2.4.1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
Căn cứ Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014:
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao [24, Điều 157]. Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác” [24] được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây. Đây là bước tư duy cải tiến mới của Luật Doanh nghiệp 2014 nhằm đảm bảo tận dụng tối đa những người có kỹ năng quản lý có thể đảm nhiệm chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng lúc.
Quyền và nhiệm vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:
Căn cứ Khoản 3, Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014:
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị [24, Điều 157, Khoản 3].
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
2.4.2. Giám đốc và ban giám đốc trong công ty cổ phần theo pháp luật Nhật Bản Nhật Bản
Giám đốc được lựa chọn bởi một đại hội cổ đông căn cứ Điều 329 Luật công ty Nhật Bản. Theo Điều 330 Luật công ty Nhật Bản thì: “Giám đốc có nhiệm vụ quản lý kinh doanh công ty cổ phần một cách thận trọng. Mặc dù nhiệm kỳ cho một giám đốc là về nguyên tắc là hai năm”.
Tuy nhiên, điều này có thể được mở rộng đến tối đa là mười năm làm việc tại một công ty theo các quy định trong điều lệ thành lập căn cứ theo Điều 332 Luật công ty Nhật Bản. Những người không đủ điều kiện để trở thành Giám đốc được quy định tại Khoản 1, Điều 331 Luật công ty Nhật Bản.
Giám đốc. Tuy nhiên quyền yêu cầu này có thể bị loại trừ bằng cách cung cấp trong điều lệ thành lập căn cứ theo Khoản 1, Điều 342 Luật công ty Nhật Bản và hầu hết các công ty Nhật Bản trên thực tế đang có một điều khoản trong điều lệ thành lập công ty không bao gồm quyền này. Trong các công ty mà không có một ban giám đốc, Giám đốc, về nguyên tắc có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động và đại diện công ty căn cứ theo các Điều 348 và 349 Luật công ty Nhật Bản. “Thù lao của giám đốc phải theo quy định của điều lệ thành lập hoặc Nghị quyết của Đại hội cổ đông”, căn cứ Điều 361 Luật công ty Nhật Bản.
Giám đốc chịu trách nhiệm về quản lý và điều hành kinh doanh của một công ty cổ phần. Trong Ban giám đốc, ít nhất phải có một giám đốc đại diện của công ty do các thành viên trong ban giám đốc bầu ra. Thông thường Ban giám đốc đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng và sẽ giám sát các giám đốc phụ trách từng phân ban hay từng bộ phận cụ thể theo đúng với điều lệ công ty cũng như các quy chế nội bộ khác. Các giám đốc phải báo cáo lên Hội đồng giám đốc ít nhất là ba tháng một lần về tình hình công việc kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của họ. Các giám đốc còn phải soạn thảo và đệ trình các báo cáo tài chính cuối mỗi tài khóa lên Hội đồng giám đốc để phê chuẩn. Các văn kiện này sẽ được đệ trình lên người kiểm soát viên để kiểm tra và có ý kiến. Sau khi đã hoàn thành những thủ tục trên, các báo cáo về tài chính này (trừ báo cáo tài kinh doanh) sẽ trình bày lên kỳ họp thường lệ, của Đại hội đồng cổ đông để phê chuẩn.
Trong trường hợp công ty cổ phần có quy mô lớn, các báo cáo tài chính nói trên còn phải được trình lên một kiểm chứng viên độc lập để kiểm tra đối chiếu. Nếu người kiểm chứng viên độc lập tuyên bố rằng bảng tổng kết tài sản và bảng giải trình tình hình thu nhập phản ánh trung thực tình trạng tài chính, các kết quả hoạt động theo đúng với luật pháp và điều lệ công ty và người
kiểm chứng viên theo luật định tuyên bố rằng các kết quả kiểm chứng sổ sách do kiểm chứng viên độc lập thực hiện là xác định, khi có bảng tổng kết tài sản và giải trình thu nhập không cần phải qua phê chuẩn tại Đại hội đồng cổ đông nữa mà chỉ cần báo cáo nội dung của nó là đủ. Tuy nhiên, dù là công ty cổ phần lớn, việc phân bổ mức thu nhập được giữ lại hay giải quyết mức thâm hụt dồn tích lại luôn luôn phải có sự phê chuẩn của Đại hội cổ đông.
Mọi công việc điều hành của một công ty cổ phần nằm dưới sự kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, Ban giám đốc và các kiểm soát viên theo luật định. Luật thương mại không quy định vị trí cho các nhà lãnh đạo của công ty. Các vị chủ tịch, phó chủ tịch, tổng giám đốc, các giám đốc điều hành… được bổ nhiệm hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích kinh doanh mà thôi.
Luật thương mại và luật công ty mới đòi hỏi một công ty cổ phần phải có ít nhất ba giám đốc và một kiểm soát viên độc lập theo luật. Những người này được bầu ra qua Đại hội cổ đông. Các giám đốc và kiểm soát viên độc lập không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Nhiệm kỳ đầu tiên của các giám đốc và kiểm soát viên độc lập là hai năm, nhưng có thể ngắn hơn nếu họ không được tín nhiệm. Ngược lại, nếu được tín nhiệm, họ có thể lại được bầu ở những nhiệm kỳ tiếp theo.