Đặc điểm dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam (Trang 30 - 32)

1.2. Dân tộc thiểu số

1.2.3. Đặc điểm dân tộc thiểu số

DTTS thƣờng đƣợc nhận biết thông qua những đặc trƣng chủ yếu sau đây: + Có chung một phƣơng thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trƣng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.

+ Có thể cƣ trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cƣ trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nƣớc.

+ Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, tình cảm...

+ Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).

Nhƣ vậy, cộng đồng ngƣời ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đủ các đặc trƣng trên, các đặc trƣng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời mỗi đặc trƣng có một vị trí xác định. Sự tổng hợp các đặc trƣng nêu trên làm cho các cộng đồng dân tộc đƣợc đề cập ở đây- về thực chất là một cộng đồng xã hội- tộc ngƣời, trong đó những nhân tố tộc ngƣời đan kết, hoà quyện vào các nhân tố xã hội. Điều đó làm cho khái niệm dân tộc khác với các khái niệm sắc tộc, chủng tộc- thƣờng chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn màu da.

Nghiên cứu khái niệm và các đặc trƣng của dân tộc cần thấy rằng khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi vì, dân tộc ra đời trong một quốc gia nhất định, thông thƣờng thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia- chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau.

Nếu nhƣ cộng đồng thị tộc (trong xã hội nguyên thuỷ) mang tính thuần tuý tộc ngƣời, trong đó quan hệ huyết thống còn đóng vai trò chi phối tuyệt đối, thì ở cộng đồng bộ lạc và liên minh bộ lạc (xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ) đã xuất hiện dƣới dạng đầu tiên những thiết chế chính trị- xã hội, trong đó những quan hệ tộc ngƣời xen với những quan hệ chính trị- xã hội. Cộng đồng bộ tộc xuất hiện vào thời kỳ xã hội có sự phân chia rõ rệt hơn về giai cấp và sau đó là sự xuất hiện nhà nƣớc - quốc gia. Từ đây, sự cố kết bộ tộc là nhân tố quan trọng trong sự hình thành và củng cố quốc gia. Ngƣợc lại, sự hình thành, củng cố quốc gia là điều kiện có ý nghĩa quyết định sự củng cố và phát triển của cộng đồng bộ tộc, là sự chuẩn bị quan trọng nhất để cộng đồng bộ tộc chuyển lên một hình thức cao hơn, tức là dân tộc.

Tính tộc ngƣời và tính chính trị- xã hội đó ghi đậm vào tâm trí của đông đảo dân cƣ ý thức gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân tộc, với nhà nƣớc, quốc gia. Tình cảm đối với dân tộc hoà nhập vào tình cảm đối với Tổ quốc và trở thành một trong những giá trị thiêng liêng, bền vững của nhiều thế hệ con ngƣời ở nhiều dân tộc, quốc gia. Tình cảm ấy xuất hiện và đƣợc củng cố trong quá trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu dài, trở thành nét truyền thống đặc sắc của các dân tộc, quốc gia đó.

Nhận thức vấn đề này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Bởi vì, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới- từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thƣợng tầng và các quan hệ xã hội không thể thiếu nội dung cải tạo, xây dựng cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ dân tộc. Ngƣợc lại, việc cải tạo, xây dựng cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ dân tộc không thể tách rời công cuộc cải tạo, xây dựng toàn diện xã hội mà trƣớc hết là xây dựng chế độ chính trị- xã hội, xây dựng nhà nƣớc theo con đƣờng tiến bộ.

dân tộc tồn tại lâu dài trong một cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc. Nhân tố dân tộc đó đƣợc biểu hiện nổi bật nhất trong văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tâm lý và tình cảm, chúng hoà quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc, là căn cứ chủ yếu để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Điều đó đòi hỏi nhà nƣớc trong khi hoạch định và thực hiện mọi chính sách chung của quốc gia, cần chú ý đến tính đặc thù của cộng đồng gồm nhiều dân tộc, hơn nữa, cần có những chính sách riêng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng mang tính đặc thù của từng dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)