Bình đẳng, không phân biệt đối xử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam (Trang 54 - 57)

2.2. Vấn đề có tính nguyên tắc trong việc ghi nhận và đảm bảo

2.2.1. Bình đẳng, không phân biệt đối xử

Có thể thấy rằng tất cả các văn kiện quốc tế quan trọng về nhân quyền, đặc biệt là tại các văn kiện về quyền của nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng, nhóm ngƣời thiểu số đều có quy định trực tiếp về nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử nhƣ là cơ sở tiên quyết đảm bảo quyền con ngƣời nói chung, quyền của nhóm thiểu số nói riêng.

- Điều 2- UDHR nhấn mạnh:

Mọi ngƣời sinh ra đều đƣợc hƣởng tất cả các quyền và tự do nêu trong Tuyên ngôn, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, nòi giống hay các tình trạng khác. Hơn nữa, không đƣợc đặt ra sự phân biệt dựa trên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc tế của quốc gia hoặc lãnh thổ mà một ngƣời tuỳ thuộc vào, dù đó là lãnh thổ độc lập, quản thác, không có hoặc bị hạn chế về thẩm quyền.

- ICCPR tiếp tục khẳng định nguyên tắc này. Khoản 1 Điều 2 của Công ƣớc yêu cầu các quốc gia phải tôn trọng và bảo đảm cho tất cả mọi ngƣời trong lãnh thổ và phạm vi tài phán của mình các quyền đã công nhận trong Công ƣớc mà không có bất cứ sự phân biệt nào nhƣ về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quốc tịch hay thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các yếu tố khác. Điều 26 không chỉ cho phép mọi ngƣời đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật cũng nhƣ đƣợc pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà còn nghiêm cấm bất cứ sự phân biệt đối xử nào theo luật và bảo đảm cho mọi ngƣời đƣợc bảo vệ một cách hiệu quả chống lại mọi sự phân biệt dựa trên bất cứ hình thức nào. Khoản 2 Điều

20 giao trách nhiệm cho các quốc gia nghiêm cấm bằng luật pháp bất cứ hành vi nào tuyên truyền cho hận thù về dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo mà kích động sự phân biệt đối xử.

Tại Bình luận chung số 18 của Ủy ban giám sát thực hiện Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966, Phiên họp thứ 37 (năm 1989) [33] đã nhấn mạnh và làm rõ thêm một số khía cạnh về nguyên tắc không phân biệt đối xử, bình đẳng trƣớc pháp luật: Không phân biệt đối xử, bình đẳng trƣớc pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ bình đẳng đôi khi phải căn cứ vào các điều liên quan đến các quyền con ngƣời cụ thể; các quốc gia phải tự quyết định những biện pháp phù hợp để thực hiện đầy đủ các điều khoản kể trên; Uỷ ban lƣu ý các quốc gia quan tâm tới một thực tế là Công ƣớc yêu cầu các quốc gia thực hiện các biện pháp để đảm bảo các quyền bình đẳng của những ngƣời liên quan, những biện pháp có thể dƣới hình thức lập pháp, hành pháp hoặc các hình thức khác; Uỷ ban lƣu ý rằng Công ƣớc không giải thích thuật ngữ "phân biệt", cũng không chỉ ra sự phân biệt đƣợc cấu thành nhƣ thế nào. Tuy nhiên, Điều 1 của Công ƣớc quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc quy định rằng thuật ngữ “phân biệt chủng tộc" có nghĩa là bất cứ sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hay thiên vị nào dựa trên cơ sở về chủng tộc, màu da, nòi giống, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc mà có mục đích hay có ảnh hƣởng làm vô hiệu hóa hoặc suy giảm việc công nhận và hƣởng thụ trên cơ sở bình đẳng các quyền và tự do cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hay bất cứ lĩnh vực nào khác của đời sống cộng đồng...

- ICESCR cũng khẳng định: Không phân biệt đối xử và bình đẳng là những yếu tố cơ bản của luật nhân quyền quốc tế để có thể thực thi và thụ hƣởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Điều 2(2) Công ƣớc đòi hỏi các quốc gia thành viên “đảm bảo rằng các quyền trong Công ước sẽ được thực

ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị và quan điểm khác, dân tộc, nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh và các tình trạng khác”. Các nguyên tắc không phân biệt

đối xử và bình đẳng đƣợc ghi nhận trong toàn bộ Công ƣớc. Lời mở đầu đã nhấn mạnh về “quyền bình đẳng và không thể tách rời của tất cả mọi người”, và Công ƣớc rõ ràng ghi nhận quyền của “mọi ngƣời” với các quyền trong Công ƣớc, bao gồm quyền làm việc, quyền đƣợc hƣởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, tự do công đoàn, an sinh xã hội, quyền có tiêu chuẩn sống thích đáng, quyền về y tế và giáo dục, quyền tham gia trong đời sống văn hóa.

Bình luận chung số 20 của Ủy ban giám sát thực hiện ICESCR- phiên họp thứ 42 năm 2009 [33]: Không phân biệt đối xử là trách nhiệm xuyên suốt và cần làm ngay trong Công ƣớc; Điều 2 (2) yêu cầu các quốc gia thành viên đảm bảo không có sự phân biệt trong khi thực hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa ghi trong Công ƣớc và nguyên tắc này có thể đƣợc áp dụng cùng với các quyền này. Cần lƣu ý rằng sự phân biệt đối xử bao gồm mọi hình thức phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ƣu đãi hoặc các biện pháp khác biệt trực tiếp hoặc gián tiếp trên nền tảng phân biệt có sự cố ý hoặc gây ra hậu quả vô hiệu hoặc suy yếu sự ghi nhận và thụ hƣởng hoặc thi hành các quyền của Công ƣớc một cách bình đẳng. Điều 2 (2) liệt kê những yếu tố là nền tảng cho sự phân biệt đối xử bị nghiêm cấm, chẳng hạn nhƣ về: “sắc tộc, mầu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, dân tộc, nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh và các tình trạng khác”. Việc bao gồm “tình trạng khác” ngụ ý là danh sách này chƣa kết thúc và những nền tảng khác cũng có thể đƣợc bổ sung trong nhóm này. Các cơ sở của sƣ phân biệt đối xử, Uỷ ban đã thống nhất đƣa ra quan ngại về vấn đề phân biệt đối xử một cách chính thống và trọng yếu về nhiều quyền trong Công ƣớc đối với các dân tộc bản địa và các nhóm thiểu số. Phân biệt đối xử bao gồm nguồn gốc dân tộc của một cá nhân

là không đƣợc phép theo tinh thần của Công ƣớc này cũng nhƣ theo các điều ƣớc khác nhƣ Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Dùng thuật ngữ “chủng tộc” nhƣ trong Công ƣớc hoặc trong Bình luận chung không ngụ ý sự chấp nhận là có sự tồn tại của những chủng tộc ngƣời khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)