua các năm, đã đạt khoảng 20% GDP năm 2014 [34]. Với tỷ phần tương đối lớn trong khối doanh nghiệp (năm 2012 chiếm khoảng 22,75% (12312/541103)), đồng thời, cũng thu hút một số lượng lớn lực lượng lao động tham gia làm việc, khu vực FDI đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ lao động trong khu vực này này lại thường xuyên không ổn định. Theo bảng thống kê tại mục trên thì có thể thấy số lượng vụ đình công tại khu vực này tăng mạnh những năm gần đây và với số lượng cao hơn hẳn với khối doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là năm 2008, trong khi số lượng các vụ đình công tại các doanh nghiệp FDI là 584 vụ thì tại các doanh nghiệp dân doanh chỉ có hơn 130 vụ, còn doanh nghiệp nhà nước thì tỷ lệ rất thấp. Gần đây, theo thông tin từ một hội nghị tổng kết liên quan đến tình hình này do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hồi đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75,4% với 3.122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ... [32].
Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài này muốn thu hồi vốn nhanh, tối đa hóa lợi nhuận, tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách giảm lương và các lợi ích khác của NLĐ. Thời gian vừa qua các cuộc đình công thường xuyên xảy ra ở doanh nghiệp FDI, chủ yếu yêu cầu tăng lương, tăng phụ cấp và các khoản phụ trợ, nâng chất lượng bữa ăn. Mức lương bình quân của doanh nghiệp FDI trả cho công nhân thấp hơn cả doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, lương bình quân năm 2011 của các doanh nghiệp trong nước là 4,65 triệu đồng/tháng, trong khi doanh nghiệp FDI là 4,03 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, các lợi ích khác của NLĐ cũng không được bảo đảm dẫn đến NLĐ bất mãn như điều kiện vệ sinh an toàn lao động không bảo đảm, không đóng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thưởng lễ tết thấp, chế độ thai sản không được bảo đảm… Việc thực hiện pháp luật lao động nói chung và các quy định về thương lượng nói riêng không được bảo đảm.
Theo số liệu Báo cáo tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Bộ luật Lao động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì đến hết năm 2009, thì có 13.96% doanh nghiệp FDI có thỏa ước lao động tập thể trên tổng số 54%
doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể. Theo Báo cáo của Bộ Công thương tại Hội thảo thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm, doanh nghiệp được tổ chức vào tháng 4/2015 thì số doanh nghiệp trong ngành đã ký kết thỏa ước lao động tập thể chiếm 97,56, trong đó doanh nghiệp nhà nước có hơn 97% doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI có 87,9% và Công ty cổ phần có 88,7% doanh nghiệp đã ký kết thỏa ước lao động tập thể. Các bản thỏa ước lao động tập thể đã ký kết đều thông qua thương lượng, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề chủ yếu và có nhiều điểm có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật, như: Tiền lương, thưởng, trợ cấp đi lại, hỗ trợ nhà ở, bữa ăn ca... [43].
Tại Vĩnh Phúc, theo thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc, luỹ kế đến tháng 6 năm 2014 các khu công nghiệp Vĩnh Phúc có 110 doanh nghiệp hoạt động, sản xuất trong đó: doanh nghiệp FDI là 81; doanh nghiệp trong nước là 29 doanh nghiệp, sử dụng 37,981 lao động. Có 74 công đoàn cơ sở được thành lập trong đó các doanh nghiệp FDI là 58; doanh nghiệp trong nước là 16. Số doanh nghiệp có thỏa ước lao động là 44 chiếm 36,3%, số chưa có thỏa ước lao động là 70 chiếm 63,7% [30].
Như vậy có thể thấy rằng việc xây dựng thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp FDI có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp thực hiện thỏa ước lao động tập thể vẫn còn thấp, thấp hơn so với khối doanh nghiệp nhà nước và thấp trong tỷ lệ số lượng doanh nghiệp FDI có thỏa ước lao động tập thể.
Trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay, cả nước có khoảng trên
500 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Song, số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiến 29,6% và còn lại 65,7% là siêu nhỏ. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp gần 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân đã nộp cho Nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Do vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Với tầm quan trọng như trên thì mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 – 2015 của Nhà nước ta là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và phấn đấu đến ngày 31/12/2015, cả nước sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN); tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015… [38].
Có thể nói khối doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ phần lớn trong tổng số doanh nghiệp và thu hút phần lớn lực lượng lao động tham gia. Theo bảng thống kê trên thì có thể thấy số lượng vụ việc đình công có xu hướng tăng từ 1995 đến năm 2008, số lượng vụ đình công đứng sau khối doanh nghiệp FDI và hơn khối doanh nghiệp nhà nước với 138 vụ đình công. Từ năm 2008- 2010, số lượng vụ đình công tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm xuống một nửa chỉ còn khoảng 60 vụ vẫn thấp hơn rất nhiều so với khối FDI. Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay mặc dù chiếm số lượng lớn trên tổng số doanh nghiệp của cả nước nhưng số vốn lại chiếm số lượng nhỏ trong nên kinh tế và đang được đánh giá là gặp nhiều khó khăn trong xu thế hội nhập hiện nay do khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, cách thức quản lý và trình độ lực lượng lao động. Vì vậy việc nâng cao giá trị cạnh tranh cho khối
doanh nghiệp này thông qua việc phát triển mối quan hệ lao động hài hòa ổn định là vô cùng quan trọng.
Trong những năm qua, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chú trọng thực hiện các quy định của pháp luật lao động nói chung và thực hiện các quy định về thỏa ước lao động tập thể nói riêng, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa cao. Tại tỉnh Bắc Giang, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, số lượng doanh nghiệp đăng ký, hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không ngừng tăng, đến năm 2013 toàn tỉnh có 2.770 doanh nghiệp và 483 chi nhánh, văn phòng đại diện. Tại các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn, 100% doanh nghiệp nhà nước, 70,37% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 73,86 % doanh nghiệp ngoài nhà nước đã xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 120.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số lao động 1,2 triệu người, trong đó theo Cục Thống kê Hà Nội thì chỉ có 59.998 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn đăng ký bình quân khoảng 10 tỷ đồng và sử dụng từ 20 đến 200 lao động. Liên đoàn lao động Hà Nội đang quản lý 71 công đoàn cấp trên cơ sở với tổng số 6.060 công đoàn cơ sở và 419.344 đoàn viên công đoàn, trong đó khu vực ngoài nhà nước có 2.476 công đoàn cơ sở với 211.979 đoàn viên công đoàn và 21.465 cán bộ công đoàn cơ sở, hấu hết là bán chuyên trách.Tổng số doanh nghiệp có công đoàn cơ sở trên địa bàn năm 2010 là 2.380 doanh nghiệp, số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể là 1.224 doanh nghiệp (bằng 51,42%); năm 2011 có 2.598 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở, trong đó có 1.632 doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể (bằng 62,81%) [40].
Một trong những kết quả đáng ghi nhận trong quá trình thi hành pháp luật về thương lượng tập thể đó là việc thương lượng tập thể đã được thực
hiện đa dạng về hình thức không chỉ dừng lại ở việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tại doanh nghiệp mà đã thương lượng và ký kết thỏa ước lao động cấp ngành với nhiều điều khoản, nội dung có lợi cho NLĐ. Hai ví dụ điển hình trong thời gian gần đây đó là việc ký kết thỏa ước ngành dệt may và cao su. Tháng 4/2014, ngành dệt may đã chủ động thương lượng và ký thỏa ước lao động giữa Hiệp hội Dệt may và Công đoàn ngành dệt may Việt nam. Ngoài những nội dung có lợi hơn cho NLĐ như: Các doanh nghiệp thực hiện mức tiền lương tối thiểu trả cho NLĐ phải cao hơn ít nhất 3% so với mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định; tiền lương của người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với tiền lương của người làm việc trong điều kiện lao động bình thường cùng nhóm; xét nâng lương cho NLĐ được tiến hành hàng năm theo quy chế của doanh nghiệp và hệ thống thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã gửi với cơ quan nhà nước về lao động cấp huyện, nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động; chế độ ăn giữa ca, tổng giá trị thành tiền chi phí cho một suất ăn giữa ca thấp nhất bằng 0.5% mức tiền lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định; tiền lương tháng 13 được tính bằng mức bình quân tiền lương cơ bản cộng với các khoản phụ của NLĐ trong năm…Nội dung thỏa ước lao động tập thể ngành ký kết lần này có thêm một số điểm mới, như: tất cả các đơn vị phải tự xây dựng và ban hành thang, bảng lương theo quy định của Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14.5.2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương và các thông tư hướng dẫn thực hiện. Trong khi trước đây trên 80% số đơn vị tham gia thỏa ước lao động ngành vẫn áp dụng hệ thống thang, bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ- CP, số còn lại đã tự xây dựng và ban hành thang, bảng lương. Mức ăn giữa ca