Một vấn đề cần đƣợc làm rõ khi đề cập đến quyền của ngƣời DTTS, đó là xác định phạm vi quyền của họ. Vấn đề này có ý nghĩa trong việc thúc đẩy việc ghi nhận và bảo vệ quyền của ngƣời thiểu số một cách đúng đắn, tránh những quan ngại cho các quốc gia thành viên liên quan đến vấn đề chính trị và chủ quyền quốc gia.
Nhƣ đã đề cập trên đây, điều khoản quan trọng ghi nhận quyền của ngƣời thiểu số đƣợc quy định tại Điều 27-ICCPR. Đây cũng là cơ sở để Đại hội đồng LHQ xây dựng và thông qua Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về chủng tộc hoặc dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ năm 1992- Văn kiện chuyên biệt về quyền của những nhóm ngƣời thiểu số.
Theo Điều 27- ICCPR, ở các quốc gia có các nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, những thành viên của các nhóm thiểu số đó, cùng với các thành viên khác của cộng đồng mình, không bị khƣớc từ quyền có đời
sống văn hóa riêng, quyền đƣợc theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền đƣợc sử dụng ngôn ngữ riêng của họ. Có thể thấy rằng, quy định trên đây thực chất chỉ nhằm vào một vấn đề chung là bảo tồn bản sắc theo nghĩa rộng nhằm chống sự đồng hóa các nhóm thiểu số.
Ủy ban nhân quyền (HRC)- Cơ quan thành lập nhằm giám sát việc thực hiện ICCPR, trong Nhận định chung số 23 giải thích Điều 27- ICCPR thông qua tại phiên họp lần thứ 55 năm 1994 đƣa ra khuyến nghị có liên quan sau [31]:
- Điều 27- ICCPR đã xác lập một quyền của riêng các nhóm thiểu số (quyền của nhóm), mà có tính chất khác với các quyền cá nhân đƣợc ghi nhận trong công ƣớc (đoạn 1). Tuy nhiên, quyền của ngƣời thiểu số không trùng lặp với quyền tự quyết dân tộc đƣợc nêu ở Điều 1.
- Cần phân biệt với quyền tự quyết dân tộc nêu ở Điều 1 Công ƣớc. Sự khác nhau giữa quyền tự quyết dân tộc nêu ở Điều 1 và các quyền của ngƣời thiểu số nêu ở Điều 27 là ở chỗ, quyền tự quyết dân tộc là quyền tập thể của cả dân tộc, đƣợc quy định trong một phần riêng của ICCPR, và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định thƣ tùy chọn của Công ƣớc; trong khi các quyền nêu ở Điều 27 là quyền của các cá nhân thành viên của các nhóm thiểu số, đƣợc quy định trong phần chung về các quyền cá nhân của ICCPR, và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định thƣ tùy chọn của Công ƣớc (đoạn 3).
- Việc bảo đảm các quyền của ngƣời thiểu số nêu ở Điều 27 không làm tổn hại đến chủ quyền hay toàn vẹn lãnh thố của một quốc gia thành viên.
- Các quyền đƣợc bảo vệ theo Điều 27 cũng không đồng nhất với những quyền đƣợc bảo vệ theo Điều 2(1) và Điều 26. Cụ thể, quyền không bị phân biệt đối xử quy định trong Điều 2(1) và quyền bình đẳng trƣớc pháp luật quy định ở Điều 26 đƣợc áp dụng cho tất cả các cá nhân ở trong lãnh thổ hoặc nằm trong phạm vi tài phán của một quốc gia, bất kể họ thuộc vào cộng đồng thiểu số hay không, trong khi các quyền quy định ở Điều 27 chỉ áp dụng với
những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số. Liên quan đến vấn đề này, một số quốc gia thành viên tuyên bố rằng họ không phân biệt về các lĩnh vực dân tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo khi áp dụng các Điều 2(1) và Điều 26 và nhầm lẫn rằng nhƣ vậy có nghĩa là họ không có vấn đề gì cần làm thêm liên quan đến quyền của các nhóm thiểu số (đoạn 4).
- Các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong Điều 27 chỉ rõ rằng những ngƣời cần đƣợc bảo vệ là những ngƣời thuộc một nhóm và có cùng một nền văn hóa, tín ngƣỡng và cùng một ngôn ngữ. Thêm vào đó, những thuật ngữ này cũng chỉ rõ rằng các cá nhân cần đƣợc bảo vệ không nhất thiết phải là công dân của một quốc gia thành viên. Vì vậy, một quốc gia thành viên không thể tự giới hạn việc áp dụng các quyền trong Điều 27 cho những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số là công dân của nƣớc mình mà thôi. Nói cách khác, bên cạnh các nhóm thiểu số đồng thời là công dân, quốc gia thành viên phải bảo đảm các quyền quy định trong Điều 27 đƣợc áp dụng với các nhóm thiểu số khác nhƣ ngƣời lao động di trú, khách du lịch nƣớc ngoài... (đoạn 5).
- Quyền của các cá nhân thuộc một nhóm thiểu số đƣợc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng mình không đồng nhất với các quyền khác về ngôn ngữ đƣợc ghi nhận trong ICCPR. Đặc biệt, quyền này phải đƣợc phân biệt với quyền tự do ngôn luận nêu ở Điều 19. Quyền tự do ngôn luận ở Điều 19 áp dụng cho tất cả mọi ngƣời, bất kể họ thuộc về nhóm thiểu số nào hay không, trong khi quyền về ngôn ngữ trong Điều 27 chỉ áp dụng với thành viên của các nhóm thiểu số cụ thể. Quyền sử dụng ngôn ngữ thiểu số trong Điều 27 cũng không đồng nhất với quyền sử dụng ngôn ngữ trƣớc tòa án nêu ở Điều 14 (3, f). Theo Điều 14 (3, f), không phải bất cứ trƣờng hợp nào cũng cho phép ngƣời bị buộc tội có quyền sử dụng ngôn ngữ họ lựa chọn trong quá trình xét xử, trong khi Điều 27 không giới hạn việc sử dụng ngôn ngữ thiểu số ở trong bất cứ môi trƣờng nào (đoạn 5).
- Bản chất của các quyền đƣợc bảo vệ theo Điều 27 là các quyền cá nhân, và khả năng thực hiện chúng phụ thuộc vào việc các nhóm thiểu số có thể giữ gìn đƣợc nền văn hóa, ngôn ngữ hay tôn giáo của họ hay không. Do vậy, các quốc gia thành viên cũng cần có các biện pháp tích cực, chủ động để bảo vệ bản sắc của các nhóm thiểu số. Khi thực hiện các biện pháp tích cực nhƣ vậy, cần phải tôn trọng quy định ở các Điều 2(1) và Điều 26 và phải bảo đảm mối quan hệ bình đẳng giữa các nhóm thiểu sổ với nhau và giữa các nhóm thiểu số với bộ phận dân cƣ còn lại (đoạn 6).
- Quyền về văn hóa nêu ở Điều 27 thể hiện dƣới nhiều hình thức, bao gồm cả cách sống và đặc biệt liên quan tới cách sử dụng tài nguyên đất, nhất là trong trƣờng hợp áp dụng với những nhóm ngƣời bản địa. Cụ thể, quyền đó có thể bao gồm cả các hoạt động truyền thống nhƣ đánh bắt cá, săn bắn thú rừng và quyền đƣợc sống trong các khu bảo tồn riêng biệt đƣợc luật pháp bảo vệ (đoạn 7).
- Điều 27 đặt ra những trách nhiệm cụ thể đối với các quốc gia thành viên nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển nền văn hóa, tôn giáo và bản sắc của các nhóm thiểu số, qua đó làm phong phú bộ mặt của toàn xã hội. Vì vậy, việc bảo vệ các quyền trong Điều 27 không đƣợc đồng nhất với việc bảo vệ các quyền cá nhân khác nêu ở trong ICCPR (đoạn 9).
2.4. Các nhóm quyền cơ bản của người dân tộc thiểu số được luật quốc tế ghi nhận
Một trong những đặc điểm chung của quyền con ngƣời là mang tính phổ quát (universal). Thể hiện ở chỗ, quyền con ngƣời là những gì bẩm sinh, vốn có của con ngƣời và đƣợc áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn nhƣ về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân... Con ngƣời, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc
những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn đƣợc công nhận là con ngƣời và đƣợc hƣởng những quyền và sự tự do cơ bản.
Tuyên bố Viên và Chƣơng trình hành động (1993) đã viết:
Tất cả các quyền con ngƣời đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau. Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo, các quốc gia, không phân biệt hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, có nghĩa vụ đề cao và bảo vệ tất cả các quyền con ngƣời và các tự do cơ bản.
Nội dung này cũng đƣợc Hiến chƣơng LHQ, UDHR và các văn kiện quan trọng của LHQ khẳng định. Trong ICCPR; ICESCR; CERD; Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ1992... một lần nữa khẳng định lại điều này.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định, phù hợp với tính phổ quát của quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong các văn kiện quan trọng nhất của LHQ, ngƣời DTTS trƣớc hết đƣợc hƣởng tất cả các quyền con ngƣời đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận trên cơ sở bình đẳng, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Họ đƣợc đảm bảo tất cả các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... nhƣ: Quyền sống; quyền hƣởng tự do và an toàn cá nhân; quyền bình đẳng trƣớc pháp luật; quyền có đời sống riêng tƣ; quyền tự do di chuyển và cƣ trú; quyền có quốc tịch; quyền kết hôn và lập gia đình; quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng nhƣ tập thể; quyền về tự do tƣ tƣởng, nhận thức và tôn giáo; quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm; quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa; quyền tham gia quản lý chính quyền; quyền an ninh xã hội; quyền làm việc; quyền nghỉ ngơi và giải trí; quyền đƣợc giáo dục; quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng...
nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng, xuất phát từ những đặc điểm vốn có cũng nhƣ thực trạng trong việc đảm bảo quyền của họ. Luật pháp quốc tế nhấn mạnh những nhóm quyền sau đây của ngƣời DTTS cần đƣợc thúc đẩy và bảo vệ trong phạm vi toàn cầu. Đây là những nhóm quyền cơ bản liên quan chặt chẽ đến ngƣời DTTS, là tiền đề quan trọng để đảm bảo các quyền khác của họ. Đây cũng là những nhóm quyền đã đƣợc quy định trong các văn kiện quốc tế quan trọng của LHQ, đặc biệt là trong các văn kiện chuyên biệt về ngƣời thiểu số nhƣ Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 1992; Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965.
2.4.1. Quyền có quốc tịch, được xác định dân tộc
Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của DTTS luôn gắn liền với một quốc gia có chủ quyền và vai trò quan trọng thuộc về các quốc gia. Do vậy trƣớc hết họ cần có quốc tịch và đƣợc công nhận là DTTS. Quyền có quốc tịch, đƣợc xác định dân tộc là tiền đề quan trọng để đảm bảo mọi quyền khác của ngƣời DTTS.
Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa công dân một nƣớc với quốc gia- nhà nƣớc nơi họ có quốc tịch, đây là quyền thành viên của một quốc gia hay một nhà nƣớc có chủ quyền. "Mọi người đều có quyền có
quốc tịch, không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán". Đó là nội dung đã đƣợc ghi nhận trong Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền 1948.
Xét theo phƣơng diện pháp lý quốc tế hiện đại, quốc tịch là mối liên hệ pháp lý- chính trị bền vững, thƣờng xuyên giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý đƣợc pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Quốc tịch có tính ổn định, thƣờng xuyên và bền vững về thời gian và không gian.
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa Nhà nƣớc và công dân, là cơ sở đế xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi mang quốc tịch của một quốc gia, công dân đƣợc hƣởng các quyền đồng thời phải gánh vác các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc mà mình mang quốc tịch. Ngƣợc lại, các quyền của công dân cũng chính là các nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân lại đồng thời là các quyền của quốc gia đó. Mối quan hệ này đƣợc biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của ngƣời đó đƣợc pháp luật của Nhà nƣớc quy định và bảo đảm thực hiện. Mối liên hệ pháp lý giữa công dân với Nhà nƣớc của ngƣời đã mang quốc tịch có một số đặc điểm nhƣ tính vững bền và ổn định, công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc của mình, đồng thời Nhà nƣớc cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với công dân của mình. Xác định quốc tịch có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trong xã hội, bởi vì quốc tịch là căn cứ, dấu hiệu nói lên sự quy thuộc của một cá nhân về một Nhà nƣớc nhất định.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của quốc tịch, quyền có quốc tịch là quyền mang tính chất tiền đề, cơ sở, không thể thiếu để đảm bảo mọi quyền khác của ngƣời DTTS. Để ghi nhận và đảm bảo quyền của ngƣời DTTS, thì trƣớc hết họ phải đƣợc xác định là công dân của một quốc gia có chủ quyền.
Bên cạnh quyền có quốc tịch, quyền đƣợc xác định thành phần dân tộc là quyền không thể thiếu của ngƣời DTTS. Thế giới nói chung, đã từng tồn tại việc sử dụng 5 tiêu chí để xác định dân tộc: Cùng tiếng mẹ đẻ (có ngôn ngữ
tộc người thống nhất); Cùng một khu vực lãnh thổ (có lãnh thổ tộc người thống nhất); Có nền kinh tế tộc người thống nhất; Có các đặc trưng văn hoá thống nhất/văn hoá tộc người; Có ý thức tự giác tộc người thống nhất [2].
Các nhà Dân tộc học Xô Viết đã dùng bốn tiêu chí để xác định thành phần dân tộc ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết: 1. Cùng cư trú
trên một phạm vi lãnh thổ nhất định; 2. Cùng nói một ngôn ngữ; 3. Có chung các đặc điểm văn hóa; 4. Có cùng ý thức dân tộc hay là tự giác dân tộc [2].
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc rất chú trọng đến vấn đề nguồn gốc và lịch sử của dân tộc trong xác định thành phần dân tộc ở đất nƣớc của mình. Từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định ở nƣớc này có 56 dân tộc, từ đó đến nay không có gì thay đổi. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn kiên trì theo định nghĩa dân tộc của J. V. Stalin: "Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được
hình thành trong lịch sử có chung ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế, cùng chung một tố chất tâm lý biểu hiện trong cùng một văn hóa" [2].
Nhƣ vậy có thể thấy rằng việc xác định quốc tịch cũng nhƣ thành phần dân tộc ở các quốc gia là khác nhau tùy theo quy định pháp luật các nƣớc, tuy nhiên nhìn chung đều dựa vào những căn cứ nhƣ đã phân tích trên đây. Và đây cũng là những quyền quan trọng nhất, mang tính chất tiền đề thúc đẩy và đảm bảo quyền của ngƣời DTTS.
2.4.2. Quyền tham gia quản lý Nhà nước
Theo quy định của ICCPR (Điều 25) thì tất cả mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác đều có quyền và cơ hội để: a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu