CERD ghi nhận "quyền tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình" của DTTS tại Điều 5 (d, ix). Tiếp đó, Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 1992 quy định:
Những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số có quyền thành lập và duy trì các hội riêng của họ (Điều 2 (4)). Những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số có quyền thành lập và duy trì mà không có bất kỳ sự phân biệt nào các cuộc tiếp xúc tự do và hòa bình với các thành viên khác của nhóm và với những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số khác cũng nhƣ các cuộc tiếp xúc qua biên giới với các công dân của các quốc gia khác mà họ có quan hệ về dân tộc hay sắc tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ (Điều 2 (5)).
Quyền tự do lập hội (freedom of association), cùng với quyền tự do hội họp một cách hòa bình, đầu tiên đƣợc ghi nhận trong Điều 20 UDHR. Ngoài việc quy định mọi ngƣời đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách hoà
bình, Điều 20 còn nêu rõ (trong Khoản 2), không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào.
Điều 22 ICCPR tái khẳng định và cụ thể hóa quy định về quyền tự do lập hội trong Điều 20 UDHR, trong đó nêu rõ: Mọi ngƣời có quyền tự do lập hội với những ngƣời khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của ngƣời khác. Điều này không ngăn cản việc đặt ra những hạn chế hợp pháp trong việc thực hiện quyền này đối với những ngƣời làm việc trong các lực lƣợng vũ trang và cảnh sát.
Ủy ban quyền con ngƣời HRC hiện chƣa có bình luận chung nào đề cập đến nội dung Điều 22, tuy nhiên, từ nội dung của nó, có thể thấy quyền này bao gồm cả ba khía cạnh: (i) Lập ra các hội mới, (ii) Gia nhập các hội đã có sẵn và (iii) Điều hành các hội, bao gồm cả việc tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động.
Theo các chuyên gia, quyền tự do lập hội bổ sung cho quyền tự do hội họp hòa bình quy định ở Điều 21 ICCPR. Cần lƣu ý rằng, tƣơng tự nhƣ quyền tự do hội họp hòa bình, quyền tự do lập hội không phải là quyền tuyệt đối, bởi nó cho phép các quốc gia có thể đƣa ra những hạn chế trong việc thực hiện quyền này, miễn là phải dựa trên những quy định của Công ƣớc.
2.4.9. Quyền tự do đi lại, cư trú
Tại Điều 5 CERD quy định DTTS có "Quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia" (d (i)); "Quyền được xuất cảnh khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả nước mình, và quay trở lại nước mình" (d (ii)).
Quyền tự do đi lại, cƣ trú trƣớc hết đƣợc đề cập trong Điều 13 UDHR, trong đó nêu rằng: Mọi ngƣời đều có quyền tự do đi lại và tự do cƣ trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Mọi ngƣời đều có quyền rời khỏi bất kỳ nƣớc
nào, kể cả nƣớc mình, cũng nhƣ có quyền trở về nƣớc mình. Quy định này sau đó đƣợc tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 12 và 13 ICCPR. Theo Điều 12 ICCPR thì bất cứ ai cƣ trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cƣ trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Mọi ngƣời đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nƣớc nào, kể cả nƣớc mình. Không ai bị tƣớc đoạt một cách tuỳ tiện quyền đƣợc trở về nƣớc mình (các Khoản 1,2,4). Nhìn tổng quát, có thể thấy rằng Điều này đã đề cập đến bốn dạng tự do cụ thể có mối liên hệ gắn kết với nhau, bao gồm: Tự do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; Tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; Tự do đi khỏi bất kỳ nƣớc nào, kể cả nƣớc mình; Tự do trở về nƣớc mình.
Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 12, quyền tự do đi lại và cƣ trú không phải là một quyền tuyệt đối (absolute right), mà có thể bị hạn chế nếu do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của ngƣời khác, và phải phù hợp với những quyền khác đƣợc ICCPR công nhận.
Về Điều 12 ICCPR, bên cạnh những khía cạnh đã đƣợc nêu cụ thể, trong Bình luận chung số 27 thông qua tại phiên họp lần thứ 67 (1999), Ủy ban quyền con ngƣời HRC đã phân tích thêm một số nội dung của quyền này [33] khẳng định tự do đi lại là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển tự do của cá nhân; các quốc gia có thể đặt ra những giới hạn nhất định về quyền tự do đi lại, tuy nhiên những giới hạn đặt ra không đƣợc làm vô hiệu nguyên tắc tự do đi lại, và phải dựa trên những căn cứ quy định trong Khoản 3 Điều 12 và phải phù hợp với các quyền khác đƣợc ICCPR công nhận (Đoạn 2); quyền này không chỉ đƣợc áp dụng với các công dân mà còn với ngƣời nƣớc ngoài đang cƣ trú hoặc hiện diện hợp pháp trên lãnh thổ nƣớc khác.
Nhƣ vậy, cùng với các quyền dân sự, chính trị khác, quyền tự do đi lại là một trong những quyền cơ bản, quan trọng không thể thiếu của ngƣời
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 3.1. Quy định của pháp luật về quyền của người dân tộc thiểu số
Quyền của ngƣời DTTS đƣợc quy định một cách rộng rãi ở nhiều văn bản luật khác nhau trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, từ Hiến pháp đến các Bộ luật, luật, pháp lệnh và các văn bản dƣới luật của Chính phủ, thông tƣ của các Bộ, ban ngành. Đến nay, Quốc hội chƣa có một văn bản luật chuyên biệt nào về DTTS (Hiện nay ta đang thực hiện đề án xây dựng Luật Dân tộc).
Nhằm đáp ứng nhiệm vụ công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, ngày 12/3/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 449/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: Phát triển kinh tế- xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng đặc biệt khó khăn; từng bƣớc hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học vùng DTTS; phát triển nguồn nhân lực DTTS; Tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ là ngƣời DTTS; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng. Ngày 4/12/2013, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 2356/QĐ- TTg quyết định ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020, mục tiêu xây dựng các chƣơng trình, chính sách, dự án, đề án cụ thể để triển khai những nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lƣợc và tổ chức thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của Chiến lƣợc công tác dân tộc đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ. Nhằm tăng cƣờng
hợp tác thu hút các nguồn lực vốn đầu tƣ, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các nƣớc, tổ chức quốc tế… hỗ trợ đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội cho vùng DTTS, ngày 14/11/2013, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 2214/QĐ- TTg phê duyệt Đề án tăng cƣờng hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
- Hiến pháp: Trong tất cả các bản Hiến pháp của nƣớc ta đều có những điều khoản khẳng định quyền của ngƣời DTTS, khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nƣớc ta về vấn đề DTTS. Quyền của các DTTS đƣợc Nhà nƣớc ta quan tâm đặc biệt, khẳng định trang trọng trong các bản Hiến pháp. Hiến pháp 2013- hiến pháp hiện hành của nƣớc ta ghi nhận tại Điều 5. Có thể thấy rằng các bản Hiến pháp đã khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các DTTS là bộ phận không thể tách rời, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, tƣơng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nhà nƣớc có những chính sách đặc thù để các DTTS phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Các Bộ luật, luật, pháp lệnh:
+ Bộ luật dân sự 2005, tại Điều 5 khẳng định nguyên tắc bình đẳng: Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không đƣợc lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngƣỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Tại điều 8: Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, trong đó khẳng định Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái, mỗi ngƣời vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi ngƣời và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Đồng bào các DTTS đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình;....
Nhƣ vậy, Bộ luật dân sự ngoài khẳng định nguyên tắc bình đẳng trong các quan hệ dân sự còn ghi nhận đồng bào các DTTS đƣợc tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia các quan hệ dân sự nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS.
+ Tƣơng tự, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Sửa đổi, bổ sung 2011), khẳng định nguyên tắc Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự tại Điều 8. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình khi tham gia tố tụng dân sự- Điều 20.
+ Bộ luật lao động 2012, tại Điều 8 quy định hành vi phân biệt đối xử về dân tộc là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó, trong chính sách của Nhà nƣớc hỗ trợ phát triển việc làm (Điều 12) quy định Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ ngƣời sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là ngƣời dân tộc ít ngƣời để giải quyết việc làm.
+ Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) ngay tại Điều 1 khẳng định Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc"... Điều 3 (2)- Nguyên tắc xử lý “… Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội….”. Tại điều 87- Tội phá
hoại chính sách đoàn kết, quy định một trong những hành vi có thể bị trừng trị bằng hình phạt tù đến 15 năm, đó là: "Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam".
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội (Điều 5). Ngoài ra, cũng giống nhƣ Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng ghi nhận quyền đƣợc sử dụng tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS trong tố tụng hình sự (Điều 24).
+ Luật quốc tịch 2008 khẳng định quyền có quốc tịch của đồng bào các DTTS, "Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam" (Điều 2).
+ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội 1997 (sửa đổi bổ sung 2001) khẳng định nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo... trong quyền bầu cử và quyền ứng cử đại biểu Quốc hội (Điều 2). Để đảm bảo quyền tham chính của ngƣời DTTS, Luật bầu cử đại biểu quốc hội có quy định nhằm đảm bảo tỉ lệ đại biểu Quốc hội là ngƣời DTTS tại Điều 10. Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 cũng có quy định tƣơng tự tại Điều 2, Điều 14.
+ Luật cán bộ, công chức 2008 điều chỉnh các quan hệ về bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức. Trong Mục 2- Tuyển dụng công chức, khẳng định quyền bình đẳng của mọi công dân trong tuyển dụng công chức. Đáng chú ý, trong nguyên tắc tuyển dụng công chức tại điều 38 quy định rõ: "Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số". Ngoài ra, tại điều 63 về bầu cử, tuyển dụng, đào tạo,
bồi dƣỡng, cán bộ, công chức cấp xã có quy định: "2. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển".
+ Luật giáo dục 2005 (Sửa đổi bổ sung 2009), khẳng định học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mọi công dân, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngƣỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập… Nhà nƣớc ƣu tiên, tạo điều kiện cho con em DTTS, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi, ngƣời tàn tật,
khuyết tật và đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình (Điều 10). Luật giáo dục có nhiều quy định nhằm đảm bảo quyền đƣợc giáo dục của đồng bào DTTS thể hiện ở nhiều nội dung ƣu đãi khác nhau (Điều 89, 90). Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS đƣợc thực hiện theo quy định của Chính phủ (Điều 7)…
+ Luật khám, chữa bệnh 2009, khẳng định đối tƣợng là ngƣời DTTS là một trong số những đối tƣợng đƣợc ƣu tiên trong chính sách khám, chữa bệnh của Nhà nƣớc (Điều 4), theo đó Nhà nƣớc quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào DTTS, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Luật trợ giúp pháp lý 2006 quy định ngƣời DTTS là đối tƣợng đƣợc ƣu tiên trong các hoạt động trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nƣớc, tổ chức luật sƣ và các cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý khác.
+ Luật đầu tƣ 2014, quy định địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn là địa bàn đƣợc khuyến khích đầu tƣ và đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi khi tiến hành các hoạt động đầu tƣ vào vùng này.
+ Luật di sản văn hóa 2001, quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, Nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sƣu tầm, bảo quản,