Nhóm các giải pháp về cơ chế thực thi pháp luật đảm bảo quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam (Trang 112 - 114)

3.3. Một số giải pháp kiến nghị

3.3.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế thực thi pháp luật đảm bảo quyền

quyền của DTTS

Xác định công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo các quyền các DTTS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cơ quan, ban ngành từ trung ƣơng tới địa phƣơng, trong đó vai trò nòng cốt thuộc trách nhiệm của cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội và Chính phủ đã có hệ thống tổ chức thống nhất từ trung ƣơng xuống cơ sở. Giữa các cơ quan cần có cơ chế phối hợp trong việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về việc đảm bảo các quyền của DTTS.

Một số giải pháp về cơ chế đảm bảo thực thi chính sách, pháp luật về DTTS mà các cơ quan, tổ chức cần quán triệt thực hiện trong thời gian tới là:

- Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vận động đồng bào tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trƣơng, chính

sách của Đảng và Nhà nƣớc. Tích cực, chủ động xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cƣờng, nỗ lực vƣơn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nƣớc. Cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội từ trung ƣơng xuống địa phƣơng cần quán triệt, tuyên truyền để mỗi cán bộ và nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn địa bàn DTTS và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc ta về dân tộc. - Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đàm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợng để làm tốt công tác tham mƣu cho cấp uỷ, chính quyến địa phƣơng trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tiếp tục đổi mới công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của ngành công tác dân tộc. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, chú trọng bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quy hoạch, bồi dƣỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của vùng dân tộc và miền núi, vì vậy cần quan tâm đến chất lƣợng giáo dục và đào tạo, chất lƣợng chăm sóc sức khỏe đồng bào. Thành lập Học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi. Ƣu tiên bảo đảm nguồn lực cho thực hiện các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo đƣợc ban hành. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tƣ, phát triển, trƣớc hết tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn (vùng “lõi nghèo”), tránh đầu tƣ dàn trải, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh việc phân cấp cho cơ sở, công khai các chính sách, chƣơng trình, dự án, vốn đầu tƣ,... để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.

- Điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hƣớng xây dựng chƣơng trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn. Thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc.

- Xây dựng, củng cố toàn diện, đồng bộ và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc và miền núi. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng cán bộ là ngƣời DTTS tại chỗ. Tăng cƣờng công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm “nóng” về an ninh, trật tự ở vùng dân tộc và miền núi.

- Chăm lo xây dựng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc. Từng bƣớc xây dựng tiến tới hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc và miền núi. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi đƣợc hƣởng thụ những thành tựu của sự phát triển do công cuộc đổi mới đem lại.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trƣơng, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc, việc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật các cấp, đặc biệt là ở cơ sở. Có cơ chế khuyến khích ngƣời dân, các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia vào kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án ở vùng đồng bào DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)