Hoàn thiện cơ chế về bảo vệ cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở việt nam và nhật bản (Trang 80 - 83)

3.3. Hƣớng hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty

3.3.2. Hoàn thiện cơ chế về bảo vệ cổ đông

Thực tế cho thấy, các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền và lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông ở nước ta đang diễn ra phổ biến, đáng báo động. Cần hoàn thiện cơ chế bảo vệ những cổ đông này, nhất là cổ đông thiểu số là nhiệm vụ cấp bách của Luật Doanh nghiệp.

Cổ đông là người đã góp vốn vào công ty cổ phần bằng cách mua cổ phần của công ty nên họ có quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần vốn góp của mình. Tuy nhiên, đặc trưng của công ty cổ phần là sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý, có những lúc người quản lý, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các chức danh quản lý khác không hành động vì mục tiêu tối đa hóa của cải cho các cổ đông. Lúc này, các xung đột về lợi ích giữa cổ đông và người quản lý xuất hiện và phần lớn các trường hợp, người bị thiệt hơn cả là các cổ đông mà đặc biệt là các cổ đông thiểu số. Hơn nữa, do quyền của các cổ đông được tính tương ứng với số vốn đã góp vào công ty nên các cổ đông thiểu số càng bị áp đảo bởi các cổ đông kiểm soát với số vốn góp nhiều hơn.

Để bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông thiểu số này, Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi quy định đối với điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng

cổ đông. Nếu trước đây theo Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: cuộc họp ĐHĐCĐ lần thứ nhất được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai là 51%; thì nay theo Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi, điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ lần lượt với các tỷ lệ tương ứng với lần thứ nhất, lần thứ hai là 51%, 33% và lần thứ ba giữ nguyên không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp, không cần tỷ lệ vẫn họp.

Việc quy định tỷ lệ như dự thảo rõ ràng tạo điều kiện cho các cổ đông thiểu số thực hiện quyền tiến hành họp ĐHĐCĐ được dễ dàng hơn vì các cổ đông nhỏ thì sở hữu ít cổ phần nên họ phải phối hợp với nhau để tạo thành nhóm cổ đông đạt tỷ lệ đủ điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ lần thứ hai mà không cần phải chờ đến lần thứ ba.

Song ngược lại đối với quy định tỷ lệ biểu quyết để nghị quyết, quyết định được thông qua đối với một số nội dung tại Điều 144 của Luật Doanh nghiệp 2014 là 65% và 51%; trong khi Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tỷ lệ là 75% và 65%. Như vậy, việc giảm tỷ lệ biểu quyết trong dự thảo đã không thể hiện được mục đích bảo vệ cổ đông nhỏ trước cổ đông lớn bởi chỉ cần một phiếu biểu quyết của cổ đông lớn đã quyết định được việc thông qua hay không thông qua được quyết định của ĐHĐCĐ. Quy định tỷ lệ càng lớn sẽ hạn chế được sự độc đoán, chuyên quyền của các cổ đông lớn, bảo vệ quyền và lợi ích cho các cổ đông thiểu số. Nhưng thực tế có trường hợp một cổ đông sở hữu 15,5% hoàn toàn ngăn cản được việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ vì điều lệ quy định quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được 85% cổ phần có quyền biểu quyết chấp thuận. Nếu quy định tỷ lệ thông qua quyết định, nghị quyết ĐHĐCĐ cao thì vẫn phải tính đến trường hợp cổ đông nhỏ lợi dụng quyền phủ quyết của mình làm cho hoạt động của công ty

đình trệ nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Thậm chí có những công ty mà Nhà nước chỉ nắm 36%, thậm chí 26% đã có quyền phủ quyết các vấn đề quan trọng gây khó khăn cho người điều hành. Hiện nay nhiều công ty niêm yết không triệu tập được do không đủ 65% số cổ phần đến dự họp. Do vậy, để đưa ra một tỷ lệ hợp lý bảo vệ hài hòa quyền và lợi ích cho tất cả các cổ đông công ty là vô cùng cần thiết, cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn giữ quan điểm như khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: thành viên HĐQT có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ, cũng sẽ gây khó khăn trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số. Theo quy định này, thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ nên không cần phải có điều kiện bãi miễn nào, thành viên HĐQT vẫn bị bãi miễn.

Vậy rõ ràng quy tắc bầu dồn phiếu quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 với mục đích là bảo đảm cổ đông thiểu số cũng có thể có cử người của mình tham gia HĐQT nhằm làm cho quản trị điều hành được minh bạch là vô hiệu hóa. Lúc này, cổ đông hay nhóm cổ đông thiểu số phải dồn tất cả phiếu biểu quyết của mình mới cử được một người vào làm thành viên HĐQT nhưng ngay lập tức có thể bị nhóm cổ đông lớn bãi miễn, bất chấp nhóm cổ đông thiểu số phản đối việc bãi miễn này. Cần sửa đổi theo hướng bảo vệ cổ đông thiểu số, việc bãi miễn thành viên HĐQT phải có cơ sở, điều kiện và lý do rõ ràng chứ không cho phép thành viên Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào theo quyết định của ĐHĐCĐ được để tránh tình trạng bãi miễn tùy tiện.

Ngoài việc giải quyết những hạn chế nêu trên, kiến nghị quy định chi tiết hơn về trách nhiệm của người quản lý công ty, tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý khi cần thiết tại Điều 160,

161, 162; tăng cường yêu cầu công khai hóa thông tin kịp thời và đầy đủ đối với công ty cổ phần để tương thích với pháp luật quốc tế tốt, như: điều lệ doanh nghiệp, danh sách thành viên HĐQT, Giám đốc - Tổng giám đốc, thành viên Ban Kiểm soát, cổ đông nước ngoài đối với công ty cổ phần; quy định chi tiết hơn về bổn phận người quản lý công ty, tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý khi cần thiết.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã cụ thể hóa quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự với người quản lý doanh nghiệp. Đây là bước tiến mới hoạt động thực hiện quyền của cổ đông bằng cách tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý khi cần thiết nhằm tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và bảo vệ lợi ích của cổ đông nói chung, nhà đầu tư nói riêng.

Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty. Việc này nhằm giảm áp lực tài chính đối với cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số trong quá trình thực hiện quyền của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở việt nam và nhật bản (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)