3.3. Một số giải pháp kiến nghị
3.3.1. Nhóm các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về bảo đảm quyền của DTTS
Hiến pháp 2013 (tại điều 5) đã khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nƣớc Việt Nam về DTTS. Đồng bào các DTTS là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Nhà nƣớc có chính sách đảm bảo mọi quyền của đồng bào các DTTS.
Hiện nay văn bản cao nhất quy định chuyên biệt về công tác dân tộc mới ở hình thức Nghị định của Chính phủ (Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc), chƣa có Luật về Công tác dân tộc do Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc ban hành. Do đó, trong thời gian tới việc xây dựng và thông qua Luật dân tộc là hết sức cần thiết. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo quyền của DTTS. Việc xây dựng Luật dân tộc là phù hợp với đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc ta, đồng thời phù hợp với xu hƣớng của thời đại, việc thể chế hóa các quyền của DTTS bằng luật pháp đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.
Để đảm bảo chính sách của Nhà nƣớc, cũng nhƣ để phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt là tại những điều ƣớc quốc tế mà nƣớc ta là thành viên, nhất là những điều ƣớc liên quan đến quyền của DTTS, khi xây dựng “Luật dân tộc” cũng nhƣ ở các văn bản pháp lý khác liên quan đến DTTS, chúng ta cần:
3.3.1.1. Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước và Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ mới
Tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc tại Nghị quyết 24/NQ-TW/2003- Nghị quyết Trung ƣơng 7 về Công tác dân tộc của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa IX; Hiến pháp 2013; Chiến lƣợc công tác
dân tộc đến năm 2020 (Thủ tƣớng chính phủ ký ban hành tại quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013); Chƣơng trình hành động thực hiện Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 4/12/2013; Đề án tăng cƣờng hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013; Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc; Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam lần thứ nhất 5/2010 và Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005.
- Nhất quán chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, tƣơng trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc, đảm bảo ổn định, phát triển và hội nhập. Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS. Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc. Đảm bảo huy động mọi nguồn lực đầu tƣ để phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, trong đó ngân sách Nhà nƣớc là chủ yếu. Phát triển vùng DTTS bền vững, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng đất nƣớc.
- Đảm bảo các chính sách dân tộc, trong đó trọng tâm là các chính sách: chính sách cán bộ ngƣời DTTS; chính sách phát triển giáo dục đào tạo; chính sách phát triển kinh tế; chính sách thu hút đầu tƣ; chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; chính sách y tế, dân số; chính sách thông tin truyền thông; chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; chính sách bảo vệ môi trƣờng sinh thái; chính sách đối với ngƣời có uy tín; chính sách quốc phòng an ninh.
cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ là ngƣời DTTS. Đảm bảo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng sử dụng, đãi ngộ cán bộ là ngƣời DTTS. Hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo là ngƣời DTTS có năng lực, trình độ, trí tuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đảm bảo hợp lý tỉ lệ cán bộ là ngƣời DTTS trong các cơ quan Nhà nƣớc các cấp và trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, ƣu tiên việc sử dụng cán bộ tại chỗ, cán bộ trẻ, cán bộ nữ.
+ Chính sách giáo dục đào tạo: Đảm bảo phát triển mạng lƣới các trƣờng, cơ sở đào tạo, các loại hình đào tạo ở vùng DTTS và miền núi để tập trung đào tạo con em DTTS. Đảm bảo các chính sách đặc thù về giáo dục đào tạo đối với DTTS: Chính sách cử tuyển vào học tại các trƣờng Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, chất lƣợng và hiệu quả hệ thống các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học; thành lập Học viện dân tộc; chính sách hỗ trợ phù hợp cho học sinh, sinh viên DTTS. Đảm bảo việc dạy và học ngôn ngữ DTTS và văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS vào chƣơng trình giảng dạy ở hệ thống các trƣờng, cơ sở giáo dục phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.
+ Chính sách phát triển kinh tế: Đảm bảo việc phát triển kinh tế- xã hội, kết cấu hạ tầng vùng DTTS, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, phát triển mọi mặt đời sống vật chất của DTTS, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cƣờng của các dân tộc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS, sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Có chính sách hỗ trợ đặc thù kịp thời những DTTS, địa bàn đặc biệt khó khăn để phát triển kinh tế- xã hội, ổn định và phát triển.
tƣ vào vùng DTTS từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc phù hợp với Luật đầu tƣ. Có chính sách ƣu tiên đặc biệt khi đầu tƣ vào vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề, sử dụng lao động là ngƣời DTTS, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng.
+ Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa: Có chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tín ngƣỡng, phong tục tập quán tốt đẹp của các DTTS, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu. Có chính sách hỗ trợ, bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết, việc đầu tƣ giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa đã đƣợc xếp hạng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các DTTS.
+ Chính sách y tế, dân số: Đảm bảo nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế phục vụ đồng bào DTTS, các DTTS đƣợc sử dụng các dịch vụ y tế của Nhà nƣớc. Đảm bảo chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào DTTS; chính sách hỗ trợ các cơ sở khám chữ bệnh, y tế dự phòng từ thôn bản; chính sách gìn giữ, bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và khám chữ bệnh cổ truyền đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận; chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lƣợng dân số đồng bào DTTS.
+ Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý: Có chính sách đảm bảo các DTTS đƣợc hƣởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2006 từ các Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nƣớc, tổ chức luật sƣ và các cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý khác, qua đó giúp ngƣời DTTS bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp
phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
+ Chính sách thông tin, truyền thông: Có chính sách đảm bảo mọi đồng bào DTTS đƣợc tiếp cận hệ thống thông tin, truyền thông đại chúng của Nhà nƣớc, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mạng lƣới hệ thống thông tin truyền thông đến tận thôn, bản, sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
+ Chính sách bảo vệ môi trƣờng sinh thái: Có chính sách đảm bảo môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng sống, môi trƣờng sản xuất của DTTS. Có chính sách sử dụng hợp lý, bền vững đối với tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng gắn với môi trƣờng sống, môi trƣờng sản xuất của DTTS, giảm thiểu những tác động tới môi trƣờng của những công trình, dự án trong vùng DTTS.
+ Chính sách đối với ngƣời có uy tín: Có chính sách đặc thù đối với ngƣời có uy tín trong đồng bào DTTS để họ phát huy, vai trò, ảnh hƣởng của mình, vận động đồng bào các DTTS thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc phát triển kinh tế- văn hóa xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Chính sách quốc phòng an ninh: Đồng bào các DTTS sinh sống chủ yếu ở khu vực cao nguyên, miền núi, biên giới, đây là vùng “phên dậu” của Tổ quốc, là vùng chiến lƣợc có ý nghĩa đặc biệt đối với an ninh quốc phòng. Do đó, cần có chính sách an ninh quốc phòng trong vùng DTTS để mỗi đồng bào các DTTS góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nƣớc, bảo vệ đƣờng biên giới quốc gia, an ninh chính trị tại địa bàn, tăng cƣờng quan hệ hữu nghị với các nƣớc láng giềng.
- Quán triệt quan điểm về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân tộc, tôn giáo tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hƣớng đến năm 2020, theo hƣớng tăng cƣờng đoàn kết đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc. Thể chế hóa toàn diện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ, cùng phát triển của cộng đồng các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, đảm bảo quyền của công dân về tự do tín ngƣỡng, phát huy những mặt tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo để kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm tổn hại an ninh quốc gia.
3.3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp giữa luật pháp trong nước với luật pháp quốc tế về nhân quyền, ghi nhận tại các văn kiện quốc tế về nhân quyền nói
chung và văn kiện về quyền của ngƣời DTTS nói riêng trong khuôn khổ Liên hợp quốc và khu vực ASEAN, trong đó có những văn kiện mà Việt Nam là thành viên. Có thể liệt kê các văn kiện quốc tế quan trọng có liên quan sau: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948; Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (lƣu ý điều 27); Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa xã hội 1966; Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc 1965; Tuyên bố về quyền của những nhóm ngƣời thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ 1992; Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa 2007... Nội dung của những văn kiện này cần đƣợc xem xét một cách nghiêm túc nhằm nội luật hóa vào hệ thống pháp luật trong nƣớc theo đúng cam kết của Việt Nam, phù hợp với đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc ta.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải quan tâm tới những khuyến nghị, bình luận của Hội đồng nhân quyền và Văn phòng cao ủy nhân quyền của LHQ, những bình luận, khuyến nghị của các Ủy ban giám sát thực hiện các công ƣớc. Những khuyến nghị này phải đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, xem xét, có sự tham gia của các chuyên gia. Đáng chú ý: Bình luận chung số 18 của Ủy ban giám sát thực hiện ICCPR Phiên họp thứ
37 (năm 1989); Bình luận chung số 20 của Ủy ban giám sát thực hiện ICESCR- phiên họp thứ 42 năm 2009 về nguyên tắc không phân biệt đối xử, bình đẳng trƣớc pháp luật; Nhận định chung số 23 của Ủy ban giám sát thực hiện ICCPR về giải thích Điều 27- Công ƣớc ICCPR thông qua tại phiên họp lần thứ 55 năm 1994;...
Mới đây nhất là Kết luận quan sát của Ủy ban về xóa bỏ phân biệt chủng tộc (CERD) tại cuộc họp thứ 2159 ngày 6/3/2012 sau khi Ủy ban xem xét báo cáo định kỳ của Chính phủ Việt Nam về việc thực hiện Công ƣớc CERD. Những nội dung trong bản kết luận này chúng ta cần quan tâm xem xét khi xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nƣớc. Những nội dung tích cực đã đƣợc Ủy ban hoan nghênh, đánh giá cao nhƣ: Việc thông qua Luật Cƣ trú (2006); Luật Bình đẳng giới (2006); Luật Quốc tịch (2008); thành lập Hội đồng dân tộc theo Luật tổ chức Quốc hội (2002); Việc thực hiện Chƣơng trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội đối với các xã khó khăn đặc biệt (1998- 2010) và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo (2006-2010); Việc thực hiện Quyết định 82/2010/QĐ-TTg Quyết định 134/2004/QĐ- TTg và Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về các biện pháp đặc biệt đối với các DTTS nghèo nhất trong lĩnh vực nhà ở, giáo dục và học tập ngôn ngữ; Việc phân bổ 100 tỷ đồng Việt Nam từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ các nhóm DTTS, cụ thể là Si La, Pu Péo, Ơ đu, Brâu và Rơmăm;...
Đặc biệt bản Kết luận của Ủy ban CERD cũng đƣa ra những "khuyến nghị đối với Việt Nam" mà chúng ta cần quan tâm là: (1) Ủy ban khuyến cáo quốc gia lồng ghép Công ƣớc vào luật pháp nƣớc mình, bên cạnh những điều khác, thông qua một đạo luật chống phân biệt đối xử toàn diện bao gồm một định nghĩa phân biệt chủng tộc theo quy định của đoạn 1, Điều 1 của Công ƣớc và bao gồm tất cả các quyền đƣợc bảo vệ bởi Công ƣớc; (2) Ủy ban khuyến nghị rằng Việt Nam tăng cƣờng nỗ lực để làm cho Công ƣớc đƣợc
biết đến rộng rãi hơn, đặc biệt thông qua các khóa tập huấn và hội thảo cho cơ quan tƣ pháp, thúc đẩy áp dụng Công ƣớc bởi các tòa án. Quốc gia thành viên nên cập nhật các vụ việc minh họa cho việc áp dụng Công ƣớc trong báo cáo định kỳ tiếp theo; (3) Uỷ ban lấy làm tiếc về việc thiếu một cơ chế khiếu nại toàn diện, hiệu quả và độc lập tại quốc gia (Các điều 2, 4, 5 và 6); (4) Ủy ban cũng khuyến cáo, phù hợp với quy định của Khuyến nghị chung số 15 (1993), rằng Quốc gia tiến hành việc đánh giá toàn diện pháp luật hiện hành, làm cho nó phù hợp đầy đủ với quy định của Điều 4 (a) và (b) của Công ƣớc, và xem xét sửa đổi Điều 87 của Bộ luật hình sự để làm rõ rằng mục đích chính của nó là để bảo vệ DTTS và những ngƣời khác dễ bị phân biệt đối xử; (5) Ủy ban khuyến khích Quốc gia thành viên nhanh chóng thành lập và cung cấp đủ tài